(TT&VH Online) - Sau một thời gian dựng phim rất nghiêm túc và khẩn trương, bộ phim "Vua Lý Công Uẩn" đã hoàn thành 1 phần nội dung. Thông tin về các thước phim gần như không được tiết lộ một phần vì các cảnh quay được giữ bí mật, phần khác vì diễn ra tại trường quay ở Trung Quốc.
Để bạn đọc có thể biết thêm thông tin về bộ phim này, Thethaovanhoa xin giới thiệu chùm ảnh nhỏ về trường quay Hoành Điếm, nơi đoàn làm phim đang thực hiện các thước phim về Vua Lý Công Uẩn.
Nơi diễn ra nhiều cảnh quay trong bộ phim Vua Lý Công Uẩn là trường quay Hoành Điếm, thuộc tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Công trình này được xây dựng từ năm 1996 với số tiền khoảng 2,7 tỉ Nhân dân tệ. Hiện các công trình ở đây vẫn tiếp tục được xây thêmĐây là 1 góc của Cung nhà Tần được xây dựng lên có kích cỡ như thật. Ngoài phục vụ công việc cho các đoàn làm phim, đây cũng trở thành điểm thăm quan của du khách đến từ khắp nơiVới việc phục dựng lại gần như y hệt hình ảnh của Trung Quốc cổ đại, Hoành Điếm nhanh chóng trở thành điểm đến của hầu hết các đoàn làm phim của Trung Quốc Những vị khách quen thuộc của nơi đây có thể kể đến như: Trần Khải Ca, Trương Nghệ Mưu, Từ Khắc, Vương Gia Vệ, Ngô Tử Ngưu, Đường Qúy Lễ...Có nhiều bộ phim quay và chế tác hậu kỳ ở đây đã trở thành tác phẩm điện ảnh tầm cỡ quốc tế: Chiến tranh nha phiến, Kinh Kha thích Tần vương, Tinh Võ anh hùng, Thiên địa anh hùng, Phi Thiên Vũ (phim hợp tác Trung-Hàn), Người hùng, Vô cực...
Bên trong Cung nhà Tần, người ta có thể thấy cả một khung cảnh chẳng khác gì cách đây hàng trăm nămNhững con phố này đã trở thành quen thuộc trong các phim kiếm hiệp của Trung Quốc Để khám phá hết sự hoành tráng của công trình này, bạn cần phải vào bên trong các cung vuaTừ kiến trúc...... cho đến ngai vàng. Tất cả đều được làm giả như thậtVà đây là công nghệ làm giả của trường quay Hoành điếm trước khi ra tác phẩmCòn đây là kết quả sau khi đã hoàn thiệnTại đây có một bãi để các binh sĩ luyện tập,
biểu diễnNgoài giờ giành cho các đoàn làm phim, sẽ có 1 đoàn các binh sĩ giả cưỡi ngựa biểu diễn cho khách thăm quan xem Họ sẽ tái hiện lại các cảnh đấu thương, bắn tên, đấu kiếm... trên lưng ngựa Thậm chí để cho giống như ở chiến trường thật, khói lửa cũng có thể được áp dụng Ngay sau khi trận đấu kết thúc, người chiến thắng sẽ có vinh dự được gặp... vuaĐể hỗ trợ cho các đoàn làm phim, ở đây có cả cửa hàng cho thuê đạo cụCác đạo diễn có thể dễ dàng tìm thấy mọi thứ ở đâyCó thể nói là đủ đồ từ cổ tới kimỞ một góc khác, có một điểm được gọi là "Nơi đăng ký diễn viên quần chúng"Khi được nhận làm diễn viên quần chúng, họ không chỉ được... đóng phim mà còn được nhận những khoản phí nhất địnhMỗi ngày trung bình có trên 10 đoàn làm phim đến đây để thực hiện các cảnh quay Chính vì vậy, phim trường này gần như hoạt động suốt ngày đêmMột đoàn làm phim đang chờ tới cảnh diễn tiếp theoVới 12 khu ngoại cảnh bao gồm: Quần thể cung điện hai triều Minh - Thanh, Tần Vương cung, Vùng sông nước Giang Nam, Khu Thanh Minh thượng hà đồ, Phố Quảng Châu, Phố Hương Cảng (HK), Bình Nham động phủ, Đại Trí thiền tự... Trường quay này hoàn toàn có thể đáp ứng mọi yêu cầu của các đạo diễn.
Ngoài ra còn có thể nhắc đến Phố Hương Cảng xây dựng từ tháng 9.1998, trên diện tích 12ha, gồm có 30 tòa nhà theo lối kiến trúc cổ châu Âu, tiêu biểu cho cảnh quang, đường phố tô giới Hong Kong vào thế kỷ 19. Năm 2004, phim trường Hoành Điếm được nhà nước TQ công nhận là doanh nghiệp Điện ảnh - Truyền hình đầu tiên đạt tiêu chuẩn cấp quốc gia.
M.T (Ảnh do cộng tác viên gửi)