13/05/2009 09:28 GMT+7 | Trong nước
(TT&VH) - Cách nay 79 năm, một cô bé người Anh 11 tuổi đã lấy tên Pluto, vị thần cai quản địa ngục, đặt cho hành tinh thứ 9 được phát hiện của Hệ mặt trời (vì thế trong tiếng Việt, thiên thể này được gọi là sao Diêm Vương). Đó là Venetia Phair. Mới đây bà đã qua đời ở tuổi 90.
Lật ngược lại thời gian
Mãi đến năm 1781, nhờ có kính viễn vọng, nhà thiên văn học người Anh William Herschel mới phát hiện ra hành tinh thứ 7 của Hệ mặt trời, được người phương Tây gọi là Uranius theo tên vị thần của bầu trời trong thần thoại Hy Lạp (vì thế tiếng Việt gọi là sao Thiên Vương). Năm 1846, nhà thiên văn học Đức J. G. Galle tìm ra hành tinh thứ 8 và gọi nó là Neptune, theo tên vị thần cai trị biển cả trong thần thoại La Mã (vì thế tên tiếng Việt gọi là sao Hải Vương).
Kết quả quan sát sao Hải Vương ở cuối thế kỷ 19 khiến các nhà thiên văn học thấy rằng xa hơn ngôi sao này phải còn một hành tinh khác nữa. Năm 1905, triệu phú Mỹ mê thiên văn học Percival Lowell, người lập ra Đài quan sát Lowell ở bang Arizona (1893), đã khởi động một dự án lớn để tìm kiếm hành tinh thứ 9 của Hệ mặt trời mà khi đó ông gọi là “Hành tinh X”. Mãi tới năm 1930, tức là sau khi Percival Lowell qua đời 14 năm, Clyde Tombaugh - một nhà thiên văn trẻ của Đài quan sát Lowell - mới phát hiện ra “Hành tinh X” bí ẩn đó.
Sự lựa chọn hợp lý
Trong cuộc bầu chọn tên do Đài quan sát Lowell tổ chức ngày 24/3/ 1930, chỉ còn 3 đề cử lọt vào chung khảo là Minerva (tên nữ thần thông tuệ trong thần thoại La Mã), Cronus (tên vị thần nhà nông của thần thoại Hy Lạp) do hai nhà thiên văn không mấy tên tuổi đề xuất và Pluto, do Venetia nêu ra. Rốt cuộc Pluto nhận được số phiếu tối đa. Người ta chọn nó không chỉ vì đây là cái tên rất hợp với hành tinh mới được phát hiện, mà còn bởi khi viết tắt thành PL - đó cũng là những ký tự đầu tiên trong tên và họ của Percival Lowell. Ngay sau khi tên sao Pluto chính thức được công bố vào ngày 1/5/1930, ông Madan đã tặng ngay cho cô cháu gái yêu Venetia 5 bảng tiền thưởng.
Trở thành “huyền thoại”
Cũng vì sự kiện này, Venetia Phair về sau rất mê khoa học tự nhiên. Lớn lên, bà theo học khoa Toán tại Đại học Cambridge danh giá và làm giảng viên cho tới khi về hưu hồi giữa những năm 1980. Suốt cuộc đời, bà luôn tự hào kể câu chuyện mình đặt tên cho “hành tinh cuối cùng” của Hệ mặt trời.
Dĩ nhiên bà Venetia hết sức buồn vì sự kiện này. Nhưng bà không tham gia vào chiến dịch “Tôi nhớ Pluto” để phản đối quyết định của IAU. Dẫu sao, “Schoolgirl Pluto” (Cô nữ sinh Pluto) cũng đã trở thành một “huyền thoại”. Năm ngoái, đạo diễn Ginita Jimenez đã tung ra bộ phim tài liệu về bà mang tên Naming Pluto. Trong đó có cảnh bà Venetia lần đầu tiên được quan sát Pluto qua kính thiên văn. Nữ đạo diễn Jimenez nói: “Bà Venetia từng là một cô bé 11 tuổi đầy hoạt bát và ở tuổi 90, bà vẫn lanh lợi như vậy”.
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất