25/03/2011 11:51 GMT+7 | Các ĐTQG
(TT&VH) - 1. Bóng đá Thái Lan từng cứng nhắc trong việc giữ thầy nội để phát triển bóng đá. Họ có Songamsak, có Chatchai, có Chanvit… những người từng dẫn dắt bóng đá trẻ rồi lên làm HLV đội tuyển và mang về biết bao ngôi vị vô địch Đông Nam Á ở cả SEA Games lẫn Tiger Cup.
Cho đến lúc bóng đá Thái bắt đầu nghĩ xa hơn quanh việc chỉ đứng đầu ở cái vùng trũng Đông Nam Á. Họ mời thầy Anh rồi sang đến thầy Brazil và lại trở về với thầy Anh… Những ông thầy mà bóng đá Thái không bận tập lắm với việc mất cúp vàng khu vực mà quan tâm nhiều đến giải châu Á, đến Asian Cup hay Asian Games nơi mà bóng đá Thái Lan thi thố với các đối thủ lớn.
Đến giờ, dù mất cả HCV SEA Games lẫn Cúp vàng AFF nhưng bóng đá Thái vẫn kiên trì với việc chọn thầy Anh để đi trọn lộ trình xa hơn hai cái giải đến hẹn lại lên với năm lẻ đá SEA Games và năm chẵn chơi AFF Cup.
2. Bóng đá Malaysia thì đi ngược với bóng đá Thái. Họ chọn thầy ngoại cho đội tuyển sớm hơn Việt Nam và sớm hơn Thái Lan nhưng không thu hoạch được gì tốt. Cuối cùng thì những nhà làm bóng đá Malaysia đổi mới lại chọn khuynh hướng dùng HLV nội dẫn dắt đội tuyển. Họ kiên trì với các HLV nhà và chấp nhận những thất bại nhưng có hướng ra. Họ xác định phải trẻ hóa, phải làm mới từ những ông thầy nội tích lũy chất xám ngoại.
Sau khi ông Calisto ra đi, VFF đang rối về chuyện chọn HLV đội tuyển |
Không lâu sau cuộc đổi mới đấy thì bóng đá Malaysia có hai thu hoạch liên tiếp. Đội U23 vô địch SEA Games năm 2009 rồi một năm sau cũng cái thành phần trẻ hơn đấy họ lại lên ngôi vô địch AFF Cup 2010. Đến giờ thì cả Đông Nam Á nhắc đến thế hệ trẻ của Malaysia và đến ông thầy có gương mặt khắc khổ: Rajagobal.
Mọi người nói nhiều đến việc ông Rajagobal là HLV nội địa duy nhất đánh bại ba ông thầy ngoại của ba đội bóng Việt Nam, Indonesia, Philippines ở bán kết bằng một lối chơi thông minh, đến bộ óc chiến lược của nhà cầm quân.
Bây giờ thì bóng đá Malaysia đã có của ăn của để với lứa trẻ có thể chơi 2 SEA Games nữa mà vẫn chưa sợ già cùng một cái nền do các HLV nội dẫn dắt.
3. Bóng đá Việt Nam sau khi ông Calisto bỏ của chạy lấy người đã xoay như chong chóng trong việc tìm thầy. Danh sách thầy ngoại nghe rất dữ dù mức khống chế tiền lương là 24.000 USD/tháng. Cũng không chắc đấy là danh sách thật bởi Hội đồng HLV đưa gì thì báo chí ăn nấy kiểu như đưa Stoichkov đi xin việc tại Việt Nam mà không ai kiểm chứng được.
Mới đây cũng xôn xao cái giá 10.000 USD/tháng mà VFF sẵn sàng trả lương cho HLV nội. Cái giá đấy nếu thực hiện thì sẽ là kỷ lục nhưng bây giờ nhìn vào danh sách HLV thuộc “biên chế” VFF thì rõ ràng là số 0. Ở Thái, ở Mã hay ở Sing, các HLV nội đều thuộc “biên chế” LĐBĐ quốc gia còn ở ta thầy nội giờ điểm mặt thì đều là người của các CLB.
Cái giá 10.000 USD như một thách thức mời gọi các HLV chuyển biên chế về làm người nhà VFF dẫn dắt đội tuyển, thực chất mới chỉ là lời ông Chủ tịch VFF chứ vẫn nằm ngoài suy nghĩ của Hội đồng HLV vốn đang chăm chăm vào thầy ngoại.
Lại thêm một thách thức nữa đó là ta đang chọn thầy thế chỗ hơn là chọn người để theo lộ trình và chiến lược.
Nói như người trong cuộc là tìm thầy chỉ để ứng với nhiệm kỳ này và như thế là đội tuyển và đội Olympic vẫn nhảy từng bước năm lẻ đá SEA Games, năm chẵn đá AFF Cup.
Nghĩa là cứ thỏa mãn những cái đích nhỏ đã còn đường dài thì nhiệm kỳ nào hay nhiệm kỳ đó
NGUYỄN NGUYÊN
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất