06/12/2023 19:09 GMT+7 | Văn hoá
Sáng ngày 6/12, Workshop "Dệt may mã hóa: Câu chuyện khâu vá về tương lai di sản" thuộc khuôn khổ Liên hoan sáng tạo & thiết kế Việt Nam lần thứ 5 đã diễn ra ở Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam (36 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Tiếp nối sự thành công tại TP HCM, sự kiện được tiếp tục tổ chức ở Hà Nội với nhiều hoạt động hấp dẫn và thu hút lượng lớn người tham gia.
Đây là sự kiện đem tới công chúng cái nhìn rõ hơn sự tích hợp giữa công nghệ với nghề thủ công truyền thống. Không chỉ cùng nhau ngồi bàn luận về tương lai của các nghề thủ công trong thời đại AI, mà còn trực tiếp thực hành, tương tác, tạo ra câu chuyện. Workshop này là nơi các chủ đề sáng tạo, công nghệ và thời trang có ý thức đan xen để tạo ra sự thay đổi.
Bà Corinna Erken, Chủ nhiệm bộ môn Quản trị doanh nghiệp thời trang Đại học RMIT Việt Nam, đồng thời là người tổ chức Workshop chia sẻ: "Hiện nay những ngành nghề truyền thống làm đồ thủ công bằng tay không còn được nhiều người quan tâm tới nữa. Vậy nên chúng tôi tổ chức sự kiện này với mong muốn tôn vinh đồ thủ công Việt Nam – một phần linh hồn của truyền thống người Việt".
Những người tham gia sẽ thử tạo nên mối liên hệ giữa nghệ thuật vật lý và các cuộc trò chuyện ảo thông qua việc kết nối các hình thức thủ công truyền thống với công nghệ tạo mã QR. Các mã QR có tính vật lí đặc biệt này sẽ trở thành hình ảnh đại diện hữu hình ẩn chứa những câu chuyện xoay quanh thời trang có đạo đức, tính bền vững và chủ nghĩa tiêu dùng có ý thức, từng bước kể câu chuyện về nghề thủ công Việt Nam cũng như kết nối thế giới ảo với thế giới thật.
Khi xâu kim và dệt nên câu chuyện của mình, chúng ta sẽ đi sâu vào sức mạnh của thời trang trong việc giao tiếp, khơi gợi và truyền cảm hứng cho sự thay đổi. Những mã QR được tạo thủ công này sẽ không chỉ tượng trưng cho sự phát triển của thời trang mà còn đóng vai trò là cổng kết nối chúng ta với thế giới kỹ thuật số.
Workshop cũng mời đến các nghệ nhân chia sẻ về kiến thức chuyên môn, bà Sầm Thị Tình, nghệ nhân thêu dệt truyền thống dân tộc Thái chia sẻ: "Người con gái dân tộc Thái sinh ra phải biết thêu, biết dệt. Nhưng thời nay, mọi thứ đổi mới, cha mẹ thường muốn con chú tâm vào việc học hành hơn cho nên còn rất ít người và ít dùng giữ được truyền thống tiếp nối nghề thêu dệt trong gia đình. Chúng ta phải dùng cách khác để giới trẻ tiếp cận nghề truyền thống này".
Qua sự kiện, những người tham gia sẽ có được các kỹ năng mới đồng thời phát triển sự đánh giá cao về cách các công cụ kỹ thuật số có thể thúc đẩy việc bảo tồn văn hóa và củng cố sự công nhận của nghề thủ công truyền thống.
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất