26/03/2022 07:00 GMT+7 | Văn hoá
(Thethaovanhoa.vn) - “Chợ người” có lẽ là đặc sản của Hà Nội khi xuất hiện phổ biến ở Thủ đô từ đầu Đổi mới đến những năm đầu thế kỷ 21.
Là một thành phố lớn vừa bắt đầu mở cửa, nhu cầu lao động phổ thông rất lớn, trong khi lao động khan hiếm, những trung tâm giới thiệu, môi giới việc làm cũng chưa nở rộ như bây giờ, cách người dân các tỉnh xa muốn kiếm việc làm ở Hà Nội là tụ tập ngay ở Giảng Võ, Long Biên hay bất kỳ chỗ nào có thể đứng được để chờ người đến thuê mướn. Họ có thể dọn nhà, khuân vác… hay tất cả những việc gì có thể làm và kiếm được tiền.
Những chợ người phổ biến đến nỗi từ TP.HCM, nhà văn, nhà báo Huỳnh Dũng Nhân phải bay ra Hà Nội để nhập vai và viết phóng sự nổi tiếng Tôi đi bán tôi.
Đây là những phụ nữ người Hưng Yên đang tụ tập ở góc đường Yên Phụ - Thanh Niên, dưới chân khách sạn Sofitel Plaza (nay là khách sạn Pan Pacific) đang ngồi chờ khách đến để được bán sức lao động của mình vào một buổi trưa cuối năm 2002. Họ gồm 7 người, khoảng 40 - 50 tuổi. Đang nói cười vui vẻ, nhưng thấy ống kính, họ đồng loạt quay lưng và bảo: “Đi làm khổ lắm, chụp làm gì”…
Lưu Quang Phổ
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất