08/03/2023 16:08 GMT+7 | Văn hoá
Giải thưởng Kiến trúc Pritzker – được coi là giải Nobel Kiến trúc - đã được trao cho kiến trúc sư và nhà quy hoạch đô thị người Anh David Alan Chipperfield.
Ban giám khảo giải Pritzker đã gọi công trình của Chipperfield "tinh tế nhưng mạnh mẽ, nhẹ nhàng nhưng thanh lịch".
Trong hơn 4 thập kỷ, Chipperfield đã xúc tiến nhiều dự án, từ các tòa nhà văn hóa, dân sự và học thuật đến quy hoạch đô thị, nhà ở và bao gồm cả công trình bổ sung gần đây cho khu phức hợp Đảo Bảo tàng nổi tiếng của Berlin —
"Ông là một kiến trúc sư giỏi. Ông thể hiện sự tôn kính của mình đối với lịch sử và văn hóa đồng thời tôn vinh môi trường tự nhiên và xây dựng đã có từ trước.
Thiết kế hiện đại vượt thời gian của ông đối diện với khẩn cấp về khí hậu, biến đổi các mối quan hệ xã hội và tái tạo sức sống cho các thành phố" – theo tuyên bố của Ban giám khảo giải thưởng năm nay.
Và Bam giám khảo ghi nhận sự tận tâm của kiến trúc sư đối với xã hội và môi trường hơn là chạy theo xu hướng.
Tom Pritzker, Chủ tịch của Hyatt Foundation - tổ chức tài trợ cho giải thưởng – nhận định:
Có trụ sở tại London, với các văn phòng bổ sung ở 4 quốc gia khác, Chipperfield đã làm việc trên khắp châu Á và châu Âu cũng như ở các thành phố của Mỹ như Davenport, Iowa và Anchorage, Alaska.
Vào năm 2019, thành phố Berlin đã khánh thành Phòng trưng bày James Simon - một cửa ngõ mới do Chipperfield thiết kế dẫn đến khu phức hợp Đảo Bảo tàng và được coi là thời điểm quan trọng trong nỗ lực cải tạo khu vực 5 bảo tàng - nơi lưu giữ các báu vật như Cổng Ishtar của Babylon và tượng bán thân của Nữ hoàng Ai Cập Nefertiti.
Các nhà tổ chức giải thưởng Pritzker đã ca ngợi thiết kế này và cách nó "cho phép tầm nhìn bao quát từ bên trong và bên ngoài, thậm chí xuyên qua các tòa nhà liền kề và cảnh quan đô thị xung quanh".
Trong một cuộc phỏng vấn, Chipperfield (69 tuổi) nhớ lại dự án này như một trải nghiệm mãnh liệt.
"Đó không chỉ là một bảo tàng, nó là một phần kết cấu, là di sản của thành phố theo những cách tốt và xấu nhất" - ông nói với hãng tin AP vào hôm 6/3 từ Berlin. "Đó là một tòa nhà tuyệt vời của thế kỷ 19 nhưng đã bị phá hủy đáng kể trong Thế chiến II và sau đó bị bỏ quên.
Vì vậy, tòa nhà tồi tàn này mang theo một khối lượng lịch sử khổng lồ cùng với nó. Và do đó, khi chúng tôi xây dựng lại nó, chúng tôi cũng rất quan tâm đến tiềm năng cảm xúc của nó, ý nghĩa của nó đối với Berlin, với nước Đức".
Chipperfield lưu ý rằng việc mở rộng bảo tàng bao gồm một số dự án bổ ích nhất của ông.
"Các dự án bảo tàng của chúng tôi luôn cho phép chúng tôi chơi đùa với những thứ vật chất của kiến trúc - không gian, thể tích, vật liệu, ánh sáng.
Nhưng cũng cho phép chúng tôi chơi với ý nghĩa xã hội. Và làm thế nào để một tổ chức văn hóa tương tác với thành phố mà nó tọa lạc, nếu đó là St. Louis hoặc Anchorage hoặc Davenport, Iowa".
Ở châu Á, ông có công trình Amorepacific ở Seoul - nơi được cho là hài hòa giữa "cá nhân và tập thể, tư nhân và cộng đồng, công việc và thời gian nghỉ ngơi" và Nhà nguyện và Trung tâm Du khách Nghĩa trang Inagawa ở Hyogo (Nhật Bản), nơi "các vật chất và tinh thần cùng tồn tại".
Chipperfield sinh ra ở London và lớn lên trong một trang trại ở Devon, phía Tây Nam nước Anh, nơi ông nói rằng một tập hợp các nhà kho và nhà phụ đã định hình ấn tượng ban đầu của ông về kiến trúc.
Ông thành lập David Chipperfield Architects tại London vào năm 1985, sau đó có thêm văn phòng tại Berlin (Đức), Thượng Hải (Trung Quốc), Milan (Italy) và Santiago de Compostela (Tây Ban Nha).
Chipperfield là chủ nhân lần thứ 52 của Giải thưởng Kiến trúc Pritzker do cố doanh nhân Jay A. Pritzker và vợ ông – Cindy - thành lập vào năm 1979. Người chiến thắng nhận được khoản trợ cấp 100.000 USD và huy chương đồng.
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất