Độc đáo những làng nghề nướng cá nổi tiếng xứ Nghệ

08/01/2025 11:05 | Ẩm thực
Bích Huệ/TTXVN

Cá nướng là món ăn truyền thống đậm nét văn hóa đặc trưng của người dân xứ Nghệ và là đặc sản không thể thiếu trong mỗi bữa cơm sum họp gia đình hay làm quà biếu cho khách quý mỗi dịp Tết đến, Xuân về. 

Cận kề Tết Nguyên đán, nhiều làng nướng cá nổi tiếng ở các huyện Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Thị xã Hoàng Mai, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Đậm hương vị biển

Những ngày này, tại cơ sở nướng cá của bà Hồ Thị Thắng, xóm Yên Đồng, xã Diễn Vạn luôn tất bật, nhộn nhịp bởi các đơn hàng đặt cá nướng làm quà biếu tăng cao.

"Cận Tết, các đơn hàng đặt cá nướng liên tục dồn về. Mỗi ngày, cơ sở xuất bán 5 - 7 tạ nhưng vẫn không đủ hàng cho khách đặt. Năm nay, giá nguyên liệu tăng cao, nên giá cá nướng dao động từ 50.000 - 500.000 đồng/kg", bà Thắng nói.

Độc đáo những làng nghề nướng cá nổi tiếng xứ Nghệ - Ảnh 1.

Những ngày cuối năm, tại các cơ sở nướng cá than đỏ rực, mùi cá nướng thơm phức tỏa khắp một vùng

Để kịp đơn hàng đã đặt, cơ sở nướng cá của bà Thắng phải thuê 5 nhân công chạy nước rút thực hiện các công đoạn rửa cá, chế biến, lên kẹp, nướng cá, đóng gói... để phục vụ nhu cầu của người dân trong dịp Tết. Từ chủ cơ sở đến các nhân công phải dậy từ sáng sớm và làm việc đến tối mịt mới đủ hàng bán cho khách. Trung bình tháng giáp Tết, cơ sở của gia đình cung cấp vài chục tạ cá nướng cho thị trường từ Bắc chí Nam.

Theo nhiều hộ dân trong xã Diễn Vạn, nghề này được duy trì quanh năm. Tuy nhiên vào dịp Tết, lượng tiêu thụ tăng gấp 2-3 lần nên hầu hết các cơ sở nướng cá trên địa bàn xã đều phải thuê thêm lao động, tăng công suất lò nướng để kịp đơn hàng. Để có con cá ngon, các chủ lò phải dậy từ 3 giờ sáng, đến bãi biển Diễn Thành, Diễn Bích (huyện Diễn Châu) hay xa hơn là các cảng biển tại thị xã Cửa Lò, Cửa Hội; Quỳnh Phương, Quỳnh Tiến (thị xã Hoàng Mai)... để mua cá.

Cá biển sau khi được đưa về sẽ được sơ chế, làm ruột cá, rửa sạch rồi phân loại, phơi trong 3-5 tiếng cho ráo nước trước khi đưa vào lò. Bếp than nướng cá rất đơn giản, dùng 3-5 thanh sắt nhỏ quấn lá dứa rồi đặt lên hai viên gạch, cho than vào, nhóm lửa là có thể nướng cá cả ngày.

Độc đáo những làng nghề nướng cá nổi tiếng xứ Nghệ - Ảnh 2.

Trung bình tháng giáp Tết, nhiều cơ sở nướng cá ở làng Diễn Vạn, huyện Diễn Châu cung cấp vài chục tạ cá nướng cho thị trường

Hàng ngày từ sáng đến tối, các bà các chị vẫn phải ngồi bên bếp than nóng rực để nướng cá. Mỗi ngày, người nướng cá được chủ lò trả từ 200.000 - 350.000 đồng, thu nhập hàng tháng trên 6 triệu đồng/người.

Nói về nghề nướng cá của mình, bà Hồ Thị Tiến (62 tuổi), xóm Trung Phú tâm sự: "Nghề nướng cá vất vả lắm, phải chịu khó, kiên trì. Sáng sớm tinh mơ đã phải đi làm đến 18 - 9h mới xong công việc. Mùa Hè, nhiệt độ ngoài trời có khi lên đến gần 40 độ C, cá nướng ra thơm ngon nhưng những người ngồi nướng cá bên bếp than nóng rực như chúng tôi lại cực nhọc hơn".

Không chỉ ở Diễn Vạn, những ngày cuối năm, các cơ sở nướng cá thu ở phường Nghi Thủy và Nghi Hải (Thành phố Vinh) cũng đỏ lửa suốt ngày đêm. Mùi cá nướng thơm nức lan tỏa khắp nơi. Dịp Tết Nguyên đán nhu cầu cá nướng của khách hàng tăng cao, đơn đặt hàng gấp đôi ngày thường. Hiện hai phường này có hơn 40 hộ dân chuyên chế biến sản phẩm cá thu nướng Cửa Lò với sản lượng khoảng 250 tấn/năm.

Cá thu nướng được chế biến theo từng khúc và phục vụ trực tiếp du khách thưởng thức ngay tại chỗ. Hoặc cá sẽ được để nguội trên các vỉ tre, sau đó đóng gói bảo quản và phân phối tới lượng lớn khách hàng ở các tỉnh phía Bắc và mang làm quà ở nước ngoài cho người Việt xa quê.

Thời điểm cuối năm âm lịch, cơ sở nướng cá thu của bà Nguyễn Thị Lan, phường Nghi Thủy phải thuê 8 nhân công để làm các công đoạn. Chuẩn bị cho đơn hàng dịp Tết Nguyên đán, mỗi ngày cơ sở của bà Lan nướng hơn 1 tấn cá thu để phục vụ cho thị trường. Trong đó có loại cá thu lưới (cá thu vừa đánh bắt về chưa qua đông lạnh, ướp đá) rất tươi ngon được nhiều người đặt mua.

Độc đáo những làng nghề nướng cá nổi tiếng xứ Nghệ - Ảnh 3.

Bà Nguyễn Thị Lan cho biết: "Cá thu nướng thường được đặt mua về để ăn Tết hoặc biếu người thân làm quà, vì vậy cũng sẽ được nướng kỹ và cẩn thận hơn. Những miếng cá được nẹp thêm thanh tre mỏng để tạo hình thẳng đẹp, không bị vỡ nát, sau đó sẽ được hút chân không để giữ vị thơm ngon và bảo quản cho sản phẩm được đẹp mắt, dễ dàng vận chuyển".

Để giữ được mức lửa vừa phải, cá chín đến độ, người nướng phải có kinh nghiệm, lật càng đều tay cá càng thơm ngon. Cá nướng được xem là ngon khi bề ngoài có màu cánh gián, thịt chín tới, thớ thịt màu trắng, dậy mùi thơm phức, khi ăn cá có vị ngọt, béo.

Hướng tới sản phẩm đặc trưng vùng biển

Nằm dọc lạch Vạn hướng ra biển, làng Trung Hậu, xã Diễn Vạn có hàng chục lò nướng cá hai bên con đường xương sống của làng. Ban đầu, chỉ có một vài hộ gia đình ở xóm đứng ra thu mua cá rồi đem nướng lên sau đó mang bán tại các chợ trong huyện Diễn Châu. Lâu dần, cá nướng Diễn Vạn lần lượt có mặt tại khắp các chợ xứ Nghệ và nhiều địa phương khác trên cả nước.

Những ngày cuối cùng của năm, tại các cơ sở nướng cá này than vẫn đỏ rực, mùi cá nướng thơm phức tỏa khắp cả một vùng. Nghề nướng cá mang về nguồn thu nhập khá lớn cho người dân nơi đây.

Độc đáo những làng nghề nướng cá nổi tiếng xứ Nghệ - Ảnh 4.

Ông Hoàng Thiên Long, Chủ tịch UBND xã Diễn Vạn chia sẻ, nghề nướng cá biển ở xã Diễn Vạn đã có từ lâu đời, nhờ có bí quyết riêng mà cá ở đây nổi tiếng với hương vị thơm ngon, béo ngậy, mang đậm hương vị của biển. Hiện toàn xã có khoảng 30 hộ với hơn 300 lao động làm nghề. Nghề nướng cá đã tạo công ăn việc làm, mang lại thu nhập ổn định cho người dân địa phương. Cao điểm là mùa du lịch và dịp Tết, sản lượng tăng gấp đôi, một số hộ lời hàng trăm triệu đồng. Địa phương cũng đang xây dựng, quy hoạch khu vực chế biến, nướng cá tập trung cho người dân để chuyển vào làm, đảm bảo vấn đề môi trường, giao thông, vận chuyển hàng hóa được thuận lợi hơn, tiến tới hoàn tất thủ tục để chứng nhận làng nghề truyền thống, xây dựng sản phẩm OCOP.

Nhiều năm trở lại đây, làng nghề cá nướng ở các huyện vùng biển Nghệ An như Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Thị xã Hoàng Mai, thành phố Vinh phát triển mạnh, giải quyết công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động địa phương. Góp phần nâng cao thu nhập cho người dân và thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương phát triển.

Thời gian qua, nhiều địa phương vùng biển Nghệ An cũng đã lên phương án ưu tiên nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nghề cá theo hướng hiện đại và mang tính bền vững. Trong đó, hướng tới đầu tư xây dựng khu dịch vụ hậu cần nghề cá lớn để các hộ dân chuyển vào đây làm nghề tập trung. Hệ thống lò nướng được đầu tư bài bản giúp người dân giảm nhẹ sức lao động mang lại năng suất cao và phần nào tình trạng ô nhiễm môi trường do khói than gây ra.

Ngoài ra, hạ tầng tại khu vực này cũng rộng rãi thuận lợi cho việc vận chuyển, bốc dỡ, phơi hong cá, sản phẩm làm ra sạch sẽ và thơm ngon hơn rất nhiều so với nướng tại nhà; mang lại nguồn thu nhập đáng kể, tạo nhiều công ăn việc làm ổn định cho người dân địa phương. Với các khu dịch vụ hậu cần nghề cá ở vùng bãi ngang, đây không chỉ là nơi tập kết, mua bán hải sản mà còn là không gian thoáng rộng, sạch sẽ để người dân sử dụng và trở thành điểm đến phục vụ khách du lịch khi đến các bãi biển đẹp ở Nghệ An. Các địa phương cùng các chủ thể cũng nỗ lực xây dựng sản phẩm cá nướng trở thành sản phẩm OCOP đặc trưng vùng biển.

Ông Nguyễn Mạnh Lợi, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Nghệ An cho biết, các đơn vị liên quan cần xây dựng nhiều chương trình tour, tuyến du lịch đến các làng nghề, cộng đồng dân cư, hộ sản xuất kinh doanh, các cửa hàng bán các sản phẩm OCOP, để khách du lịch tham quan, tìm hiểu, trải nghiệm và mua sắm. Bên cạnh đó, các địa phương cần gắn kết doanh nghiệp làm du lịch và chủ thể sản xuất các sản phẩm OCOP; thực hiện tuyên truyền, quảng bá du lịch biển, du lịch cộng đồng gắn với chương trình OCOP của địa phương, góp phần xây dựng sản phẩm du lịch đa dạng, độc đáo.

Tags:

Tin cùng chuyên mục

Hủ tíu Mỹ Tho: Ẩm thực nổi tiếng vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Hủ tíu Mỹ Tho: Ẩm thực nổi tiếng vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Hủ tiếu Mỹ Tho (thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang) là món ẩm thực nổi tiếng ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Nguyên liệu chính là hủ tiếu khô, nước dùng từ thịt băm nhỏ, lòng heo nấu cùng xương tủy heo ăn cùng giá, hẹ tạo nên hương vị đặc trưng.

Lan tỏa bản sắc qua Phố ẩm thực văn hóa Thái Lan-Việt Nam

Lan tỏa bản sắc qua Phố ẩm thực văn hóa Thái Lan-Việt Nam

Ngày 22/3, Hội Người Thái gốc Việt tại Nakhon Phanom đã phối hợp cùng chính quyền địa phương tổ chức lễ khai trương Phố ẩm thực văn hóa Thái Lan-Việt Nam tại tỉnh Nakhon Phanom, cách Bangkok hơn 700 km về phía Đông Bắc.

Lễ hội Bánh mì Việt Nam lần thứ 3

Lễ hội Bánh mì Việt Nam lần thứ 3

Hiệp hội Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp cùng một số đơn vị tổ chức Lễ hội Bánh mì Việt Nam lần thứ 3 - năm 2025 tại Công viên Lê Văn Tám.

Nghề làm bún Vân Cù được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Nghề làm bún Vân Cù được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Ngày 19/2/2025, tại thôn Vân Cù - Nam Thanh, xã Hương Toàn, UBND thị xã Hương Trà (thành phố Huế) tổ chức Lễ đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cho Nghề làm bún Vân Cù.

Đà Nẵng - Top 10 điểm đến ẩm thực năm 2025 do Michelin Guide bình chọn

Đà Nẵng - Top 10 điểm đến ẩm thực năm 2025 do Michelin Guide bình chọn

Tháng 1/2025, Michelin Guide công bố danh sách 10 điểm đến hấp dẫn năm 2025 cho du khách vừa mê ẩm thực vừa thích khám phá. Trong đó, ở khu vực châu Á, Michelin Guide gợi ý Đà Nẵng là một nơi phải tới trong năm 2025.

Ngày Xuân bàn chuyện phở (kỳ 1): Để di sản phở thành đòn bẩy phát triển kinh tế

Ngày Xuân bàn chuyện phở (kỳ 1): Để di sản phở thành đòn bẩy phát triển kinh tế

Sau gần 1 năm trở thành di sản, những câu chuyện về phở tiếp tục được kể rộng rãi hơn. Trong đó, việc bảo tồn và phát huy giá trị của phở "hậu ghi danh" rất đáng được quan tâm.

Ninh Tito: Hành trình khám phá những câu chuyện văn hoá đằng sau mỗi món ăn

Ninh Tito: Hành trình khám phá những câu chuyện văn hoá đằng sau mỗi món ăn

Là một food blogger và travel vlogger được đông đảo khán giả yêu mến, từng hợp tác quảng bá du lịch - ẩm thực với ngành văn hoá, nhưng Ninh Tito vẫn quyết định chủ động "chậm lại" để đầu tư sâu hơn vào chất lượng.

Gà rán - 'Dấu ấn' ẩm thực Hàn Quốc trên toàn cầu

Gà rán - 'Dấu ấn' ẩm thực Hàn Quốc trên toàn cầu

Các công ty kinh doanh chuyên về gà rán Hàn Quốc, đang chứng kiến sự bùng nổ mạnh mẽ trong hoạt động mở rộng ra thị trường quốc tế, khi hàng loạt chuỗi thương hiệu lớn liên tục mở các cửa hàng mới, với tốc độ chưa từng có.

Tin mới nhất

Khai mạc Thai Festival 2025 với chủ đề "Nhịp đập của truyền thống" tại Hà Nội

Khai mạc Thai Festival 2025 với chủ đề "Nhịp đập của truyền thống" tại Hà Nội

Chiều ngày 28/3, sự kiện "Thai Festival: The Pulse of Tradition - Nhịp đập của truyền thống" (Thai Festival 2025) diễn ra tại khuôn viên của Hoàng Thành Thăng Long với nhiều hoạt động sôi nổi trong không gian mang đậm nét văn hoá Thái Lan tại khuôn viên Hoàng Thành Thăng Long.

Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ

Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ

Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ 2025 diễn ra từ ngày 29/3 đến 7/4/2025 (tức từ mùng 1-10/3 năm Ất Tỵ) tại thành phố Việt Trì, Khu di tích lịch sử Đền Hùng và các địa phương với quy mô cấp tỉnh.

Thuê 1.000 ô tô điện VinFast để phát triển mô hình du lịch xanh tại Đà Nẵng

Thuê 1.000 ô tô điện VinFast để phát triển mô hình du lịch xanh tại Đà Nẵng

Ngày 28/3, tại thành phố Đà Nẵng, Công ty cổ phần Thương mại và Dịch vụ Green Future (GF) tổ chức Lễ ký kết thỏa thuận cho Công ty cổ phần Địa ốc First Real thuê 1.000 ô tô điện VinFast để phát triển mô hình du lịch xanh tại thành phố Đà Nẵng.

Định hình sản phẩm du lịch độc đáo, tăng sức hấp dẫn cho các thành phố Việt Nam

Định hình sản phẩm du lịch độc đáo, tăng sức hấp dẫn cho các thành phố Việt Nam

Sáng 28/3, tại Hà Nội đã diễn ra hội nghị khu vực của Tổ chức xúc tiến du lịch các thành phố toàn cầu (TPO) năm 2025, do Sở Du lịch Hà Nội phối hợp với Ban Thư ký của TPO tổ chức.

Metro TP HCM vào top 100 điểm đến tuyệt nhất năm 2025 của Tạp chí Time

Metro TP HCM vào top 100 điểm đến tuyệt nhất năm 2025 của Tạp chí Time

Tạp chí Time (Mỹ) vừa công bố 100 điểm đến tuyệt nhất của năm 2025. Tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên của Thành phố Hồ Chí Minh là địa điểm duy nhất của Việt Nam lọt vào danh sách này.

Phú Thọ sẽ có tháp Hùng Vương

Phú Thọ sẽ có tháp Hùng Vương

Tháp Hùng Vương là 1 trong 6 nhóm dự án quan trọng trong Quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị Khu di tích lịch sử Đền Hùng của tỉnh Phú Thọ đến năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Quý I/2025: Hà Nội đón 7,3 triệu lượt khách du lịch

Quý I/2025: Hà Nội đón 7,3 triệu lượt khách du lịch

Trong 3 tháng đầu năm 2025, Hà Nội ước đón 7,3 triệu lượt khách du lịch, tăng 8,7% so với cùng kỳ năm 2024.

"Cơ hội vàng" đón khách du lịch dịp Giỗ Tổ Hùng Vương

"Cơ hội vàng" đón khách du lịch dịp Giỗ Tổ Hùng Vương

Xác định Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm 2025 là "cơ hội vàng" để đón du khách, tỉnh Phú Thọ đã xây dựng nhiều sản phẩm mới, triển khai các chương kích cầu du lịch nhằm thu hút đông đảo du khách.

Quảng Nam triển khai chiến lược phát triển kinh tế gắn với du lịch trải nghiệm

Quảng Nam triển khai chiến lược phát triển kinh tế gắn với du lịch trải nghiệm

Quảng Nam đang triển khai nhiều chiến lược phát triển kinh tế kết hợp với du lịch trải nghiệm, tạo ra những sản phẩm đặc trưng và hấp dẫn du khách.

Hủ tíu Mỹ Tho: Ẩm thực nổi tiếng vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Hủ tíu Mỹ Tho: Ẩm thực nổi tiếng vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Hủ tiếu Mỹ Tho (thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang) là món ẩm thực nổi tiếng ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Nguyên liệu chính là hủ tiếu khô, nước dùng từ thịt băm nhỏ, lòng heo nấu cùng xương tủy heo ăn cùng giá, hẹ tạo nên hương vị đặc trưng.

90 tv soi kèo hôm nay Keonhacai1 90ph tv bong da tv Gái Xinh mitomtv mitom link