Chữ và nghĩa: Phong sát

08/09/2021 07:10 GMT+7

(Thethaovanhoa.vn) - Gần đây, từ "phong sát" dần trở nên phổ biến khi báo chí và cộng đồng mạng đưa tin, phản ánh về đời sống văn hoá giải trí nước ngoài, nhất là Trung Quốc, để chỉ việc cấm sóng, cấm diễn đối với các nghệ sĩ ứng xử thiếu văn hóa hay vi phạm pháp luật.

Chữ và nghĩa: 'Gôn' hay 'gốp'? Có cần 'trả lại tên cho em'?

Chữ và nghĩa: 'Gôn' hay 'gốp'? Có cần 'trả lại tên cho em'?

Sẽ chẳng có vấn đề gì nếu như người Việt vẫn dùng từ "gôn" như cách gọi đã có từ bao năm nay. Tuy nhiên, không hiểu sao gần đây, Đài Truyền hình Việt Nam khi đưa tin về môn thể thao này đều nhất loạt đọc là "gốp".

Rõ ràng, bạn đọc Việt Nam còn quá xa lạ với từ “phong sát”, mặc dù 2 thành tố của từ này (phong, sát) đã có trong giao tiếp và trong các cuốn từ điển.

Từ điển tiếng Việt (Trung tâm Từ điển học, NXB Đà Nẵng, 2020) phân chia “phong” thành danh từ và động từ.

“Phong” (danh từ) có 2 nghĩa: 1) 疯 bệnh do vi khuẩn gây nên viêm mãn tính ở da, niêm mạc và thần kinh ngoại biên, làm lở loét và cụt dần từng đốt ngón tay, ngón chân (còn gọi là hủi, cùi); 2) từ gọi chung các bệnh do yếu tố thời tiết bất thường xâm nhập vào cơ thể gây nên, khi sức chống đỡ của cơ thể bị suy yếu (phong hàn).

Còn “phong” (động từ) có 3 nghĩa: 1) bọc, gói lại (VD: “Rêu phong dấu giày” - Nguyễn Du, “Rêu phong chuyện cũ” - Chế Lan Viên); 2) 封 [nhà vua] ban, cấp chức tước đất đai cho quan lại, người có công trạng (VD: phong ấp, phong tước hầu); 3) 封 [nhà nước] phong tước vị, danh hiệu cho cá nhân hay tập thể có công trạng (VD: phong danh hiệu Bà mẹ VN anh hùng, phong học hàm giáo sư).

Chú thích ảnh
Triệu Vy bị "phong sát"

“Sát” có thể là động từ, tính từ.

Là động từ, sát 封 có nghĩa: 1) [có tướng số] làm vợ hay chồng chết sớm, theo quan niệm duy tâm (sát chồng, sát vợ); 2) có khả năng tựa như trời phú, hay đánh bắt được nhiều chim, thú, cá (sát cá, sát chim).

Là tính từ, “sát” có nghĩa: 1) gần đến mức như tiếp giáp, không còn khoảng cách ở giữa (áp, kề); 2) có sự tiếp xúc, theo dõi thường xuyên, nên có những hiểu biết kỹ càng, cặn kẽ (VD: chỉ đạo sát, theo dõi sát); 3) bị dính chặt một cách tự nhiên, khó bóc ra (VD: quả trứng bị sát vỏ, sản phụ bị sát nhau); 4) [làm việc gì] theo đúng những yêu cầu của thực tế khách quan, không có sự sai lệch (VD: Tính rất sát, dịch sát bản gốc).

Cứ theo cách dùng hiện nay, ta dễ nhận thấy “phong” trong “phong sát” là âm đọc của chữ 封, có nghĩa “bọc, đóng kín, bịt kín”, (tạo nên các từ ghép như phong bế, phong tỏa, niêm phong). Với “sát” thì có thể có 2 chữ phù hợp (với âm “sát”). Một là “sát (察)” có nghĩa “xem xét kỹ”, là cơ sở để hình thành nên các từ như giám sát, khảo sát, kiểm sát, quan sát, thị sát v.v… Hai là chữ “sát (殺)” có nghĩa “giết, bỏ đi, xoá đi”, tạo nên các từ như sát hại, sát khí, sát phạt, hạ sát, lạm sát, mạt sát, mưu sát, tàn sát, thảm sát, tự sát, xung sát v.v...

Có một điều lạ là 2 từ “phong sát” 封殺 và 封察 (đồng âm dị tự) đều không được Hán ngữ đại từ điển thu thập. Tuy nhiên, “phong sát 封殺” lại được Từ điển Nhật - Việt và Từ điển Babylon Japanese - English thu thập. Đặc biệt trong Babylon Japanese-English ghi là: 封殺 (Hira: ふうさつ) force out.

Tra cứu “force out” trong các từ điển tiếng Anh (Từ điển WordNet 2.0 - một loại từ điển dùng cho xử lý ngôn ngữ tự nhiên) thì định nghĩa “force out” có nội dung phù hợp nhất. WordNet 2.0 định nghĩa “force out” (verb) ở nghĩa 5 là “expel from one's property or force to move out by a legal process”. Theo đó, có thể dịch và định nghĩa “phong sát” như sau:

PHONG SÁT 封殺 đg. tước bỏ tư cách, tài sản của một người, hoặc buộc ai đó phải dời đi bằng thủ tục pháp lý.

Vấn đề đặt ra là, với cách hiểu như vừa định nghĩa, tiếng Việt có nhất thiết mượn nguyên từ “phong sát” vào vốn từ của mình hay không? Tuy nhiên, nếu không mượn thì cần phải dùng một từ nào thích hợp (ngắn gọn, đúng nghĩa, có giá trị định danh)? Có lẽ, phải chờ một thời gian nữa, khi thực tế ngôn ngữ là căn cứ để đưa ra câu trả lời thỏa đáng.

PGS-TS Phạm Văn Tình

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm
90 tv soi kèo hôm nay Keonhacai1 90ph tv bong da tv Gái Xinh mitomtv mitom link