Lần đầu tiên 'mảng tối' của K-pop được công khai bàn bạc

16/08/2018 07:15 GMT+7 | Giải trí

(Thethaovanhoa.vn) - Bệnh tâm thần, trầm cảm và tự vẫn là những vấn đề thường không được người hâm mộ K-pop quan tâm nhiều. Nhưng nay tại KCON - sự kiện âm nhạc K-pop thường niên được Mnet Media tổ chức ở New York và Los Angeles từ năm 2012 - những vấn đề này đã được đề cập thẳng thắn.

1. Bên trong Trung tâm Hội nghị Los Angeles cuối tuần qua, 94.000 người hâm mộ K-pop đã được chào mừng và gặp gỡ các nghệ sĩ yêu thích của mình, họ nhảy “điên cuồng” tại các buổi hội thảo về vũ đạo và tạo nên một khung cảnh âm nhạc với tràn ngập niềm vui sướng của người hâm mộ.

Song trong một phòng họp của Trung tâm Hội nghị, nhiều người nêu rằng đằng sau những thành công, hào nhoáng bên ngoài, K-pop có một khía cạnh đen tối hơn, ít được bàn đến hơn.

Hồi năm ngoái, ca sĩ Jonghyun của nhóm nhạc K-pop Shinee đã tự vẫn ở tuổi 27. Sự ra đi đột ngột của Jonghyun đã làm rúng động nền nền âm nhạc vốn chưa bao giờ thực sự chú ý giải quyết những vấn đề cá nhân của các nghệ sĩ, đặc biệt là những căn nguyên trong một nền văn hóa coi trọng đạo đức làm việc và khả năng phục hồi cá nhân.

Chú thích ảnh
Người hâm mộ học các màn vũ đạo trong MV K-pop

Chứng trầm cảm và việc tự vẫn đã “cướp” đi một số ngôi sao lớn, để lại sự hẫng hụt, thương tiếc lớn cho người hâm mộ. Với KCON giờ là lúc để bàn về chuyện này.

“Nếu chúng ta có thể xử lý được các ung nhọt thì có thể đối diện được với ý nghĩ rằng bệnh tâm thần là bệnh tật... Chúng ta phải có lòng thương cảm với bản thân trước khi có thể cải thiện được” - tiến sĩ Andrea Bishop-Marbury, bác sĩ trị liệu phát biểu tại hội thảo “K-pop và sức khỏe thần kinh” (K-pop and Mental Health) trong khuôn khổ KCON 2018.

Đây có thể là lần đầu tiên nhiều người trong đám đông công chúng nghe được những lời bàn thảo hết sức ngay thẳng tại một hội nghị fan K-pop. Ngay từ khi mới được tổ chức, KCON đã “vô địch” về sự tương tác giữa các nghệ sĩ và người hâm mộ (cũng như các cảnh quay hậu trường). Năm nay, sự kiện này nêu ra những thực tế một cách công khai hơn với người hâm mộ, đào sâu hơn vào các sự thật cuộc sống của các thần tượng...

Sau 6 năm, KCON đã trở thành sự kiện K-pop đầy sức hút ở Mỹ. Sự kiện này không chỉ là một đầu mối giúp người hâm mộ có thể được chiêm ngưỡng các màn trình diễn K-pop không có trong các tour diễn, mà còn là nơi để fan thấy được mức độ tiếp cận K-pop trên toàn cầu ngày càng sâu rộng như thế nào.

Chú thích ảnh
Nhóm nhạc Wanna One tại KCON 2018

Năm nay, nhiều người hâm mộ đã kiên nhẫn xếp hàng để được gặp và xem các nghệ sĩ yêu thích của mình như Ailee, Twice và Wanna One, trình diễn tại Trung tâm Staples. Thậm chí, họ còn học các màn vũ đạo hết sức phức tạp trong các MV như SnapShot của like IN2IT và Shine của Pentagon. Thời tiết nóng nực nhưng tâm trạng của người hâm mộ thì vô cùng phấn khích.

Nhưng ngoài các màn diễn đó, thành viên của một số nhóm nhạc như Block B và BTS đã nói đến những áp lực của ngôi sao K-pop và sự căng thẳng của nghệ sĩ trong nền âm nhạc luôn được giám sát chặt chẽ nhằm kiểm soát được hình ảnh công chúng và cuộc sống thường nhật. Sau vụ tự vẫn của Jonghyun, những câu hỏi liên quan đến việc này lại càng có tính cấp thiết hơn.

Nhiều người tham gia hội thảo còn nói về cộng đồng người LGBT (đồng tính, song tính và chuyển giới) trong K-pop và những “khoản nợ” đầy sắc thái mà K-pop “vay mượn”.

2. Cuộc bàn thảo về “âm nhạc Mỹ da màu và K-pop” còn nhấn mạnh rằng K-pop chịu ảnh hưởng nhiều từ âm nhạc và văn hóa của người Mỹ da màu song hiếm có nghệ sĩ nào công khai nói về việc này.

“Rất nhiều nghệ sĩ K-pop đánh giá cao âm nhạc của người da màu” - theo Bruce “Automatic” Vanderveer, nhà sản xuất Mỹ từng tạo nên các bản “hit” K-pop cho Twice và Kim Junsu. Ông còn ca ngợi sự hợp tác giữa G-Dragon và Missy Elliott là một khuôn mẫu trong việc bày tỏ sự “kế thừa” âm nhạc của người da màu trong K-pop.

Hội thảo còn chiếu video trong đó nêu ra các MV K-pop có ảnh hưởng trực tiếp từ các nghệ sĩ da màu, như Tupac và 1Punch, Edwin Hawkins và BTS, Nicki Minaj và Laysha.

Crystal Anderson, học giả nghiên cứu văn hóa tại trường Đại học Longwood ở bang Virginia, nói: “Những nhóm nhạc này cho thấy rõ họ chịu ảnh hưởng của âm nhạc người da màu. Thật khó có thể nói về K-pop mà không nói về sức ảnh hưởng của người da màu”.

Sau khi đưa ra nhiều suy nghĩ nghiêm túc về những việc cần làm trong K-pop hiện nay, KCON đã đưa người hâm mộ đến với những màn trình diễn sôi động của các nghệ sĩ K-pop. Nhóm nhạc nam Wanna One đã có màn diễn đa dạng, từ hip-hop tới các khúc ballad đầy lãng mạn. Còn nhóm Dynamic Duo cho thấy các nghệ sĩ cựu trào vẫn có lượng fan hùng hậu trong số những người hâm mộ trẻ tại KCON.

Chú thích ảnh
Hình ảnh tại KCON năm nay, diễn ra cuối tuần qua ởLos Angeles (Mỹ)
Chú thích ảnh
Người hâm mộ ngôi sao K-pop Crush
Chú thích ảnh
Ngôi sao K-pop Crush trình diễn tại KCON 2018
Chú thích ảnh
Người hâm mộ phấn khích khi xem các màn diễn của ngôi sao K-pop tại KCON 2018

Việt Lâm (tổng hợp)

10 nghệ sĩ, nhóm nhạc đang ‘thống trị’ nền âm nhạc K-pop

10 nghệ sĩ, nhóm nhạc đang ‘thống trị’ nền âm nhạc K-pop

Nhiều năm trở lại đây, K-pop đang gây được nhiều sự quan tâm và chinh phục được nhiều người hâm mộ quốc tế. Đặc biệt, BTS đã trở thành nhóm nhạc K-pop đầu tiên chiếm quán quân bảng xếp hạng Billboard 200. Song bên cạnh BTS, K-pop còn có một số nhóm nhạc biểu tượng khác đang ‘thống trị’ nền âm nhạc xứ kim chi và hải ngoại.

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm
90 tv soi kèo hôm nay Keonhacai1 90ph tv bong da tv Gái Xinh mitomtv mitom link