Gia đình có con dưới 5 tuổi chú ý: bệnh tay chân miệng đang vào mùa và đây là những điều cần biết để phòng tránh

18/04/2023 15:33 GMT+7 | Văn hóa Giải trí 247

Theo thông tin từ Trung tâm Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Nhi Trung ương), từ đầu năm 2023 cho tới nay, có hơn 100 trường hợp trẻ nhập viện do mắc bệnh tay chân miệng, Tại Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Hà Nội, tuần vừa qua cũng ghi nhận 80 trẻ mắc bệnh tay chân miệng, tăng gấp 1,5 lần so với tuần trước đó. Cộng dồn số liệu từ đầu năm 2023 đến hiện tại, thành phố đã có 378 ca mắc tay chân miệng, trong khi cùng kỳ năm ngoái chỉ có 5 ca.

Vậy bệnh tay chân miệng xuất phát từ đâu và lây lan như thế nào?

Bệnh tay chân miệng xuất hiện là do nhiều loại enterovirus xâm nhập cơ thể qua đường hô hấp hoặc tiêu hóa, trong đó nhiễm sakchivirus A16 (CV-A16) và enterovirus 71 (EV-A71) là phổ biến nhất.

Đối tượng mắc bệnh chủ yếu là nhóm mẫn cảm với virus đường ruột gây bệnh tay chân miệng, tập trung ở trẻ em dưới 5 tuổi và tỷ lệ mắc bệnh cao nhất là nhóm dưới 3 tuổi. Bệnh có thể xảy ra quanh năm ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, chủ yếu vào mùa hè và mùa thu ở vùng ôn đới.

photo-1

Có 2 đường lây truyền phổ biến của bệnh tay chân miệng là:

- Lây truyền qua tiếp xúc gần: do tiếp xúc với tay chân người bệnh, khăn tắm, đồ vệ sinh cá nhân, đồ chơi, bộ đồ ăn, dụng cụ pha sữa, giường và đồ lót bị nhiễm virus.

photo-1

 - Lây truyền qua đường hô hấp và đường tiêu hóa.

Thời gian ủ bệnh và triệu chứng thường gặp của bệnh tay chân miệng

Thời gian ủ bệnh của bệnh tay chân miệng phần lớn dao động từ 2 đến 10 ngày, trung bình sẽ là 3 đến 5 ngày phát bệnh.

Bệnh nhân thường có biểu hiện sốt, mệt mỏi, mẩn ngứa, nổi mụn rộp, lở loét trên da và niêm mạc tay, chân, miệng, mông… Hầu hết các triệu chứng đều nhẹ, nhưng cũng có một số ít trẻ diễn biến bệnh nhanh, dễ bị tổn thương hệ thần kinh, nặng thì bị suy tim phổi, thậm chí tử vong.

Để phòng chống bệnh tay chân miệng cần phải làm gì?

- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.

- Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.

photo-1

- Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.

- Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.

- Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân và các chất thải của bệnh nhân phải được thu gom và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.

- Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất.

Nguồn và ảnh: Sohu, Bộ Y tế

Tiểu Phương

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm
90 tv soi kèo hôm nay Keonhacai1 90ph tv bong da tv Gái Xinh mitomtv mitom link