09/12/2015 16:18 GMT+7
Đơn giản bởi serie phim từ tháng 9 năm trước đến tháng 7 năm sau này thu hút trung bình mỗi tối hơn 3 triệu lượt khán giả khóc, cười, vật vã đau đớn và sung sướng đến nghẹn ngào cùng với các nhân vật.
Đối với những nền công nghiệp truyền hình lớn của phương Tây, thì chính số lượng khán giả xem mỗi tập sẽ quy định việc phim có tiếp tục nữa hay không, để nhường khung sóng đó cho chương trình khác. Nhưng Un posto al sole cũng như các serie nổi tiếng và dài hơi kiểu Dallas ở Mỹ từ năm 1978 đến 1991 hay Neighbours của Australia chiếu liên tục từ năm 1985 đến nay, đã qua... 6.910 tập, mà vẫn chưa hết chưa bao giờ rơi vào tình cảnh khủng hoảng khán giả. Bởi chất liệu cuộc sống dồi dào và ngồn ngộn trong đó được khai thác không biết bao giờ mới hết.
Đó là cái giỏi của những người làm phim, khi nắm bắt được những vấn đề của cuộc sống và đưa vào phim mà không cần triết lý cao siêu, khiến cho khán giả ở nhiều giai tầng xã hội không thể nào rời khỏi tivi vào một giờ nhất định trong ngày.
Những câu chuyện xoay quanh cuộc sống của một gia đình bình thường, với những nhân vật trong đó, trong các quan hệ với nhau và với xã hội, trong một ma trận của những va chạm giữa các quan điểm, lối sống, các tầng lớp xã hội khác nhau, trải qua nhiều năm tháng với những biến cố...
Những đề tài cho các tập phim nhiều lắm, thậm chí có thể tìm thấy trong những câu chuyện ở quán cà phê, trên báo, thậm chí Facebook, gắn liền chặt chẽ với cuộc sống hàng ngày của mỗi người. Mà cuộc đời của chúng ta cũng là một bộ phim thú vị và đầy trúc trắc.
2. Ngày xưa, các bà các cô, thậm chí các ông và lứa choai choai bọn tôi từng cắm đầu cắm cổ xem hết serie phim Nô tì Isaura của điện ảnh Brazil, đến giờ vẫn nhớ cảnh đầu phim nhạc eo éo, rồi mấy cô nô lệ vác chuối đi ra. Sau đấy là Người giàu cũng khóc, rồi Đơn giản tôi là Maria của truyền hình Mexico. Nhớ những cuộc cãi cọ trên phim, những âm mưu của kẻ xấu.
Thường thì các phim kiểu này chia hai tuyến nhân vật thiện ác rất rõ, và cuộc chiến của họ kéo dài trong hàng trăm, hàng nghìn tập phim, có khi hết phim cũng chưa xong. Những cuộc tình và trên hết là nghị lực sống của những nhân vật chính. Nhớ cả cái thời những năm ấy chúng tôi nghêu ngao những câu vè mà chẳng biết ai đã chế ra sau khi xem Đơn giản tôi là Maria: “Maria là nhà tạo mốt/ Joan Carlos là đồ bỏ đi/Bà Machi là người dân tộc/Con rắn độc là mụ Loren/ Người hay ghen là anh Victor...
Cứ như thế, mỗi nước, mỗi nền văn hóa lại có một cách thể hiện riêng về cuộc sống, nỗi lo âu và những xung đột thường nhật trong các phim của họ và thể loại này sẽ chẳng bao giờ thiếu đất sống, bởi cuộc sống quanh ta là vô cùng
3. Sau khi theo dõi 2.000 tập 'Cô dâu 8 tuổi', khán giả Ấn Độ lại phát cuồng vì cuộc đời của... con gái Anandi. Những khán giả Việt cho rằng Cô dâu 8 tuổi thời lượng 2.000 tập phim là quá lê thê, hẳn sẽ phải choáng váng, bởi nhà sản xuất vẫn đang tiếp tục tung ra số tập tương tự về cuộc đời con gái của cô dâu 8 tuổi, một cô bé cũng phải lên xe hoa ở độ tuổi thiếu nhi như mẹ mình. Sau hành trình cuộc đời và những câu chuyện xung quanh cuộc sống của Anandi sẽ lại là một câu chuyện có vẻ cũng như bất tận của con gái tên Nimboli. Và nếu phim tiếp tục ăn khách, các nhà làm phim hoàn toàn có thể tiếp tục với cuộc đời cháu nội, cháu ngoại của Anandi lắm chứ...
Như bộ phim kéo dài gần 7.000 tập ở trên, nếu mỗi ngày phát sóng 1 tập thì bộ phim kéo dài cũng ngót 20 năm, còn nếu 2 ngày chiếu 1 tập hoặc lịch chiếu có dành "nghỉ hè" như lịch học sinh đến trường giống cách truyền hình Australia phát sóng phim Neighbours thì một bộ phim hoàn toàn có thể kéo dài cả 1 đời người. Diễn viên có thể đóng phim từ lúc sinh ra tới khi... từ trần. Chỉ có điều khó có diễn viên nào có thể diễn từ lúc sơ sinh ẵm ngửa hoặc lúc già yếu không còn sức lực.
Tiêu đề Cô dâu 8 tuổi, bản thân nó đã nói lên vấn đề nhức nhối của nạn tảo hôn ở Ấn Độ. Mà tôi đọc bình luận của khán giả cũng như dăm báo mạng viết về Cô dâu 8 tuổi chê là phim dài lê thê. Vấn đề quan trọng của các bộ phim ấy trên thực tế không phải là dài bao nhiêu tập, kéo dài bao nhiêu năm, mà nó nói lên những điều gì của xã hội. Ai không thích bị “tra tấn” thì chuyển kênh khác, sao lại phải kêu ca...
Trương Anh Ngọc (từ Rome, Italy)
Thể thao & Văn hóa
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất