28/05/2022 05:46 GMT+7 | Văn hoá
Xem chuyên đề "Chuyện đời sau ống kính" TẠI ĐÂY
Năm 2003 là thời điểm máy ảnh số chuyên nghiệp còn cực kỳ đắt đỏ, báo mạng chưa phát triển như bây giờ, trong máy ảnh film vẫn còn tồn tại và ở các điểm thi đấu người ta vẫn thấy những dàn máy và ống kính khủng của các phóng viên Nguyễn Quang Minh (TTXVN), Dư Hải (báo Thể thao TP.HCM), Hoàng Đình Nam (Hãng tin Pháp AFP)… và ở đâu đó những góc khiêm tốn hơn, có những phóng viên vẫn dùng những máy ảnh film lên cò bằng tay, chụp xong phải tráng film, phóng ảnh để chọn rồi mới lại scan, đăng báo.
Đây là Dư Hải với bộ máy Canon EOS 1D với ống kính L khủng trên sân Lạch Tray ngày 2/12/2003 trước một trận đấu bóng đá nữ. Dư Hải, Hoàng Hùng (báo Sài Gòn giải phóng Thể thao), Quang Thắng, Nguyễn Quang Minh… luôn nổi bật với máy ảnh khủng trên các sân đấu thời ấy.
Bên đường chạy SEA Games 22 ở sân Mỹ Đình ngày 6/12/2003, phóng viên Nguyễn Việt Thanh (báo VietnamNews) đang giới thiệu bộ máy Nikon D1X với các phóng viên Hoàng Hà (TTXVN) và Viết Thành (báo Hà Nội mới). Nguyễn Việt Thanh chả có gì ngoài điều kiện, nên riêng cái thân máy anh đang cầm cũng đã có giá khoảng 6.000 USD vào thời điểm ấy.
Còn đây là một người mà bất cứ ai chụp ảnh thể thao ở Việt Nam cũng biết tên, đó là nhà báo Phan Sang, lúc này ông đang chụp ảnh ở sàn đấu wushu ngày 6/12/2003 tại Nhà thi đấu Trịnh Hoài Đức, Hà Nội.
Nguyên phóng viên báo Thể thao Việt Nam đã nghỉ hưu, ông vẫn có mặt ở các sự kiện trong SEA Games 22 và cần mẫn tác nghiệp bằng một chiếc máy ảnh cơ khí lên film tay hiệu Canon ra đời từ năm 1971, với một ống kính tele lấy nét tay cũng có niên đại tương tự. Cần biết rằng ảnh thế thao của lão tướng Phan Sang đã rải khắp các báo giấy những năm 1980 và 1990 bằng những chiếc máy cơ như thế. Và ông vẫn chung thủy với chiếc máy ảnh film cho đến cuối đời…
Lưu Quang Phổ
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất