01/08/2008 11:00 GMT+7 | Tin di sản
VQG Phong Nha- Kẻ Bàng |
Một số loài động vật ở PN-KB |
Theo đó, bên cạnh việc có giá trị nổi bật thế giới là khu Kart, Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng đã được các nhà khoa học chứng minh cụ thể về những giá trị nổi bật toàn cầu đối với đa dạng sinh học. Trước hết, Vườn quốc gia này được đánh giá là một trong 200 trung tâm đa dạng sinh học của thế giới (WWF,2000), và 2 trong số 60 vùng chim quan trọng của VN. Vườn quốc gia có kiểu rừng độc nhất không tìm thấy ở bất kỳ nơi nào khác trên Trái đất bởi nơi đây là rừng nhiệt đới xanh chủ yếu cây lá kim với ưu thế loài bách xanh núi đá, dưới tán là các loài Lan hài vệ nữ được phân bố trên núi đá vôi ở độ cao trên 700-1.000m.
Đa dạng nhất về cá
Sông suối đa dạng và tính đặc thù đã dẫn đến sự đa dạng của khu hệ cá. Các nhà khoa học đã điều tra được 124 loài cá trong khu vực. Cho tới nay, thành phần loài cá ở đây được coi là đa dạng nhất trong các khu rừng đặc dụng của Việt Nam. Đặc biệt trong số đó có tới 16 loài đặc hữu hẹp mới chỉ tìm thấy ở VQG Phong Nha- Kẻ Bàng, 4 loài được ghi trong sách đỏ Việt Nam (2003) và 5 loài ghi trong sách đỏ IUCN 2006. |
Ngoài ra, Vườn quốc gia còn có 15 kiểu rừng được xác định đã đem lại tính đa dạng của các hệ sinh thái, trong đó có kiểu rừng có tầm quan trọng quốc tế. Trong sự đa dạng về sinh cảnh ở Vườn quốc gia còn là sự đa dạng của các loài sinh vật tự nhiên. Đến nay, giới nghiên cứu đã xác định được sự có mặt của 2.651 loài thực vật bậc cao có mạch, 735 loài động vật có xương sống, 369 loài côn trùng.
Hầu hết chúng thuộc các loài bản địa tự nhiên trong khu vực, và đáng chú ý trong số đó có tới 116 loài thực vật, 129 loài động vật được ghi trong sách đỏ VN và sách đỏ của thế giới. Và có tới 28 loài động thực vật có giá trị kinh tế, khoa học cao đang bị đe doạ nguy cấp ở mức toàn cầu.
Voọc ngũ sắc ở PN-KB |
Các nhà khoa học cũng đã chứng minh được rằng, sự đa dạng về sinh cảnh của núi đá vôi, hang động, núi đất... nơi đây là điều kiện lý tưởng cho 9/21 loài linh trưởng (chiếm 43% linh trưởng của VN) sinh sống. Với diện tích núi đá vôi và thảm thực vật rừng nguyên sinh rộng lớn, khu hệ Dơi của Vườn quốc gia là đa dạng nhất VN với 46 loài, chiếm 43% tổng số loài của VN. Điều đó cho thấy Vườn quốc gia là nơi có tiềm năng lớn nhất VN về bảo tồn các loài Dơi...
Một quần thể rừng Bách xanh (Calocedrus rupestris) mọc trên núi đá vôi vừa được Giáo sư Leonid Avereyanov (Viện thực vật Khamarop – Nga), Giáo sư Phan Kế Lộc (Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh học Việt Nam) và cán bộ Trung tâm nghiên cứu khoa học và cứu hộ-Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng phát hiện trong quá trình điều tra, khảo sát tại Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng (Quảng Bình). Đây là quần thể rừng Bách xanh nguyên sinh lớn nhất còn lại ở Việt Nam, được xác định tồn tại trên 500 năm tuổi.
Bách xanh là loài cây quý hiếm của rừng Việt Nam sinh sống trên núi đá vôi ở độ cao 700-1000 mét. Rừng Bách xanh ở Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng được phân bố trên phạm vi rộng hơn 2.400 ha, là khu rừng có ý nghĩa rất quan trọng về giá trị bảo tồn trên toàn cầu. |
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất