04/11/2008 10:28 GMT+7 | Thế giới
“Chúng ta không chùn tay khi xử lý các hành vi sản xuất, buôn bán vật tư nông nghiệp (VTNN) giả, kém chất lượng. Phải coi hành vi này là tội ác. Không thể để kẻ hám lợi kiếm lời trên sinh mạng của người dân. Để ngăn chặn tình trạng này cần vận dụng tối đa các mức xử phạt nặng như: Rút giấy phép kinh doanh, đình chỉ hoạt động, truy tố...". Bộ trưởng NN&PTNT Cao Đức Phát nhấn mạnh tại Hội nghị trực tuyến tăng cường quản lý chất lượng VTNN tổ chức ngày 3/11.
Xử lý kiểu... “đấm bịch bông”
Cán bộ quản lý thị trường TP Hồ Chí Minh kiểm tra, lập biên bản thu giữ hàng trăm tấn phân bón giả. |
Theo phản ánh của các tỉnh, vấn nạn sản xuất, buôn bán VTNN giả, kém chất lượng đang diễn biến phức tạp. Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Tiền Giang, Nguyễn Văn Khang cho biết: “Từ đầu năm đến nay, kiểm nghiệm 30 mẫu phân bón thì phát hiện tới 9 mẫu không đạt tiêu chuẩn; kiểm nghiệm 3 mẫu thuốc thú y phát hiện 1 mẫu không đạt tiêu chuẩn”. Còn theo đại diện Sở NN &PTNT tỉnh Lâm Đồng: Địa phương đã phân tích 280 mẫu trong số 3.800 mẫu phân bón, thì có tới 38% số mẫu không đạt tiêu chuẩn”. Thực trạng này được nhiều đại biểu Quốc hội đề cập tại Kỳ họp thứ tư của Quốc hội đang diễn ra.
Cộng với những bức xúc trên thị trường VTNN, mà hội nghị này được Bộ NN & PTNT tổ chức nhằm siết lại việc quản lý trong lĩnh vực này, mà cụ thể là 4 loại: Phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y và thuốc bảo vệ thực vật.
Phát hiện hơn 230 tấn phân bón không công bố tiêu chuẩn chất lượng Ngày 3/11, lãnh đạo Chi cục quản lý thị trường (QLTT) TP.HCM cho biết, Đội QLTT Bình Chánh tiến hành kiểm tra Công ty TNHH hóa chất Đại Nam (A10/20 Nguyễn Cửu Phú, ấp 1, xã Tân Kiên, Bình Chánh) khi tại đây đang sản xuất phân bón và phát hiện có 4.647 bao (50 kg/bao) phân bón hữu cơ sinh học cao cấp hỗn hợp không công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm.
Ngoài ra, tại công ty còn có 10.000 kg phân bón vi lượng hữu cơ cao cấp. Lực lượng kiểm tra đã lập biên bản vi phạm trên của công ty đồng thời lấy mẫu 2 loại phân bón trên để kiểm định thành phần, định lượng đã được thể hiện trên bao bì. |
Các địa phương, điển hình như: Hà Nội, Lâm Đồng, Hà Nam... đều đề nghị tăng thẩm quyền thanh tra, kiểm tra, xử phạt cho chính quyền cấp xã, cấp huyện. Nếu trông chờ cấp tỉnh, trung ương thì không đủ sức xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm. Bộ NN&PTNT chấp thuận cách làm này, đồng thời lưu ý các địa phương chú trọng vận dụng tối đa các quy định của pháp luật hiện hành để áp dụng nhiều hình thức xử lý “mạnh tay” như: Rút giấy phép kinh doanh, đình chỉ hoạt động, tăng cường xử lý hình sự... Về lâu dài, bộ sẽ đề nghị Chính phủ, Quốc hội sửa đổi các văn bản pháp luật liên quan đến xử lý vi phạm trong sản xuất, buôn bán, vận chuyển VTNN giả, kém chất lượng theo hướng tăng nặng.
Ngoài ra, để tăng hiệu quả xử lý vi phạm cũng cần tăng cường xây dựng hệ thống phòng kiểm nghiệm VTNN, nhưng việc này cần theo vùng để tránh tốn kém. Một giải pháp nữa cũng được các cơ quan chức năng thống nhất tăng cường thực hiện trong thời gian tới là tuyên truyền để người dân thực sự là “người tiêu dùng thông thái”. Qua đó, họ cùng với cơ quan chức năng chủ động phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm trên thị trường VTNN. Khi dân kiên quyết từ chối tiêu thụ các loại VTNN rởm, thì loại vật tư này không có “đất” lưu hành.
Theo Tin Tức
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất