Đề xuất kéo dài thời gian làm việc với giảng viên là giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ

21/10/2021 14:45 GMT+7 | Trong nước

(Thethaovanhoa.vn) - Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý về dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục đại học. Một trong những nội dung đáng chú ý của dự thảo Nghị định là đề xuất kéo dài thời gian làm việc đối với một số giảng viên đủ tuổi nghỉ hưu.

Tăng tuổi nghỉ hưu theo lộ trình từ năm 2021: Nam 62 tuổi, nữ 60 tuổi

Tăng tuổi nghỉ hưu theo lộ trình từ năm 2021: Nam 62 tuổi, nữ 60 tuổi

20/11/2019, với 90,06% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Bộ luật Lao động (sửa đổi), trong đó quy định: Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.

Theo dự thảo quy định, giảng viên có chức danh giáo sư, phó giáo sư và giảng viên có trình độ tiến sĩ đang công tác tại cơ sở giáo dục đại học được kéo dài thời gian làm việc kể từ khi đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định trong điều kiện lao động bình thường để tiếp tục giảng dạy, nghiên cứu khoa học nếu có đủ sức khỏe, tự nguyện xin kéo dài thời gian làm việc và được cơ sở giáo dục đại học chấp nhận.

Thời gian kéo dài đối với những giảng viên thuộc đối tượng quy định do cơ sở giáo dục đại học quyết định căn cứ quy định của Luật Lao động, Nghị định hướng dẫn Luật Lao động và các văn bản pháp luật có liên quan.

Chú thích ảnh
Ảnh minh họa

Cũng theo dự thảo, quy trình xem xét, quyết định kéo dài thời gian làm việc gồm: 6 tháng trước khi đến thời điểm nghỉ hưu theo quy định, giảng viên có nguyện vọng đăng ký và nộp hồ sơ cho cơ sở giáo dục đại học để được xem xét kéo dài thời gian làm việc.

Cơ sở giáo dục đại học quyết định việc kéo dài thời gian làm việc căn cứ theo nhu cầu của cơ sở và thông báo cho giảng viên 3 tháng trước khi đến thời điểm nghỉ hưu theo quy định.

Chính sách đối với giảng viên trong thời gian làm việc kéo dài gồm: được xác định là giảng viên cơ hữu của cơ sở giáo dục đại học; được hưởng lương và các chính sách, chế độ khác theo quy định đối với giảng viên; được đề nghị nghỉ hưu theo quy định nếu có nhu cầu.

Ngoài ra, dự thảo cũng quy định về chính sách đối với giảng viên. Theo đó, hệ thống chức danh và tiêu chuẩn các chức danh giảng viên là căn cứ để xếp hạng chức danh nghề nghiệp và thực hiện các chế độ chính sách đối với giảng viên trong các cơ sở giáo dục đại học.

Chính sách đối với giảng viên được bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư như sau: giảng viên là viên chức của cơ sở giáo dục đại học công lập sau khi được bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư được xem xét, bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp giảng viên cao cấp (hạng I) khi đáp ứng đủ tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng theo quy định. Việc xếp lương được thực hiện theo quy định hiện hành.

Giảng viên có chức danh giáo sư, phó giáo sư giảng dạy tại cơ sở giáo dục đại học tư thục được hưởng chế độ đãi ngộ và điều kiện làm việc do cơ sở quy định. Cơ sở giáo dục đại học tư thục quy định cụ thể chế độ chính sách đối với giảng viên, bảo đảm không thấp hơn chế độ chính sách dành cho giảng viên của các cơ sở giáo dục đại học công lập có cùng trình độ đào tạo và thâm niên công tác.

TTXVN

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm
90 tv soi kèo hôm nay Keonhacai1 90ph tv bong da tv Gái Xinh mitomtv mitom link