17/08/2015 06:36 GMT+7 | Trong nước
(Thethaovanhoa.vn) - Indonesia đã tìm thấy xác máy bay ATR 42 -300, nhưng chưa rõ số phận của 54 người trên máy bay, trong đó có 6 trẻ em và 5 thành viên phi hành đoàn. Điều đáng nói là chiếc máy bay gặp nạn đã được sử dụng khoảng 30 năm.
ATR 42 là loại máy bay hai động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt tầm ngắn, được công ty ATR chế tạo. Số 42 trong tên gọi cho thấy số lượng chỗ ngồi tiêu chuẩn trên máy bay, dao động từ 40 - 52 chỗ.
Mẫu ATR 42–300 được thông báo ra mắt vào năm 1981, có chuyến bay đầu tiên vào ngày 16/8/1984. Nó được cấp phép hoạt động trong tháng 9/1985 và có chuyến bay chở khách đầu tiên vào tháng 12 năm đó cùng hãng Air Littoral của Pháp.
Phiên bản hiện đang được sản xuất là ATR 42-500. Đây là mẫu máy bay thế hệ mới, được trang bị các động cơ mới, cánh quạt mới, cải thiện cả khả năng chở hàng lẫn chở khách. Tính tới tháng 12/2012, đã có 422 chiếc ATR 42 được bàn giao cho các hãng hàng không trên khắp thế giới.
Từ khi đi vào hoạt động, đã có 23 vụ tai nạn gây hư hỏng hoàn toàn máy bay ATR 42.
Trong ngày 15/10/1987, chiếc ATR 42-300 của hãng Aero Trasporti Italiani (ATI) đã rơi xuống vùng Conca di Crezzo, Italy khi đang bay tới Cologne, Đức, làm toàn bộ 37 người trên máy bay thiệt mạng.
Ngày 21/8/1994, máy bay số hiệu 630 của hãng Royal Air Maroc (Maroc) đã đâm thẳng vào núi Atlas, khiến 44 người thiệt mạng. Có tin nói phi công cố tình ngắt hệ thống bay tự động và khiến máy bay gặp nạn.
Ngày 30/7/1997, một chiếc ATR 42–500 số hiệu 701 của hãng Air Littoral đã chạy quá đường băng ở sân bay Peretola, sau khi tới đây từ sân bay Côte d'Azur. Một thành viên phi hành đoàn đã thiệt mạng và chiếc máy bay bị đưa khỏi trang bị sau tai nạn.
Ngày 11/10/1999, một cơ trưởng của hãng Air Botswana đã lên chiếc ATR 42–320 tại sân bay Gaborone và cất cánh. Sau khi đã ở trên trời, ông này dùng radio liên lạc với đài không lưu, yêu cầu gặp Tổng thống Botswana Festus Mogae và tổng giám đốc hãng Air Botswana. Khi đài không lưu thuyết phục viên phi công hạ cánh, ông này đã dọa sẽ đâm thẳng vào các máy bay khác đang đậu tại sân bay. Cuối cùng, sau khi bay trên trời trong khoảng 2 giờ và lượn vòng tổng cộng 2 lần, viên phi công đã đâm xuống đất với tốc độ 320km/h, trúng vào 2 máy bay ATR-42 khác của hãng. Ông ta thiệt mạng, nhưng không có ai thươn gvong. Có tin nói ông ta đã bị đình chỉ bay do các lý do sức khỏe.
Ngày 12/11/1999, chiếc ATR42-312 của hãng Si Fly đã đâm vào một ngọn đồi gần vùng Mitrovica ở Serbia làm 24 người chết.
Ngày 11/10/2000, chiếc ATR 42-500 của hãng ACES Colombia bị phá hủy khi nó va chạm với chiếc Boeing 727 của cùng hãng hàng không này, lúc đang di chuyển ra đường băng tại sân bay El Dorado, Colombia. Không có thương vong trong vụ này.
Ngày 14/9/2002, chiếc ATR 42-312 của hãng Total Linhas Aéreas đã bị rơi gần Paranapanema, Brazil. Phi hành đoàn gồm 2 người đã thiệt mạng.
Ngày 21/2/2008, chiếc ATR 42 số hiệu 518 của hãng Santa Barbara Airlines đâm vào núi Andes gần Mérida, Venezuela. Toàn bộ 43 hành khách và phi hành đoàn 3 người đã thiệt mạng.
Ngày 8/5/2008, 2 chiếc ATR 42-320 đang đậu trên mặt đất ở sân bay Piedmont Triad International (Mỹ) đã bị phá hủy do vòi rồng tấn công nơi này.
Ngày 27/1/2009, một chiếc ATR 42 chở hàng của hãng Empire Airlines đã hạ cánh hụt đường băng ở sân bay Fort Worth Alliance và hư hỏng hoàn toàn. 2 phi công lái chiếc máy bay chỉ bị thương nhẹ.
Ngày 11/2/2010, chiếc ATR 42 của hãng Trigana Air Service bị buộc phải hạ cánh trên ruộng ở Bone, Indonesia. 2 người đã bị thương nặng.
Ngày 13/9/2010, máy bay ATR của hãng Conviasa rơi cách sân bay Manuel Carlos Piar Guayana của Venezuela vài cây số. Trong số 51 người đi trên máy bay, có 34 người sống sót và 17 người mất mạng.
Ngày 9/6/2012, máy bay ATR 42 của hãng Czech Airlines, đã bị thiêu trụi khi đang đỗ ở sân bay Ruzyně, Prague. Không có ai bị thương trong vụ việc.
Ngày 19/10/2013, chiếc ATR 42-300 của hãng Air Niugini bị cháy động cơ khi đang chạy đà trên đường băng để cất cánh rời khỏi sân bay Madang, Papua New Guinea. Máy bay đã chạy quá sân bay và lao vào một mương nước. 3 thành viên phi hành đoàn chỉ bị thương, nhưng chiếc ATR thì hư hỏng hoàn toàn.
Ngày 16/8/2015, chiếc ATR 42-300 của hãng Trigana Air bị rơi tại Oksibil, Indonesia.
V.L
Tổng hợp
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất