29/03/2022 19:30 GMT+7 | Tin tức 24h
(Thethaovanhoa.vn) - Tính từ 16 giờ ngày 28/3 đến 16 giờ ngày 29/3, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 88.378 ca mắc mới, trong đó 2 ca nhập cảnh và 88.376 ca ghi nhận trong nước (tăng 5.003 ca so với ngày trước đó ca) tại 62 tỉnh, thành phố (có 61.258 ca trong cộng đồng ca).
Bộ Y tế cho biết, ngày 29/3, các địa phương ghi nhận số ca mắc giảm nhiều nhất so với ngày trước đó là Thái Nguyên (985 ca), Yên Bái (563 ca), Đắk Lắk (491 ca). Các địa phương ghi nhận số ca mắc tăng cao nhất so với ngày trước đó là: Phú Thọ (809 ca), Hải Dương (621 ca), Tây Ninh (603 ca).
Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (8.993 ca), Phú Thọ (4.302 ca), Bắc Giang (4.047 ca), Nghệ An (3.817 ca), Yên Bái (3.232 ca), Lào Cai (2.958 ca), Đắk Lắk (2.714 ca), Vĩnh Phúc (2.710 ca), Quảng Ninh (2.598 ca), Hà Giang (2.391 ca), Quảng Bình (2.217 ca), Thái Bình (2.176 ca), Sơn La (2.053 ca), Bắc Kạn (2.009 ca), Hải Dương (1.986 ca), Lạng Sơn (1.979 ca), Cà Mau (1.977 ca), Cao Bằng (1.937 ca), Tuyên Quang (1.854 ca), Hưng Yên (1.769 ca), Lâm Đồng (1.614 ca), Tây Ninh (1.572 ca), Thái Nguyên (1.502 ca), Hòa Bình (1.470 ca), Bắc Ninh (1.456 ca), Quảng Trị (1.437 ca), Lai Châu (1.424 ca), Hà Nam (1.312 ca), Bình Định (1.290 ca), Điện Biên (1.240 ca), Vĩnh Long (1.165 ca), Bình Dương (1.021 ca), Đắk Nông (1.019 ca), Quảng Ngãi (901 ca), Bến Tre (899 ca), Hà Tĩnh (826 ca), Ninh Bình (823 ca), Nam Định (812 ca), Bà Rịa - Vũng Tàu (801 ca), Đà Nẵng (752 ca), Trà Vinh (738 ca), Thành phố Hồ Chí Minh (734 ca), Thừa Thiên - Huế (678 ca), Bình Phước (657 ca), Phú Yên (625 ca), Khánh Hòa (625 ca), Thanh Hóa (561 ca), Hải Phòng (522 ca), Bình Thuận (485 ca), Kon Tum (358 ca), Quảng Nam (284 ca), Bạc Liêu (202 ca), An Giang (174 ca), Kiên Giang (155 ca), Long An (148 ca), Đồng Tháp (90 ca), Tiền Giang (81 ca), Cần Thơ (61 ca), Sóc Trăng (47 ca), Ninh Thuận (45 ca), Đồng Nai (31 ca), Hậu Giang (20 ca).
Ngày 29/3/2022, Sở Y tế Quảng Ninh đăng ký bổ sung 17.600 ca, Sở Y tế Bình Định đăng ký bổ sung 5.662 ca trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 sau khi rà soát, bổ sung đầy đủ thông tin.
Trung bình số ca mắc mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 103.374 ca/ngày.
Từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 9.386.489 ca mắc, đứng thứ 14/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca mắc/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 121/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 95.021 ca mắc).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca mắc ghi nhận trong nước là 9.378.773 ca, trong đó có 7.151.029 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.458.587 ca), Thành phố Hồ Chí Minh (592.677 ca), Nghệ An (384.741 ca), Bình Dương (374.529 ca), Hải Dương (339.411 ca).
Số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày là 1.679.138 ca (sau khi rà soát, cập nhật số liệu điều trị ngoại viện); Tổng số ca được điều trị khỏi là 7.153.846 ca.
Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 3.639 ca.
Số bệnh nhân tử vong trong ngày là 55 ca.
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 57 ca.
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 42.413 ca, chiếm 0,5% so với tổng số ca mắc.
Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 quốc gia, vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 129/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 24/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).
Trong ngày 28/3 có 279.038 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 205.495.812 liều, trong đó: Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 188.343.004 liều: Mũi 1 là 71.217.568 liều; Mũi 2 là 68.014.360 liều; Mũi 3 là 1.502.513 liều; Mũi bổ sung là 14.860.258 liều; Mũi nhắc lại là 32.748.305 liều.
Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.152.808 liều: Mũi 1 là 8.793.910 liều; Mũi 2 là 8.358.898 liều.
* Hướng dẫn tiêm phòng COVID-19 cho trẻ dưới 12 tuổi từng là F0
Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Minh Điển, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, mắc COVID-19 chính là đưa virus tự nhiên vào cơ thể và cơ thể sẽ phản ứng để tạo ra các kháng thể để chống lại virus trong khoảng thời gian nhất định.
"Theo các nghiên cứu, cũng tương tự như sau tiêm 3 mũi vaccine phòng COVID-19, khoảng thời gian lưu trữ được kháng thể chống lại virus dài nhất là 6-9 tháng. Do vậy, sau khi trẻ là F0 đã khỏi từ 3 tháng trở ra, phụ huynh có thể đưa trẻ đi tiêm vaccine phòng COVID-19 để bổ sung nồng độ kháng thể trong cơ thể của các cháu".
Cũng theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Minh Điển, trong giai đoạn hiện tại, hiệu quả của vaccine phòng COVID được đánh giá là rất tốt trong việc giảm ca bệnh nặng và tử vong.
Để giúp trẻ thoải mái hơn khi đi tiêm chủng và sau tiêm chủng, chuyên gia tiêm chủng khuyến cáo các gia đình hãy trao đổi với trẻ trước khi đi tiêm chủng. Cho trẻ ăn uống đầy đủ trước khi tiêm. Thực hiện quy định 5K tại điểm tiêm...
Sau khi tiêm chủng, cần cho trẻ ở lại điểm tiêm chủng ít nhất 30 phút để theo dõi, phát hiện và xử trí kịp thời các phản ứng nghiêm trọng nếu có... Đồng thời các gia đình cần theo dõi liên tục sức khỏe của trẻ trong vòng 28 ngày sau tiêm, đặc biệt 48 giờ đầu.
TTXVN
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất