(TT&VH Cuối tuần) - Festival nghệ thuật trình diễn quốc tế Nippon lần thứ 17 (the 17th Nippon International Performance Art Festival - NIPAF) vừa kết thúc tại ba thành phố lớn của Nhật Bản là Tokyo, Osaka và Nagano. Đại diện duy nhất của Việt Nam tại sự kiện mỹ thuật lớn trong khu vực này là Vũ Đức Toàn. Tốt nghiệp khoa Lịch sử và Lý luận phê bình mỹ thuật, ĐH Mỹ thuật Việt Nam năm 2007 nhưng được biết đến nhiều hơn trong giới mỹ thuật với tư cách là một nghệ sĩ của nghệ thuật trình diễn.
Vũ Đức Toàn trình diễn Tác phẩm ở Tokyo số 2
Trở về từ NIPAF, Toàn cho biết:
- NIPAF năm nay là một tour từ Tokyo đến Osaka và Nagano. Hầu hết các tác phẩm đều được diễn ra trong không gian nhà hát hoặc khán phòng nhỏ, có chừng dăm sáu chục ghế ngồi. Các nghệ sĩ thường trình diễn trên một sân khấu chính. Tuy nhiên, ai thích chọn cách thức thể hiện nào trong không gian đó cũng được. Vì vậy, có khi, tôi trình diễn ở điểm cuối của một hành lang bên ngoài khán phòng, hoặc có nghệ sĩ khác lại trình diễn xen lẫn với khán giả... Còn có lần, cả đoàn lên một ngôi nhà cách biệt trên đỉnh núi, không có nhiều vật dụng hiện đại, không có cả sóng viễn thông hay dịch vụ internet, chỉ có thiên nhiên.
* Với những giới hạn không gian như vậy, có tác phẩm nào của anh bị “khớp” không?
- Cũng có, tuy nhiên, cái này không hẳn do giới hạn không gian mà còn do sự khác nhau về điều kiện xã hội chung hoặc do phản ứng chưa nhạy bén của bản thân tôi nữa. Tôi đã chuẩn bị từ Việt Nam một số thiết bị điện, song sang đến nơi mới biết, nước Nhật chỉ dùng điện 110v nên... thua. Hay như khi trình diễn trên núi, mỗi nghệ sĩ chỉ có một thời gian rất ngắn để chuẩn bị, riêng tôi phải đổi ý tưởng tác phẩm đến 3 lần khiến trợ lý nghệ sĩ của đoàn cũng phải sốt ruột, vì các ý tưởng ban đầu đều viện đến những sản phẩm của công nghệ hiện đại theo một thói quen tư duy thông thường, như điện thoại di động chẳng hạn, mà quên mất là ở trên núi không có sóng viễn thông...
* Anh có thể mô tả chút về tác phẩm anh trình diễn tại NIPAF lần này không?
- Tôi làm 1 serie liên quan đến nước, đều chung một cái tên là: Phụ lục của bản trường ca về nước (Appendix of an Epic on Water), đánh số thứ tự. Tác phẩm ở Tokyo (số 2), tôi làm với một con cá chép. Tôi mặc một bộ quần áo ướt sũng, hai tay quặt về phía sau cầm một con cá chép còn sống thoi thóp và từ từ tiến lên sân khấu. Tôi cũng từ từ và trịnh trọng đặt con cá lên một cái bục, rồi dùng một cái cưa kim hoàn (cưa được đặt riêng, cỡ to) lưỡi cưa sắc nhưng rất mảnh, tiếp xúc với con cá. Tôi muốn mọi thao tác và hành vi ở đây như mang tính nghi thức, bắt đầu cưa đầu cá theo một nhịp đều đều rất tỉ mỉ và chậm rãi với một trạng thái trơ như không có ý thức về cảm xúc... Khán phòng im lặng, tiếng răng cưa ghì vào xương cá nghe rõ mồn một. Tuy nhiên, khi cưa đến nửa đường thì cái lưỡi cưa do va chạm nhiều với xương cá nên bị đứt, kêu “păng” một tiếng. Cả khán phòng vẫn im phắc...
* Đó là sự cố hay là sự chuẩn bị trước của anh cho tác phẩm?
- Hoàn toàn là một sự cố không được tính trước. Ý định của tôi muốn khán phòng nín lặng trong căng thẳng cho đến khí cái đầu cá bị đứt lìa…
* Hẳn là anh bị bất ngờ?
- Vâng, cái sự bất ngờ trong tích tắc đó đã cho tôi rất nhiều cảm xúc. Tôi lặng lẽ buông cái cưa xuống, nâng con cá đặt lên một cái khăn mùi xoa, gói ghém cẩn thận, để lại nó trên bục, rồi lui dần vào cánh gà...
* Còn công chúng có mặt ở đó?
- Họ lặng phắc cho đến khi tôi lui vào hậu trường, mới đồng loạt à lên, vỗ tay như thể thở phào nhẹ nhõm... Tôi nghĩ là họ đã ở trong một trạng thái im lặng cùng nhiều cảm giác khác nhau trong suốt thời gian theo dõi tôi và con cá... Một vài nghệ sĩ và khán giả bảo tôi: “Tác phẩm của bạn gây ra cảm giác khiến tôi nổi da gà”, “Hình như tác phẩm của bạn nói đến sự ghê tởm và sự ăn năn nào đó, tôi có nhầm không?”... Tôi chỉ biết cảm ơn họ, như vậy là quá đủ với tôi...
* Còn với bản thân anh, điều gì khiến anh ấn tượng nhất ở NIPAF?
- Có lẽ, đó là tinh thần nghiêm túc của nghệ sĩ khi làm tác phẩm, bất cứ thuộc thể loại nào. Họ thực hiện tác phẩm chứ không coi tác phẩm như một công cụ để khoe khoang bản thân. Tôi đã rất bất ngờ và khâm phục khi biết rằng, không ít nghệ sĩ Nhật Bản tham gia NIPAF chính là những nhân viên chạy bàn, phát tờ rơi hay làm một công việc lao động phổ thông mà không qua một trường đào tạo chính quy về nghệ thuật... Họ làm việc cật lực hàng ngày để kiếm tiền và dành dụm cho những đợt nghỉ phép để tham gia các festival nghệ thuật trình diễn trong nước hoặc quốc tế. Tôi nghĩ, họ là những nghệ sĩ chuyên nghiệp. Trong khi ở Việt Nam mình, hình như “nghệ sĩ chuyên nghiệp” lại được quan niệm rất khác...
Mặc dù phòng vé Bắc Mỹ chứng kiến sự suy giảm doanh thu trong tuần Siêu Cúp bóng bầu dục NFL, nhưng "Dog Man" đã chứng minh sức hút vượt trội của mình khi tiếp tục đứng đầu danh sách các bộ phim ăn khách nhất Bắc Mỹ, bất chấp sự ảnh hưởng từ sự kiện thể thao lớn nhất năm ở nước Mỹ.
Rivas Gonzalez Rodrigo mở tài khoản cho Bình Định trong lần đón tiếp SHB Đà Nẵng trên sân Quy Nhơn, nhưng Cassio Fernando Scheid lại là người kết thúc trận đấu để đem lại chiến thắng đầu tay ở mùa giải năm nay cho đội khách.
Sau khi đăng quang Miss International 2024 vào tháng 11 năm ngoái, Huỳnh Thị Thanh Thủy không chỉ ghi dấu ấn với sắc đẹp mà còn khiến công chúng trầm trồ bởi phong cách thời trang ngày càng xuất sắc.
Trần Tiểu Vy, Hoa hậu Việt Nam 2018, đang thu hút sự chú ý khi chuyển hướng sang lĩnh vực điện ảnh. Sở hữu vẻ đẹp "ngàn năm có một" với nét mặt sắc sảo và vóc dáng chuẩn, Tiểu Vy nhanh chóng trở thành một trong những hoa hậu nổi bật nhất trong làng giải trí Việt.
Những ngày cận kề Tết Nguyên tiêu, tại nhiều tỉnh, thành đã tổ chức Ngày Thơ Việt Nam với nhiều hoạt động sôi nổi, tôn vinh và khẳng định giá trị của thơ ca Việt Nam.
Những tiền đạo đáng chú ý của bóng đá Việt Nam đang thể hiện phong độ trái ngược ở V-League cũng như giải hạng nhất. Công Phượng khiến CĐV Bình Phước lo lắng vì chấn thương dài hạn còn Văn Quyết và Tiến Linh thì chứng tỏ đẳng cấp "gánh team".
Hồ Quỳnh Hương vừa công bố những nhá hàng đặc biệt từ dự án âm nhạc đầu năm 2025: "Thanh âm trái tim". Video ngắn đủ để khiến không chỉ người hâm mộ nữ nghệ sĩ tài hoa thích thú mà đến cộng đồng fan beauty queen Việt Nam cũng phải bấn loạn.
Chính quyền thành phố Seoul của Hàn Quốc có kế hoạch trao tặng 1 triệu won (685 USD) cho các cặp đôi mới cưới và đăng ký kết hôn tại thành phố này trong năm nay, nhằm thúc đẩy hơn nữa tỷ lệ sinh đang phục hồi của thành phố.
Thống kê từ Bộ Y tế cho thấy: Từ đầu năm 2025 đến nay, nước ta ghi nhận 912 trường hợp mắc cúm mùa, chưa ghi nhận trường hợp nào tử vong; số ca mắc giảm 97,4% so với cùng kỳ năm 2024 (34.442 ca).
Giải pickleball vô địch quốc gia lần đầu tiên sẽ diễn ra tại Bà Rịa - Vũng Tàu từ ngày 4 đến 9-3 với tổng giá trị giải thưởng gần 400 triệu đồng. Sự kiện này hứa hẹn sẽ là sân chơi hấp dẫn, quốc gia dành cho các tay vợt pickleball chuyên nghiệp và phong trào.
"Đèn âm hồn" vừa lập kỷ lục top 1 BXH doanh thu phòng vé ngay ngày đầu công chiếu. Bên cạnh đó, nam chính Phú Thịnh cũng được chú ý với vẻ ngoài cuốn hút.
Ở tuổi 96, cụ Nguyễn Thị Huynh (hay còn gọi là cụ Tứ) vẫn duy trì thói quen tập luyện thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày. Câu chuyện về cụ không chỉ khiến con cháu mà cả cộng đồng mạng phải thán phục vì sự dẻo dai, tinh thần minh mẫn và niềm đam mê vận động không ngừng nghỉ.
Màn biểu diễn giữa giờ (Halftime Show) tại Super Bowl của Kendrick Lamar đã mang đến một bất ngờ lớn cho khán giả cũng như người hâm mộ trên toàn thế giới với sự kết hợp cùng huyền thoại tennis.
Rạng sáng 10/2, chùa Vẽ - ngôi chùa 300 tuổi thuộc phường Thọ Xương, thành phố Bắc Giang (tỉnh Bắc Giang) bất ngờ bốc cháy. Gian tiền đường với hậu cung bị thiêu rụi.