Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

06/02/2019 22:58 | Tin tức

(Du lịch - Thethaovanhoa.vn) - Đến hẹn lại lên. Tháng Giêng âm lịch hàng năm là tháng của rất, rất nhiều các lễ hội ở Việt Nam trong đó có những lễ hội đáng chú ý, thu hút mối quan tâm của đông đảo dân chúng cũng như du khách gần xa.

1. Hội chùa Bái Đính (khai hội mùng 6/1 âm lịch)

Lễ hội chùa Bái Đính là một lễ hội xuân, diễn ra từ chiều ngày mùng 1 tết, khai mạc ngày mùng 6 tết và kéo dài đến hết tháng 3, khởi đầu cho những lễ hội hành hương về vùng đất cố đô Hoa Lư tỉnh Ninh Bình. Ngoài thời gian trên trong năm, du khách chỉ có thể vãn cảnh chùa mà không được thăm thú các hoạt động văn hóa của lễ hội.

Chú thích ảnh

Lễ hội chùa Bái Đính gồm 2 phần. Phần lễ gồm các nghi thức thắp hương thờ Phật, tưởng nhớ công đức Thánh Nguyễn Minh Không, lễ tế thần Cao Sơn và chầu thánh Mẫu Thượng Ngàn.[49] Lễ hội chùa Bái Đính bắt đầu bằng nghi thức rước kiệu mang bài vị thờ Thần Cao Sơn, Đức Thánh Nguyễn và Bà chúa Thượng Ngàn từ khu chùa cổ ra khu chùa mới để tiến hành phần hội.

Chú thích ảnh

Chú thích ảnh

Phần hội chùa Bái Đính gồm có các trò chơi dân gian, thăm thú hang động, vãn cảnh chùa, thưởng thức nghệ thuật hát Chèo, Xẩm đất Cố đô. Phần sân khấu hóa thường do Nhà hát Chèo Ninh Bình đảm nhiệm có tái hiện lễ đăng đàn xã tắc của Đinh Tiên Hoàng Đế và lễ tế cờ của Vua Quang Trung trên núi Đính trước giờ xung trận.

2. Lễ hội chùa Hương (khai hội mùng 6/1 âm lịch, kéo dài tới hết tháng 3 âm lịch)

Hàng năm cứ mỗi độ xuân về hoa mơ nở trắng núi rừng Hương Sơn, hàng triệu phật tử cùng tao nhân mặc khách khắp bốn phương lại nô nức trẩy hội chùa Hương, hành trình về một miền đất phật. Nơi trác tích Bồ Tát Quán Thế Âm ứng thiện tu hành, để dâng lên người một nén tâm hương, một lời nguyện cầu, hoặc thả hồn mình bay bổng hòa quyện với thiên nhiên, ở một vùng miền còn in dấu tích phật thoại và văn hóa tâm linh.

Hội Chùa Hương diễn ra trên địa bàn xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội. Chùa Hương đã được Bộ Văn hoá (nay là Bộ văn hoá, Thể thao và Du lịch) xếp hạng là di tích Quốc gia ngày 8 tháng 4 năm 1962 tại Quyết định số 313 VH/VP. Nhân dân xã Hương Sơn và du khách thập phương khi trẩy hội thường gọi với cái tên dân dã là đi chùa Hương, bởi theo “Truyện Phật Bà chùa Hương” thì nơi đây là nơi tu trì và trác tích của đức Phật Quán Thế Âm Bồ Tát đã được Việt hoá và danh xưng là Phật Bà chùa Hương, nghĩa là: Dấu vết thơm tho.

Ngày mùng 6 tháng giêng hàng năm là ngày khai hội Chùa Hương, ngày này vốn là ngày mở cửa rừng, của người dân địa phương sau này trở thành ngày khai hội. Lễ hội kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch.

Chùa Hương là một danh thắng nổi tiếng, không chỉ bởi cảnh đẹp mà nó còn là một nét đẹp văn hóa tín ngưỡng đạo phật của người dân Việt Nam. Không giống bất kỳ nơi nào, Chùa Hương là một tập hợp nhiều đền chùa hang động gắn liền với núi rừng, và trở thành một quần thể thắng cảnh rộng lớn, với một kiến trúc hài hòa giữa thiên nhiên và nhân tạo.

3. Chợ Viềng Nam Định (khai hội đêm mùng 7/1 âm lịch)

Chợ Viềng mở chính thức vào đêm ngày mùng 7 tháng Giêng âm lịch, nhưng ngay từ chiều cùng ngày đã có rất nhiều người ở khắp các địa phương mang hàng hóa về bày bán.

Câu ca dao cổ còn lưu truyền đến ngày nay: “Chợ Viềng năm có một phiên/ Để cho trai gái tốn tiền trầu cau” như lời mời gọi du khách gần xa dừng chân du xuân chợ Viềng Nam Định cho dù dẫu chưa một lần tường tận gốc tích của phiên chợ độc đáo này!

Chú thích ảnh

Trước đây, Nam Định có tới bốn chợ Viềng cùng tồn tại, đó là chợ Viềng Phủ Giày (Vụ Bản), chợ Viềng Nam Giang (Nam Trực), chợ Viềng Nghĩa Thịnh (Nghĩa Hưng) và chợ Viềng Mỹ Trung (Mỹ Lộc) nhưng bây giờ thu hút du khách nhiều nhất vẫn là Viềng Vụ Bản và Viềng Nam Trực. Mỗi chợ đều có nét độc đáo riêng nhưng tựu chung đây là hình thức sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng cộng đồng đầu xuân của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước từ xa xưa.

Với người dân Nam Định, đi chơi chợ Viềng đầu năm đã trở thành một thói quen không dễ gì thay đổi được, những bạn trẻ thì coi đây là chuyến du xuân tuyệt vời trong năm. Uớc tính phiên chợ này hàng năm thu hút không dưới hàng chục nghìn người từ Hà Nội về, từ Hải Phòng sang, từ Ninh Bình, Thanh Hóa ra để được đắm chìm trong lung linh, huyền diệu của chợ Viềng xuân. Khách thập phương thường lấy lộc kết hợp luôn cả đi lễ chùa, lễ phủ vì ở Viềng Nam Trực có chùa Đại Bi thờ Từ Đạo Hạnh còn Viềng Vụ Bản có phủ thờ thánh mẫu Liễu Hạnh, một trong “Tứ bất tử” được truyền tụng trong dân gian cả ngàn đời nay.

Du xuân chợ Viềng, mấy ai từ chối món thịt bò được thui bằng rơm nếp, thịt mềm, ngọt, bì vàng suộm được treo tại các quầy bán phở, bán bún, được bày bán la liệt trên các sạp, các bàn, thậm chí cả nong nia trên đường vào chợ ngày xuân. Hầu như ai cũng có ý thức mang lộc từ chợ,từ đất thánh về lấy may!

Trong bốn điểm chợ Viềng ở Nam Định thì chợ Viềng Phủ Giày (xã Kim Thái, huyện Vụ Bản) là đông đúc hơn cả vì thuận tiện đường đi lại và là điểm tham quan danh thắng đền phủ có sức hút lớn. Đây cũng là nơi lượng thịt bò thui được tiêu thụ nhiều nhất. Mọi người cứ đi hội, đi mua thịt bò đem về hoặc mời nhau ăn một bát bún, bát phở, một đĩa sào thịt bò để thưởng thức hương vị ngày xuân, trong tâm thức luôn luôn có sự cầu may.

Sở dĩ ở chợ Viềng xuân chỉ bán thịt bò thui vì nó đã đi vào tâm thức dân gian là món lễ vật đầu năm cúng thánh mẫu Liễu Hạnh công chúa. Trong một số văn bia ở Phủ Giày có ghi: Ngày mồng 3 tháng 3 hoặc mồng 4 tháng 3 đều dùng hai mâm xôi (mỗi mâm 10 đấu gạo), một buồng cau to, hai vò rượu và đặc biệt là một con bò thui để cúng thánh.

4. Lễ hội Yên Tử (khai hội ngày mùng 10/1 âm lịch, kéo dài tới hết tháng 3 âm lịch)

Lễ hội Yên Tử là một lễ hội được tổ chức tại khu di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử bắt đầu từ ngày 10 tháng Giêng đến hết tháng Ba âm lịch. Những năm gần đây, Yên Tử trở thành điểm du lịch văn hóa tâm linh, sinh thái, thắng cảnh, thu hút du khách trong và ngoài nước tìm đến quanh năm.

Chú thích ảnh

Yên Tử là nơi vua Trân Nhân Tông hóa Phật, nơi khai sinh Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, đạo Phật Việt Nam, một dòng Thiền có một không hai trên thế gian này. Trong Ngài thể hiện rất rõ, quyện vào nhau ba yếu tố con người hiện thực, hướng thượng và nhập thế để sáng lập dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử, đạo Phật của Việt Nam.

Chú thích ảnh

Yên Tử là một quần thể di tích lịch sử, văn hóa tâm linh nổi tiếng của nước nhà, là một kho tàng lịch sử và truyền thuyết phong phú, hấp dẫn. Yên Tử còn lưu những di tích lịch sử văn hóa thời Lý, Trần và các dấu ấn lịch sử, văn hóa, văn minh qua các thời đại.

Chú thích ảnh

Hệ thống chùa, am, tháp, tượng điêu khắc, bia kí,…phong phú, đa dạng của các thời đại: Lý, Trần, Lê, Nguyễn còn đến ngày nay ở Yên Tử, là những di sản văn hóa vô giá của dân tộc, là sản phẩm của nền văn minh Đại Việt, nổi bật là thời đại nhà Trần.

Ngày 10 tháng Giêng, lễ khai mạc Hội xuân truyền thống được tổ chức với nhiều hoạt động như: Lễ dâng hương cúng Phật, bái Tổ Trúc Lâm; văn nghệ diễn xướng tái hiện sự tích lịch sử, văn hóa tâm linh, những huyền thoại về Tam Tổ Thiền phái Trúc Lâm tôn kính; Lễ khai ấn "Dấu Thiêng Chùa Đồng" đầu năm rất quan trọng và các hoạt động văn hóa dân gian, múa Rồng Lân, võ thuật cổ truyền, trò chơi dân gian,..… tưng bừng, nhộn nhịp.

5. Hội Lim (chính hội ngày 13/1 âm lịch)

Hội Lim là lễ hội lớn nhất của người quan họ Kinh Bắc. Hội diễn ra trong hai ngày 12, 13 tháng giêng âm lịch hằng năm trong đó ngày 13 mới là chính hội. Hội Lim do Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Bắc Ninh và Uỷ ban Nhân dân huyện Tiên Du phối hợp tổ chức.

Trước đó, tối ngày 12 sẽ là đêm hội hát thi quan họ giữa các làng quan họ. Mỗi làng quan họ có được dựng một trại tại phần sân rộng của đồi Lim. Đây là phần hội hay nhất của cả lễ hội Hội Lim.

Chú thích ảnh

Chú thích ảnh

Chú thích ảnh

Về với Hội Lim là về với một trời âm thanh, thơ và nhạc náo nức không gian đến xao xuyến lòng người. Những áo mớ bảy mớ ba, nón ba tầm, quai thao, dải yếm lụa sồi, những ô lục soạn, khăn đóng, áo cặp the hoa gấm... như ẩn chứa cả sức sống mùa xuân của con người và tạo vật.

Hàng loạt trò chơi dân gian độc đáo đã diễn ra như thi dệt vải, đu tiên, vật, đập niêu, bịt mắt bắt dê, cờ người..., các chòi hát quan họ, cửa đình, cửa chùa vang lên những câu ca của các liền anh, liền chị.

6. Lễ Bà chúa Kho (Đầu năm âm lịch)

Đã thành thông lệ, cứ vào dịp đầu năm, hàng vạn người lại ngược về Bắc Ninh đi lễ Bà Chúa Kho để cầu lộc. Đầu năm vay bà, cuối năm trả nợ.

Đền Bà Chúa Kho nằm trên lưng chừng ngọn núi Kho, tại khu Cổ Mễ, Phường Vũ Ninh, TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Đây không chỉ là khu di tích lịch sử có giá trị nằm trong quần thể di tích của khu Cô Mễ (gồm: Đình - Chùa - Đền) mà còn là nơi hàng năm nhân dân khắp cả nước hành hương mang tính tín ngưỡng.

Chú thích ảnh

Chú thích ảnh

Chú thích ảnh

Ngôi đền có liên quan đến sự kiện Lý Thường Kiệt lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Tống năm 1076. Vào thời đó ở làng Cổ Mễ, núi Kho, Cầu Gạo... vốn là những nơi đặt kho lương thực của quân Lý ở bờ nam chiến tuyến Như Nguyệt (Sông Cầu). Núi Kho, núi Dinh, Thị Cầu cũng vốn là một vị trí chiến lược có thể kiểm soát con đường từ Lạng Sơn qua sông Cầu về Thăng Long xưa.

Chú thích ảnh

Đền Cổ Mễ thờ Bà Chúa Kho chính là nơi tưởng niệm một người phụ nữ Việt Nam đã khéo tổ chức sản xuất, tích trữ lương thực, trông nom kho tàng quốc gia trong thời kỳ trước và sau chiến thắng Như Nguyệt.

Vào đời nhà Lý, Bà có công giúp triều đình trông coi kho lương thực tại Núi Kho (tỉnh Bắc Ninh) và đã "thác" trong cuộc kháng chiến chống quân Tống vào ngày 12 tháng giêng năm Đinh Tỵ (1077). Nhà vua thương tiếc phong cho Bà là Phúc Thần. Người dân nhớ thương Bà lập nên đền thờ tại kho lương thực cũ của triều đình ở Núi Kho và gọi Bà với một niềm tôn kính là: Bà Chúa Kho.

Ngoài ra, còn rất, rất nhiều những lễ hội đáng chú ý khác như:

+ Hội mở mặt tại Hải Phòng: Hội Mở mặt (xã Phục Lễ, Thuỷ Nguyên, Hải Phòng) diễn ra từ ngày 6-10 tháng Giêng. Theo tương truyền, các cô gái làng Phục Lễ nổi tiếng xinh đẹp nhưng quanh năm chít khăn vuông đen, che kín mặt. Ngay cả khi lấy chồng, nhiều cô vẫn e ngại không chịu bỏ khăn.

+ Hội chùa Keo (ngày 14 tháng Giêng): Chùa Keo thuộc xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Chùa là một trong những ngôi cổ tự nổi tiếng bậc nhất ở Việt Nam. Gác chuông chùa Keo là một công trình nghệ thuật bằng gỗ độc đáo.

Chùa thờ Không Lộ, có công chữa bệnh cho vua Lý Thánh Tông, được phong làm Quốc Sư. Ngoài lễ Phật còn có các trò chơi bắt vịt, thi thổi cơm và ném pháo…

+ Lễ hội chọi trâu Hải Lựu: Diễn ra tại Lập Thạch, Vĩnh Phúc từ ngày16-17 tháng Giêng. Đây là một trong những lễ hội văn hóa dân gian cổ xưa nhất (tương truyền có từ thời Hùng Vương) còn lưu giữ được dáng vẻ nguyên sơ, không có những toan tính cay cú ăn thua của con người, không có việc trâu bị tiêm thuốc kích thích, không có cá cược…

+ Hội hoa Vị Khê: Làng Vị Khê của xã Điền Xá (Nam Trực, Nam Định) là một trong những làng chuyên cây cảnh lâu đời nhất nước. Truyện xưa kể lại làng được hình thành từ thế kỉ thứ 3, với tên gọi Nguyễn Gia Trang. Người có công đưa nghề cây thế về làng, hiện được thờ làm Thành hoàng là cụ Ngô Gia Tự. Lễ hội diễn ra từ ngày 20 đến 30 tháng Giêng tại thôn Vị Khê, xã Nam Điền, Nam Trực, Nam Định.

+ Hội Xoan (từ 7 – 10 tháng Giêng): Diễn ra tại Làng Hương Nha, huyện Tam Thanh, Phú Thọ. Lễ hội tưởng nhớ Xuân Nương, một nữ tướng tài giỏi của Hai Bà Trưng. Khởi đầu lễ hội là tiệc cầu Xuân dâng Thành hoàng, theo truyền thống dọn cỗ chay, có củ mài và mật ong. Tục truyền việc mổ trâu “nồi da xáo thịt” diễn lại tích năm tướng của vua Hùng thờ thần sông mà thoát nạn, khi lên bờ tìm trâu mổ thịt, lấy da làm nồi nấu để tế thần sông. Mồng 10 tháng Giêng diễn trò trình nghề ở bãi sông trước đình làng. Các vai diễn cày, bừa, gieo mạ, tát nước, bán con ngài tằm, bán bông rất hấp dẫn.

+ Hội đền An Dương Vương (làng Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội): kéo dài từ ngày 6 đến 16 tháng giêng. Lễ hội tưởng nhớ đến vua Thục Phán có công dựng nước Âu Lạc, xây thành Cổ Loa.

+ Hội đền Và (Bất Bạt): Mở vào ngày 15 âm lịch, thờ thần núi Tản Viên. Năm nay cũng là năm đầu tiên một gian giới thiệu về nghệ thuật thư pháp được trưng bày tại đền Và. Cùng với hoạt động trên, các cuộc thi, trò chơi dân gian như thi cờ tướng, thi nấu cơm, kéo co, chọi gà, liên hoan văn nghệ quần chúng...

+ Lễ hội Côn Sơn bắt đầu từ mồng mười tháng giêng, chùa Côn Sơn (huyện Chí Linh, Hải Dương) đã được đón khách thập phương đến lễ Phật và trẩy hội. Chính thức lễ hội bắt đầu từ rằm tháng giêng đến ngày 22 thì kết thúc.

+ Hội chùa Thầy: Đến với chùa Thầy, du khách được chiêm ngưỡng phong cảnh non nước hữu tình, thưởng thức các màn rối nước đặc sắc - một môn nghệ thuật truyền thống mà tổ sư của nghề không ai khác chính là Từ Đạo Hạnh truyền lại. Hội chùa Thầy diễn ra từ ngày 5 đến 7-3 âm lịch.

TT (tổng hợp)

Tin cùng chuyên mục

Dựng cây nêu và thưởng thức Phong vị Tết Huế ở Hoàng cung

Dựng cây nêu và thưởng thức Phong vị Tết Huế ở Hoàng cung

Ngày 22/1/2025 (23 tháng Chạp), Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức lễ dựng cây nêu tại di tích Triệu Tổ Miếu, Thế Tổ Miếu bên trong Đại Nội Huế theo nghi thức truyền thống và tổ chức chương trình Phong vị Tết Huế thu hút đông đảo du khách tham gia, trải nghiệm.

Du lịch nội địa Việt Nam hút khách “Tây ăn Tết ta”

Du lịch nội địa Việt Nam hút khách “Tây ăn Tết ta”

Những ngày gần đây, khách quốc tế nhộn nhịp đến Thành phố Hồ Chí Minh trải nghiệm sản phẩm du lịch nội đô, tour liên tuyến từ Thành phố đi các địa phương khác.

Phát triển du lịch nông thôn gắn với sản phẩm OCOP

Phát triển du lịch nông thôn gắn với sản phẩm OCOP

Phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn với tiêu thụ nông đặc sản và sản phẩm OCOP được xác định là giải pháp tối ưu, mang lại lợi ích kép cho khu vực nông nghiệp, nông thôn.

Phát triển du lịch văn hóa tâm linh gắn với bảo tồn di sản

Phát triển du lịch văn hóa tâm linh gắn với bảo tồn di sản

Du lịch văn hóa tâm linh là một trong những loại hình du lịch nổi bật ở nước ta. Hệ thống các di tích, di sản văn hóa là tài nguyên, nền tảng để nhiều địa phương phát triển mạnh loại hình du lịch này, đáp ứng nhu cầu du khách; đồng thời góp phần thiết thực bảo tồn giá trị văn hóa di sản.

Chuyên gia dự báo Việt Nam, Indonesia và Ấn Độ sẽ bùng nổ du lịch

Chuyên gia dự báo Việt Nam, Indonesia và Ấn Độ sẽ bùng nổ du lịch

Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn thông tin từ báo chí địa phương dự báo Ấn Độ, Indonesia và Việt Nam sẽ phát triển "đột biến" trong lĩnh vực du lịch khi tầng lớp trung lưu tăng lên.

Huế đón tàu du lịch quốc tế với hơn 4.400 khách “xông đất” năm 2025

Huế đón tàu du lịch quốc tế với hơn 4.400 khách “xông đất” năm 2025

Ngày 9/1, tại Cảng Chân Mây (huyện Phú Lộc), Sở Du lịch thành phố Huế phối hợp với Công ty Cổ phần Cảng Chân Mây và Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Dịch vụ Lữ hành Saigontourist tổ chức đón chuyến tàu du lịch và những du khách đầu tiên đến Huế bằng đường biển năm 2025.

Năm 2024: Một năm bứt phá của ngành Du lịch Việt Nam

Năm 2024: Một năm bứt phá của ngành Du lịch Việt Nam

Du lịch Việt Nam kết thúc năm 2024 với con số ấn tượng: đón gần 17,5 triệu lượt, tăng 38,9%; khách nội địa ước đạt 110 triệu lượt, tăng 1,6%; tổng thu từ khách du lịch ước đạt khoảng 840.000 tỷ đồng, tăng 23,8% so với năm 2023.

Nhật Bản thúc đẩy UNESCO công nhận văn hóa tắm onsen là di sản phi vật thể

Nhật Bản thúc đẩy UNESCO công nhận văn hóa tắm onsen là di sản phi vật thể

Một nhóm thống đốc tỉnh Nhật Bản đang hướng tới mục tiêu đưa văn hóa onsen (tắm suối nước nóng) của Nhật Bản vào danh sách di sản phi vật thể.

Tin mới nhất

Khám phá xóm Khuôn Tát: Điểm đến du lịch cộng đồng độc đáo ở Định Hóa, Thái Nguyên

Khám phá xóm Khuôn Tát: Điểm đến du lịch cộng đồng độc đáo ở Định Hóa, Thái Nguyên

Nằm yên bình ở phía Tây của xã Phú Đình, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên, xóm Khuôn Tát không chỉ là nơi lưu giữ nét đẹp văn hóa truyền thống mà còn là một điểm du lịch cộng đồng hấp dẫn với nhiều trải nghiệm đáng nhớ.

Dựng cây nêu và thưởng thức Phong vị Tết Huế ở Hoàng cung

Dựng cây nêu và thưởng thức Phong vị Tết Huế ở Hoàng cung

Ngày 22/1/2025 (23 tháng Chạp), Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức lễ dựng cây nêu tại di tích Triệu Tổ Miếu, Thế Tổ Miếu bên trong Đại Nội Huế theo nghi thức truyền thống và tổ chức chương trình Phong vị Tết Huế thu hút đông đảo du khách tham gia, trải nghiệm.

Biển Mũi Né rực rỡ sắc màu trong mùa lướt ván diều

Biển Mũi Né rực rỡ sắc màu trong mùa lướt ván diều

Những ngày này, khi gió thổi mạnh, trời trong xanh, bãi biển Mũi Né, thành phố Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận) thu hút đông du khách quốc tế yêu thích bộ môn lướt ván diều đến vui chơi, trải nghiệm cùng sóng và gió.

Bình Định khánh thành cụm linh vật Ất Tỵ 2025

Bình Định khánh thành cụm linh vật Ất Tỵ 2025

Tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành, thành phố Quy Nhơn (Bình Định), diễn ra lễ khánh thành cụm linh vật Ất Tỵ 2025. Cụm linh vật năm Ất Tỵ 2025 lấy ý tưởng từ tượng rắn thần Naga 5 đầu tại Tháp Chăm Dương Long (huyện Tây Sơn).

Du lịch nội địa Việt Nam hút khách “Tây ăn Tết ta”

Du lịch nội địa Việt Nam hút khách “Tây ăn Tết ta”

Những ngày gần đây, khách quốc tế nhộn nhịp đến Thành phố Hồ Chí Minh trải nghiệm sản phẩm du lịch nội đô, tour liên tuyến từ Thành phố đi các địa phương khác.

Rộn ràng cánh đồng hoa lớn nhất ở Bình Dương

Rộn ràng cánh đồng hoa lớn nhất ở Bình Dương

Ngày 21/1 (ngày 22 tháng Chạp), không khí Tết Nguyên Đán đã tràn ngập khắp các nẻo đường, cánh đồng hoa Tân Ba ở thành phố Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.

Du lịch toàn cầu "hồi sinh" ngoạn mục sau đại dịch Covid-19

Du lịch toàn cầu "hồi sinh" ngoạn mục sau đại dịch Covid-19

Ngày 20/1, Tổ chức Du lịch thế giới thuộc Liên hợp quốc (LHQ) thông báo du lịch quốc tế đã hoàn toàn phục hồi sau cú sốc do đại dịch COVID-19 gây ra.

Đầu Xuân, Quảng Ninh lạc quan đón dòng du khách quốc tế bằng đường biển

Đầu Xuân, Quảng Ninh lạc quan đón dòng du khách quốc tế bằng đường biển

Khởi đầu năm 2025, Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long (Quảng Ninh) dự kiến sẽ tiếp đón 11 chuyến tàu biển từ các thương hiệu cao cấp với gần 16.000 khách quốc tế đến tham quan Quảng Ninh ngay trong tháng 1 này.

Cẩn trọng mắc bẫy lừa đảo đổi tiền, mua tour du lịch giá rẻ dịp cận Tết

Cẩn trọng mắc bẫy lừa đảo đổi tiền, mua tour du lịch giá rẻ dịp cận Tết

Ngày 20/1, Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông đã gửi cảnh báo về các trường hợp lừa đảo xuất hiện trên mạng xã hội trong tuần vừa qua.

Khánh thành tuyến cáp treo Hương Bình nối chùa Tiên (Hoà Bình) với chùa Hương

Khánh thành tuyến cáp treo Hương Bình nối chùa Tiên (Hoà Bình) với chùa Hương

Dự án Tuyến cáp treo Hương Bình được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư cho Công ty TNHH MTV Du lịch Thái Bình (đơn vị thành viên của Tập đoàn Thái Bình Dương).

90 tv soi kèo hôm nay Keonhacai1 90ph tv bong da tv Gái Xinh mitomtv mitom link