Chúng ta đã dành một số thời lượng để tiếp cận chân dung thần hộ mệnh Đông Sơn, trong đó chủ yếu là chân dung mang tính phổ cập chỉ có phần đầu đến cổ với khuôn mặt dài nhân từ, hai tai đeo chuỗi vòng được giới hạn hai bên bằng hai băng hình tam giác như cờ đuôi nheo.
Khi xã hội Đông Sơn đã chắc chắn bước vào trình độ tổ chức xã hội mang tính chế độ thủ lĩnh (chiefdom), trong đó tình trạng chiến tranh với tỷ lệ vũ khí tăng cao và đồ dùng qúy tộc ngày càng đóng vai trò nổi bật trong di sản khảo cổ học, thì sự tồn tại những biểu trưng tâm linh gắn với vai trò hộ mệnh và cầu thắng là nhu cầu tất yếu.
Một vụ lở đất tại một ngòi nước đổ từ vùng núi Lào Cai - Yên Bái vào sông Hồng vào khoảng mùa lũ năm 2008 đã làm xuất lộ ngôi mộ của một vị thủ lĩnh lớn Đông Sơn - Tây Âu. Người dân phát hiện còn nhớ có đến hàng chục đồ đồng lớn như trống, thạp và nhiều vũ khí giáo, rìu…
Theo chứng tích khảo cổ học thì các nền văn hóa tiền sử trước Đông Sơn trên lãnh thổ Việt Nam rất ít liên quan đến rắn. Nếu đâu đó có thấy xương rắn trong tầng văn hóa thì có lẽ chúng chỉ là tàn tích thức ăn mà người xưa đã để lại.
Đây sẽ là chuỗi bài cuối cùng tôi đã dành suốt 2 năm nay cho văn hóa Đông Sơn trong chuyên mục "Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất" do báo Thể thao và Văn hóa khởi xướng.
Trước khi tạm khép lại loạt bài "Người lạ trong văn hóa Đông Sơn" chuyển sang series mới "Chiến tranh và hòa bình trong Văn hóa Đông Sơn", tôi muốn dành buổi "rì rầm" hôm nay để nói thêm về những người lạ trên đất Đông Sơn đến từ phía tây bắc.
Buổi "rì rầm" hôm nay sẽ nói đến những "người lạ" trên đất Đông Sơn Giao Chỉ. Nhưng tôi muốn dành vài lời để nhấn mạnh lại vị trí của vùng Đông Sơn Cửu Chân, nơi đã tiếp nhận những người lạ đến từ phía tây.
Do khuôn khổ trang báo, tôi chia câu chuyện này thành hai kỳ. Hôm nay chúng ta sẽ tập trung nói về bằng chứng "người lạ" miền Thiên Trúc hành nghề, lập nghiệp ở xứ Thanh xưa.
Bắt đầu từ kỳ này, "Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất" sẽ cùng các độc giả đến với một chủ đề hấp dẫn và kỳ thú với những phát hiện khảo cổ liên quan đến những "người lạ" trong văn hóa Đông Sơn.
Chúng ta đã có 5 tuần thưởng thức âm thanh Đông Sơn phát ra từ những bộ trống, chiêng, chuông, lục lạc… từ âm vang lễ hội đến rúc rích rủ rỉ cầu khấn thần linh. Và hôm nay, chúng ta bắt đầu với những phương pháp tạo âm bằng hơi thổi, chủ yếu của người qua đường miệng, mũi…
Cách đây đã trên 30 năm, các nhà khảo cổ học thuộc tỉnh Hồ Nam (Trung Quốc) đã phát hiện một ngôi mộ quý tộc thời Chiến Quốc, thế kỷ 4 - 5 trước Công nguyên và rất sửng sốt với một hiện vật lạ chưa từng thấy trước đó trong khảo cổ học nước này.
Trong ngôn ngữ Việt thì "trống chiêng" là một liên từ ám chỉ sự rộn ràng của âm vang lễ hội, cũng như sau này gắn với cặp từ "kèn trống". Kỳ này, tôi xin kể thêm về trống Đông Sơn và tiếp nối đến "chiêng" Đông Sơn.
Do sự quá nổi tiếng của trống đồng, tôi không muốn mất nhiều thời gian mô tả những trống lớn và đẹp nhất nữa mà dành thời lượng để bàn về cách chế tác và sử dụng trống đồng ra sao với tư cách chúng là đại biểu phổ biến nhất, long trọng nhất của nghệ thuật tạo âm Đông Sơn.
Bắt đầu từ hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau đi vào một lĩnh vực rất thú vị của thời Đông Sơn, đó là nghệ thuật tạo âm và thẩm - thưởng âm thanh, giai điệu Đông Sơn.