03/01/2012 12:00 GMT+7 | V-League
(TT&VH) - Super League 2012 đã chính thức khai mạc, nhưng vấn đề bản quyền truyền hình vẫn là chủ đề cực kỳ nóng bỏng và chưa biết đến khi nào mới được giải quyết triệt để. Tưởng như “cuộc chiến” này đã được hạ nhiệt với việc AVG cùng VTV và một số đài truyền hình khác đạt được thỏa thuận phát sóng Super League 2012, nhưng ngay ở vòng một Super League diễn ra vào cuối tuần qua đã phát sinh diễn biến mới, khi phía AVG tố cáo VTC đã mang xe màu vào sân Ninh Bình để ghi hình phát sóng trận V.NB-TĐCS.ĐT mà không có sự chấp thuận của AVG.
Trong công văn số 01/TTAV-CV do AVG gửi cho Đài truyền hình Kỹ thuật số VTC vào ngày hôm nay, phía AVG cho biết VTC “đã tham gia mua lại bản quyền ghi hình các trận bóng đá của VN từ TTAV”. Trước ngày Super League 2012 khởi tranh, AVG cho hay “dù chưa nhận được bất kỳ đề xuất bằng văn bản nào từ phía VTC, ngày 24/12/2011, chúng tôi đã gửi đề xuất bằng văn bản cho Quý Đài (ở đây là VTC-PV) đưa ra các hình thức hợp tác cụ thể. Cho đến trước ngày 1/1/2012, chúng tôi cũng chưa nhận được bất kỳ phản hồi cũng như ý kiến nào của Quý Đài bằng văn bản”.
Hiện tại, bầu Kiên vẫn bảo vệ luận điểm bản quyền truyền hình Super League (hay tên cũ là V-League) là thuộc về các CLB tham gia giải VĐQG bằng cách trích dẫn Điều 53 Luật Thể dục Thể thao. Tuy nhiên, điều này lại trái ngược với Điều lệ VFF và Quy chế bóng đá chuyên nghiệp 2010 (vẫn còn hiệu lực cho Quy chế bóng đá chuyên nghiệp 2012 chưa được chính thức phê duyệt và ban hành).
Không những thế, nếu chiếu theo khoản 1 Điều 71 về Bản quyền truyền hình trong Điều lệ của AFC thì việc VFF tuyên bố tổ chức xã hội nghề nghiệp này mới là chủ sở hữu đích thực bản quyền hình ảnh các giải bóng đá chuyên nghiệp ở VN hoàn toàn là có cơ sở.
Theo đó, khoản 1 Điều 71 về Bản quyền truyền hình trong Điều lệ của AFC quy định: “AFC và các thành viên của mình có quyền tương ứng với việc là chủ sở hữu thực thụ của tất cả các loại hình bản quyền từ các cuộc thi đấu cũng như các hoạt động khác do AFC điều hành, và không có bất cứ sự giới hạn nào về nội dung, thời gian, địa điểm và luật lệ. Những bản quyền này bao gồm tất cả các loại hình bản quyền tài chính, bản quyền nghe nhìn và phát thanh, bản quyền tái sản xuất và phát sóng, bản quyền đa phương tiện, bản quyền tiếp thị và bản quyền khuyến mại cùng một loạt bản quyền không cụ thể như các biểu trưng và một số bản quyền khác theo luật bản quyền”.
Cũng trong Điều 71 Điều lệ của AFC, khoản 2 đã quy định rõ rằng các thành viên Ban điều hành (hay còn gọi là Ban chấp hành) AFC có quyền quyết định với việc sử dụng hay phân chia các loại hình bản quyền của AFC trong những điều kiện cụ thể. Bởi thế, nếu VFF có tuyên bố rằng tổ chức xã hội nghề nghiệp này hoàn toàn không làm sai luật khi ký hợp đồng truyền hình có thời hạn 20 năm với AVG thì cũng chẳng phải là chuyện “cưỡng từ đoạt lý”, bởi rõ ràng Điều lệ AFC đã quy định rõ như vậy, và VFF đơn giản thì là tổ chức thành viên của AFC.
Trong các sự kiện lớn của AFC từng được tổ chức ở VN trước đây như Asian Cup 2007 hay các vòng loại sân chơi World Cup, Olympic hoặc Asian Cup, AFC thường giao cho một đối tác phụ trách riêng việc bán bản quyền truyền hình (trước đây là WSG) cho các đơn vị truyền hình có nhu cầu, nhưng quyền sở hữu các giải đấu này vẫn là của AFC và WSG chỉ là doanh nghiệp được AFC ủy quyền để làm việc này mà thôi.
H.H
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất