Daniel Alves & những người Brazil ở Nou Camp: Ranh giới mong manh

21/07/2008 13:26 GMT+7 | Hành tinh bóng đá

(TT&VH Online) - Họ đến, và được chào đón trong sự kỳ vọng to lớn. Họ mang tới niềm vui, những chiến thắng, danh hiệu và những màn trình diễn mãn nhãn. Rồi trong cay đắng, họ ra đi như những tội đồ.
 
Dường như, đó là con đường duy nhất mà số phận đã định sẵn cho những người Brazil ở Nou Camp, mà những gì vừa xảy ra với Ronaldinho chỉ là ví dụ mới nhất trong rất nhiều những ví dụ. Cũng xuất hiện một cách không hề thiếu ồn ào, liệu Daniel Alves, người Brazil thứ 20 ở Nou Camp, có tránh được vết xe đổ mà những người đồng hương của anh bỏ lại?
 

Có một chi tiết thú vị, là cả 2 người Brazil ở Nou Camp lúc này đều là những hậu vệ biên: Daniel Alves đảm nhận biên phải, còn Sylvinho quản lý hành lang đối diện. So với Alves, Sylvinho được biết tới sớm hơn cả chục năm, nhưng về tài năng và độ nổi tiếng, Alves vẫn được đánh giá cao hơn một bậc. Tuy nhiên, Alves vẫn có thể tìm thấy ở Sylvinho rất nhiều điều để mà học hỏi, đặc biệt là cái cách mà hậu vệ 34 tuổi này tồn tại qua bao sóng gió Nou Camp. Mùa giải tới, Sylvinho sẽ kỷ niệm năm thứ 5 chơi bóng cho Barca. Khi ấy, ở tuổi 35, cựu cầu thủ của Arsenal và Celta Vigo hoàn toàn có thể nghĩ đến chuyện treo giày. Treo giày ở Nou Camp, không phải ai cũng có được cái may mắn ấy.

Người ta cho là một nghịch lý sự "trường tồn" của Sylvinho. Tại sao Barca lại chấp nhận giữ, thậm chí mùa trước còn chủ động gia hạn hợp đồng, một cầu thủ mà xét về vai trò, là mờ nhạt nhất trong số những người Brazil của họ? Trong 4 năm qua, Sylvinho chưa một lần thoát khỏi kiếp dự bị ở Nou Camp, hết làm phó cho Van Bronckhorst rồi lại đến làm phụ cho Eric Abidal. Trong khi đó, những người Brazil đình đám khác cũng có mặt ở Nou Camp trong cùng thời điểm với Sylvinho, từ Ronaldinho, Deco (gốc Brazil), Edmilson, Belletti cho tới Motta, thì đều đã lần lượt bị "quét sạch".

Thực chất, chẳng có gì gọi là nghịch lý ở đây cả, nếu bạn đặt mình vào "môi trường" Barca. Ở đó, người ta không bao giờ chấp nhận chuyện một cầu thủ "dám" nổi bật hơn đội bóng, dám đặt quyền lợi của cá nhân cao hơn quyền lợi của tập thể. Chính cuộc sống yên bình, không scandal ở ngoài sân cùng thái độ âm thầm và có đôi chút cam chịu trên băng ghế dự bị đã giúp Sylvinho thoát được hết đợt thanh lọc này tới đợt thanh lọc khác. Nhưng Sylvinho là trường hợp hiếm có trong giới cầu thủ Brazil, những kẻ mà với tài năng và cá tính của mình, luôn muốn và luôn là những người nổi bật và ồn ào nhất. Và đó cũng chính là lý do giải thích tại sao, những người Brazil chưa bao giờ có cái kết đẹp cùng Barca.

Ngoài Alves và Sylvinho, đã có tổng cộng 18 cầu thủ Brazil từng chơi bóng ở Liga trong màu áo Barca, và chẳng ai trong số 18 người ấy rời Nou Camp trong thế ngẩng cao đầu. Người đầu tiên, Da Silva, phải ra đi chỉ sau 2 mùa vì "quá lười biếng" (dù ông góp công không nhỏ trong chiến tích đoạt 2 Liga liên tiếp của Barca). Evaristo, một trong những người nổi bật nhất, trở thành kẻ đáng nguyền rủa khi chuyển sang khoác áo Real Madrid sau 5 năm chơi cho Barca. Romario, Vua phá lưới Liga mùa 93-94, bị tống đi chỉ sau 2 mùa vì bị bắt gặp "lang thang trong các hộp đêm". Rivaldo không được gia hạn hợp đồng chỉ vì yêu cầu được chơi ở trung tâm thay vì cánh trái, còn Ronaldo được bán cho Inter ngay sau mùa giải đầu tiên vì yêu cầu tăng lương của anh bị cho là "phi lý", dù mùa đó, anh ghi tới 45 bàn (49 trận) cho Barca. Và bây giờ là Ronaldinho.

Ở Sevilla, Alves được đánh giá là mẫu cầu thủ cực chuyên nghiệp trên sân và rất lý tưởng ở ngoài đời. 5 năm qua, anh chưa một lần đi tập muộn, không bao giờ bị bắt gặp la cà trong các hộp đêm, chưa từng dính vào bất kỳ scandal tình ái nào. Cộng với những đóng góp to lớn cho Sevilla, Alves được xem là biểu tượng của CLB này, và vẫn rất được yêu mến kể cả khi đã công khai ý định ra đi với Chủ tịch Del Nido. Chắc chắn là các cule cũng sẽ sớm bị thuyết phục bởi tài năng và sự chuyên nghiệp của cầu thủ này. Tuy nhiên, để tồn tại được ở Nou Camp, thì thế vẫn là chưa đủ. Nhiều khi, quá giỏi hoặc quá được yêu mến cũng là một cái tội.

 
CLB Barcileiro

Rivaldo 5 mùa, từ 1997 242 trận, 133 bàn

Ronaldinho 5 mùa, từ 2003 204 trận, 93 bàn

Deco 4 mùa, từ 2004 157 trận, 20 bàn

Evaristo 5 mùa, từ 1957 151 trận, 101 bàn

Motta 6 mùa, từ 2001 145 trận, 10 bàn

Belletti 3 mùa, từ 2004 102 trận, 5 bàn

Sylvinho Từ 2004 97 trận, 2 bàn

Edmilson 4 mùa, từ 2004 96 trận, 0 bàn

Giovanni 3 mùa, từ 1996 92 trận, 28 bàn

Romario 2 mùa, từ 1993 65 trận, 39 bàn

Anderson 2 mùa, từ 1997 60 trận, 22 bàn

Ronaldo 1 mùa, 1996 49 trận, 45 bàn

Rochemback (2 mùa, 2001), Geovanni (2, 2001), Aloisio (2, 1988)

Roberto (1, 1980), Bio (2, 1978), Marino Marinho (2, 1974), Da Silva (2, 1948).
 
Người Brazil vẫn còn, nhưng người Hà Lan thì đã kiệt

Sự xuất hiện của Daniel Alves đã giúp cho những cầu thủ người Brazil trở thành cộng đồng người nước ngoài lớn nhất trong lịch sử Barca, vượt qua cộng đồng Hà Lan (20 so với 19). Điều trùng hợp là mùa giải này, lần đầu tiên kể từ mùa 1996-97 (thời Bobby Robson), những người Hà Lan hoàn toàn vắng bóng ở sân Nou Camp sau sự ra đi của HLV Rijkaard và trợ lý Neeskens.

Ngược dòng lịch sử, kể từ khi Johan Cruyff đến sân Nou Camp năm 1973, những người Hà Lan luôn đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong những thành công của Barca. Tổng cộng đã từng có 19 cầu thủ Hà Lan khoác áo Barca, chưa kể 11 người ngồi trên băng ghế huấn luyện (gồm cả các trợ lý). Thậm chí, ở mùa 1997-98, Barca còn có tới 8 “bông hoa tulip” trong đội hình khi HLV Van Gaal thi hành chính sách Hà Lan hóa ở sân Nou Camp. Chính Chủ tịch Laporta đã từng nói “trong chúng ta có gene của những người Hà Lan”, và vì thế, khi mới đắc cử chức Chủ tịch năm 1993, ông đã mời Rijkaard về làm HLV, và thành công của Barca trong kỷ nguyên Laporta cũng chỉ thực sự bắt đầu khi họ mượn tiền vệ Edgar Davids từ Juventus năm 2004.

Tuy nhiên, sau thất bại ở mùa trước dẫn đến sự ra đi của Rijkaard thì vận số của những người Hà Lan ở Barca cũng đã chấm dứt. Tân HLV Guardiola từng là một trong những nạn nhân của chính sách Hà Lan hóa dưới thời Van Gaal. Vì lẽ đó, dường như Pep cũng không mặn mà lắm với những cầu thủ đến từ vùng đất thấp khi lên làm HLV.
 
* 19 cầu thủ Hà Lan từng khoác áo Barca

Johan Cruyff --1973-78 Johan Cruyff - 1973-78

Johan Neeskens --1974-79 Johan Neeskens - 1974-79

Gert Bals --1973 Gert Bals - 1973

Danny Muller --1988-89 Danny Muller - 1988-89

Ronald Koeman-- 1989-95 Ronald Koeman - 1989-95

Richard Witschge --1991-93 Richard Witschge - 1991-93

Jordi Cruyff --1994-96 Jordi Cruyff - 1994-96

Michael Reiziger --1997-04 Michael Reiziger - 1997-04

Ruud Hesp --1997-00 Ruud Hesp - 1997-00

Winston Bogarde --1997-00 Winston Bogarde - 1997-00

Patrick Kluivert --1998-04 Patrick Kluivert - 1998-04

Frank de Boer --1998-03 Frank de Boer - 1998-03

Boudewijn Zenden --1998-01 Boudewijn Zenden - 1998-01

Ronald de Boer --1998-00 Ronald de Boer - 1998-00

Philip Cocu --1998-04 Philip Cocu - 1998-04

Marc Overmars --2000-04 Marc Overmars - 2000-04

Edgar Davids --ene.-jun. Edgar Davids - 2004

Mark van Bommel --2005-06 Mark van Bommel - 2005-06

Giovanni van Bronckhorst --2003-07 van Bronckhorst - 2003-07

* LOS 11 TÉCNICOS * 11 HLV

Rinus Michels --1971-75; 1976-78 Rinus Michels - 1971-75, 1976-78

Johan Cruyff --1988-96 Johan Cruyff - 1988-96

Tonny Bruins-Slot (asistente) --dic. Tonny Bruins Slot - (trợ lý) - 1988-96

Louis van Gaal --1997-00; 2002-ene. Louis van Gaal - 1997-00, 2002-2003

Frans Hoek (entrenador porteros)--1997-03 Frans Hoek (HLV thủ môn) - 1997-03

Gerard van der Lem (asistente)--1997-99 Gerard van der Lem (trợ lý) - 1997-99

Ronald Koeman (asistente) --1998-00 Ronald Koeman (trợ lý) - 1998-00

Andries Jonker (asistente)--2002-enero 2003 Andries Jonker (trợ lý) - 2002-2003

Frank Rijkaard --2003-08 Frank Rijkaard - 2003-08

Henk ten Cate (asistente) --2003-06 Henk ten Cate (trợ lý) - 2003-06

Johan Neeskens (asistente) --2007-08 Johan Neeskens (trợ lý) - 2007-08
 
 

 
Việt Cường

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm
90 tv soi kèo hôm nay Keonhacai1 90ph tv bong da tv Gái Xinh mitomtv mitom link