Djokovic "cô đơn" trong thế giới quần vợt

25/01/2025 07:15 GMT+7 | Tennis

Novak Djokovic vừa rút lui ở bán kết Australian Open 2025 vì chấn thương và sẽ phải chờ Grand Slam thứ 25 ít nhất 4 tháng nã. Song thật ra, Nole đã giành được "chiến thắng lớn nhất cuộc đời" (như anh miêu tả) ở Olympic 2024.

Đôi mắt đẫm lệ, cơ thể run rẩy, đầu gối quỳ trên mặt sân đất nện của Philippe-Chatrier và hai tay hướng lên bầu trời – hình ảnh Novak Djokovic vỡ oà cảm xúc khi cuối cùng cũng giành được huy chương vàng Olympic là một trong những khoảnh khắc thể thao tuyệt vời nhất năm nay, nếu không muốn nói là nhất.

Mọi năng lượng dồn cả cho Olympic

"Những gì trái tim tôi cảm thấy vào khoảnh khắc chiến thắng đó đã vượt xa mọi viễn cảnh tôi từng tưởng tượng hoặc hy vọng rằng nó sẽ xảy ra, Novak Djokovic bộc bạch sau thời khắc lịch sử.

Đã nắm giữ hầu hết mọi kỷ lục quan trọng của quần vợt, Nole thừa nhận anh đã phải vật lộn để tìm lại động lực thi đấu khi chỉ chơi 6 giải đấu khác ngoài Grand Slam và Olympic, với thành tích 37 chiến thắng, 9 thất bại và lần đầu tiên kể từ năm 2005, anh không có danh hiệu ATP nào. HCV Olympic dường như là cú hích cuối cùng để Djoker tiến lên đỉnh cao nhất sự nghiệp để rồi kể từ đó, anh không còn là chính mình.

Thể lực bị ảnh hưởng vì trận thua đau đớn ở Davis Cup năm 2023, Djokovic đã vật lộn tại Australian Open trong suốt hai tuần trước khi thua dễ dàng trước Jannik Sinner ở bán kết. Chấn thương đầu gối tiếp tục khiến màn trình diễn của anh ở Roland Garros và Wimbledon bị ảnh hưởng. Còn ở US Open, Nole đã phải nói lời từ biệt quá sớm khi bị Alexei Popyrin đánh bại ở vòng 3, tất nhiên cũng vì giải đấu là "hệ luỵ" của một kỳ Olympic mà anh đã vắt kiệt mình về thể lực và thậm chí cả tinh thần. Djokovic cho biết: "Tôi đã dành rất nhiều năng lượng để giành huy chương vàng, nên tôi đã đến New York mà không cảm thấy sảng khoái về mặt tinh thần và thể chất. Nhưng vì đây là US Open nên tôi vẫn muốn thử sức", anh cho biết.

Djokovic "cô đơn" trong thế giới quần vợt (báo tết) - Ảnh 1.

Djokovic và khoảnh khắc lịch sử ở Olympic

Trong năm qua, Djokovic đã bỏ qua hoàn toàn các giải đấu trong nhà, tập trung gần như mọi sức lực cho Olympic và điều này có lẽ là lý do anh không đủ động lực và thiếu một cú rướn cho trận chung kết Wimbledon. Tay vợt 37 tuổi chọn Thượng Hải Masters là nơi kết thúc mùa giải, nhưng vị trí á quân của anh thì lu mờ so với những sự kiện bên lề: Nole chụp ảnh ở Tử Cấm Thành theo phong cách nhà Thanh, Nole nói tiếng Trung và tập viết chữ Hán…

Djokovic rồi sẽ theo chân Nadal, Federer…

Không chỉ có vậy, những hoạt động và tin tức ngoài sân đấu của Djokovic cũng trở thành tâm điểm báo chí. Anh được Juan Martin Del Potro mời làm vị khách đặc biệt cho trận đấu chia tay sự nghiệp của tay vợt người Argentina, anh mời đối thủ quan trọng một thời - Andy Murray làm HLV cho mình từ Australian Open mùa tới.

Thế là đủ để báo chí vẫn còn thứ mà thu hút độc giả. Có lẽ vì giới truyền thông hay chuyên gia chẳng còn biết khai thác chất liệu nào trong những cú vợt của Djokovic, chẳng còn ngõ ngách nào trong sự nghiệp đồ sộ của anh mà họ chưa từng "nặn" ra hàng trăm ngàn bài báo. Với việc Rafael Nadal cũng tuyên bố giải nghệ trong năm nay, Nole đang là người cuối cùng của "Big Three" (và "Big Four") còn thi đấu nhưng anh đã mất động lực và không còn tham vọng sau Olympic, có lẽ người ta cũng đã "sợ hãi" dần vào một ngày tay vợt người Serbia cuối cùng sẽ nói lời tạm biệt, quần vợt nam sẽ phải trải qua một cuộc "khủng hoảng".

Đã hơn 3 thập kỷ qua, quần vợt nam gặt hái nhiều chú ý và trở thành một bộ môn được ưa thích hàng đầu thế giới là nhờ sự tiếp nối của những thế hệ vàng. Big Four với Roger Federer, Rafael Nadal, Andy Murray, Novak Djokovic là kế cận của thế hệ Pete Sampras, Andrea Agassi. Có thể nói Federer chính là cầu nối giữa 2 thế hệ. Ở tuổi 20, anh ghi dấu ấn đầu tiên với chiến thắng ở vòng 4 Wimbledon 2001 trước Sampras (giải nghệ ngay sau đó 1 năm) để rồi từ đó làm mưa làm gió quần vợt nam, vượt qua kỷ lục số danh hiệu Grand Slam của huyền thoại người Mỹ. Tưởng như đó đã là vô tiền khoáng hậu thì Nadal tiếp tục san bằng và phá kỷ lục của Federer, dù hầu hết nhờ khả năng vượt trội trên sân đất nện ở Roland, trước khi Djokovic vượt qua tất cả với sự toàn diện hoàn mỹ không thể chối cãi của mình.

Djokovic "cô đơn" trong thế giới quần vợt (báo tết) - Ảnh 2.

Djokovic, đại diện duy nhất còn sót lại của Big Three, đã thuê Murray làm HLV

Mối lương duyên Djokovic vs Murray

Chuyên gia Brad Gilbert nhớ lại đã hỏi Andy Murray một câu quan trọng vào năm 2006, khi ông bắt đầu huấn luyện tay vợt người Scotland. Gilbert đã xem qua danh sách các tay vợt, hỏi Murray xem đối thủ nào gây khó khăn nhất cho anh. Gần hai thập kỷ sau, Gilbert vẫn nhớ câu trả lời của Murray: "Tôi nhớ cậu ấy đã nói, 'Không ai trong số những người đó quan trọng, chỉ có Novak là quan trọng'". Và trong một mối duyên nợ kỳ lạ trọn vẹn, Murray sẽ cộng tác với Djokovic, dù bây giờ đã là điểm cuối hành trình.

Murray, tay vợt đã giành 46 danh hiệu lớn nhỏ trước khi giải nghệ tại Olympic năm nay, từng đấu với Nole 36 trận. Họ đã chơi trên những giải đấu, sân đấu lớn nhất thế giới, bao gồm 7 trận chung kết lớn, trong đó Djokovic áp đảo với 25 chiến thắng. Sinh cách nhau một tuần vào tháng 5 năm 1987, Djokovic và Murray không phải là cặp cựu số 1 đầu tiên làm việc với nhau trên danh nghĩa tay vợt - HLV. Djokovic đã từng thuê Agassi và Boris Becker trong quá khứ.

Gilbert cũng là một cựu tay vợt, từng đứng thứ 4 thế giới trên BXH ATP và ông hiểu rõ cảm giác chuyển đổi nhanh chóng từ sân đấu sang khu vực huấn luyện như thế nào. Ông giải nghệ với tư cách một tay vợt vào năm 1994, cũng là năm ông bắt đầu huấn luyện Andre Agassi. cựu số 4 trong Bảng xếp hạng ATP của PIF, cũng biết cảm giác chuyển đổi nhanh chóng từ sân đấu sang khu vực huấn luyện viên như thế nào. Ông đã nghỉ hưu với tư cách là một cầu thủ vào năm 1994, cùng năm ông bắt đầu huấn luyện Andre Agassi. Ngay lập tức, Gilbert đã học được một bài học huấn luyện giá trị. "Bạn là huấn luyện viên, nhìn qua lăng kính của cầu thủ mà bạn đang huấn luyện. Tôi đã nghĩ, 'Tôi sẽ làm X, Y và Z, nhưng Andre không chơi giống tôi, vì vậy tôi không thể nghĩ về những gì mình sẽ làm. Tôi phải nghĩ về những gì Andre cần phải làm'. Điều đầu tiên tôi muốn làm khi tới Úc là xem Murray và Novak tập luyện. Sẽ rất thú vị, họ có tập luyện cùng nhau không? Và tôi muốn xem liệu có thể nhìn gì ra sự khác biệt ngay vòng đầu tiên không".

Sự háo hức của Gilbert có thể gói chung cảm xúc của số đông người hâm mộ quần vợt bây giờ, khi mà thứ Djokovic đem lại cho khán giả không còn là tham vọng khủng khiếp với những danh hiệu của anh nữa, mà đơn giản chỉ là sự xuất hiện của anh, vẫn trên những mặt sân đó, với một tâm thế khác và một người HLV đem lại chút dư âm của ký ức đẹp.

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm
90 tv soi kèo hôm nay Keonhacai1 90ph tv bong da tv Gái Xinh mitomtv mitom link