Giá vàng thế giới tăng khiêm tốn trong tuần qua

06/08/2022 18:43 GMT+7 | Giá vàng

Mặc dù giá vàng thế giới đi xuống trong phiên 5/8, chủ yếu vì báo cáo việc làm mạnh mẽ bất ngờ của Mỹ đã giảm bớt những lo lắng về khả năng suy thoái kinh tế, nhưng tính chung cả tuần, giá kim loại quý này vẫn tăng nhẹ 0,5%.

Giá vàng sáng 5/8 tăng 600 nghìn đồng/lượng

Giá vàng sáng 5/8 tăng 600 nghìn đồng/lượng

Sáng 5/8, giá vàng trong nước tăng cùng xu hướng với giá vàng thế giới và giao dịch quanh ngưỡng 68 triệu đồng/lượng.

Phiên này, giá vàng giao ngay giảm 0,9% xuống 1.775,09 USD/ounce vào lúc 0 giờ 43 phút (sáng 6/8 theo giờ Việt Nam), sau khi đã giảm 1,5% trước đó trong ngày.

Giá vàng kỳ hạn của Mỹ cũng mất 0,9% xuống mức 1.791,2 USD/ounce.

Báo cáo mới nhất của Bộ Lao động Mỹ cho thấy các nhà tuyển dụng ở nước này đã thuê nhiều công nhân hơn so với dự kiến trong tháng Bảy, với tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống mức thấp ghi nhận hồi trước đại dịch là 3,5%.

Theo ông Rupert Rowling, nhà phân tích thị trường tại công ty tư vấn tài chính Kinesis Money, bức tranh tích cực của thị trường việc làm củng cố kỳ vọng Fed sẽ tiếp tục quyết liệt thắt chặt chính sách tiền tệ, khi nỗ lực kiềm chế lạm phát đang ở mức cao nhất trong hơn bốn thập kỷ đã không làm tăng tỷ lệ thất nghiệp hay khả năng xảy ra suy thoái kinh tế. Trong bối cảnh đó, đà tăng của giá vàng có thể bị giới hạn ở ngưỡng 1.800 USD/ounce.

Tương tự, ông Bart Melek, người đứng đầu bộ phận chiến lược hàng hóa tại công ty môi giới đầu tư TD Securities cho biết giá vàng đã tăng trong giai đoạn gần đây do suy nghĩ rằng Fed sẽ thay đổi quan điểm chính sách từ “diều hâu” sang "ôn hòa". Nhưng số liệu việc làm cho thấy nền kinh tế Mỹ đang phát triển mạnh mẽ - điều có thể thúc đẩy Fed quyết liệt điều chỉnh lãi suất hơn. Đây không phải một tin tốt đối với vàng.

Chú thích ảnh
Vàng trang sức được bày bán tại một cửa hàng. Ảnh: THX/TTXVN

Giá vàng luôn nhạy cảm với các động thái điều chỉnh lãi suất của Fed. Bởi lãi suất tăng sẽ giúp đồng USD mạnh lên, song lại khiến sức hấp dẫn của các tài sản không sinh lời như vàng giảm đáng kể.   

Nhìn chung, thị trường vàng thế giới đã có một tuần chịu nhiều chi phối từ các số liệu kinh tế Mỹ.

Trong phiên đầu tuần 1/8, giá vàng kỳ hạn của Mỹ đã tăng 0.33% lên 1.787,7 USD/ounce do đồng USD yếu đi và các số liệu kinh tế có phần đáng lo ngại của Mỹ. Số liệu kinh tế do Bộ Thương mại Mỹ đưa ra cùng ngày cho thấy chi tiêu cho các dự án xây dựng trong tháng Sáu giảm 1,1% so với cùng kỳ năm trước, mức giảm lớn nhất trong hơn một năm. Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) sản xuất toàn cầu cho tháng Bảy cũng giảm từ 52,7 trong tháng Sáu xuống 52,2.

Sang phiên 2/8, giá vàng chạm mức cao nhất trong khoảng một tháng giữa bối cảnh căng thẳng Mỹ - Trung Quốc lên cao và lo ngại về khả năng kinh tế Mỹ suy thoái đã làm tăng sự hấp dẫn của vàng, vốn được xem là kênh đầu tư an toàn. Phiên này, giá vàng kỳ hạn Mỹ tăng 0,1% lên 1.789,70 USD/ounce.

Giá vàng đảo chiều giảm trong phiên 3/8, chủ yếu do đồng USD mạnh lên khi kinh tế Mỹ đón nhận số liệu tích cực về chỉ số PMI. Theo đó, giá vàng kỳ hạn Mỹ giảm tới 13,3 USD (tương đương 0,74%), xuống 1.776,4 USD/ounce.

Phiên 4/8, giá vàng tăng lại hơn 1% lên mức cao mới trong một tháng qua, nhờ sự suy yếu của đồng USD và lợi suất trái phiếu chính phủ của Mỹ, giữa lúc giới đầu tư đang dõi theo tình hình quan hệ Mỹ - Trung. Giá vàng kỳ hạn của Mỹ phiên này tăng 1,7% và khép phiên ở mức 1.806,90 USD/ounce.

Tuy đi xuống trong phiên cuối tuần 5/8, giá vàng thế giới vẫn tăng khiêm tốn 0,5% khi tính chung cả tuần qua.

Ông Michael Hewson, trưởng nhóm phân tích thị trường tại công ty dịch vụ tài chính CMC Markets cho biết sau tin tức không mấy có lợi từ thị trường lao động Mỹ, vàng sẽ tiếp tục đối mặt với một số bài kiểm tra quan trọng tiếp theo trong tuần tới.

Các nhà đầu tư sẽ theo dõi chặt chẽ dữ liệu về cán cân thương mại Mỹ - Trung Quốc dự kiến được công bố vào đầu tuần. Trong trường hợp thặng dư thương mại sụt giảm lớn hơn dự kiến, vàng sẽ khó hội tụ được sức mạnh để tăng giá. Kể từ đầu mùa Hè, các số liệu đáng thất vọng về nền kinh tế Trung Quốc đã đè nặng lên giá vàng trong bối cảnh những thông tin bất lợi này có thể tác động tiêu cực đến triển vọng nhu cầu.

Sang thứ Tư (10/8), Cục Thống kê Lao động Mỹ sẽ công bố Chỉ số Giá tiêu dùng (CPI) cho tháng Bảy. Báo cáo này nhiều khả năng sẽ ảnh hưởng đáng kể đến việc định giá của thị trường cho quy mô đợt tăng lãi suất vào tháng Chín của Fed.

Hiện tại, Công cụ theo dõi FedWatch của CME Group cho thấy có 66,5% xác suất Fed sẽ có thêm một đợt tăng lãi suất 75 điểm cơ bản. Do các quan chức Fed không bác bỏ hoàn toàn một động thái như vậy, chỉ số CPI trên 9% sẽ cho phép những đặt cược vào một Fed “diều hâu” tiếp tục chi phối thị trường và gia tăng áp lực theo hướng giảm đối với giá vàng.

Đại học Michigan sắp công bố Chỉ số Tâm lý Người tiêu dùng sơ bộ cho tháng Tám. Thay vì dữ liệu về niềm tin người tiêu dùng, các nhà đầu tư sẽ chú ý đến yếu tố kỳ vọng lạm phát dài hạn của cuộc khảo sát này. Trong phiên bản cuối cùng của tháng Bảy, kỳ vọng lạm phát dài hạn là 2,8%. Bất kỳ mức kỳ vọng nào trên 3% có thể giúp đồng USD mạnh lên và làm tổn hại đến giá vàng. Ngược lại, mức 2,8% hoặc thấp hơn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến đồng bạc xanh.

H.Thủy/TTXVN (Tổng hợp)

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm
90 tv soi kèo hôm nay Keonhacai1 90ph tv bong da tv Gái Xinh mitomtv mitom link