(Thethaovanhoa.vn) - Sau gần 7 năm, được Công ty cổ phần Thanh Hà phối hợp với các cơ quan chức năng tỉnh Tuyên Quang “cứu chữa”, chăm sóc, đến nay cây đa Tân Trào lịch sử đã hồi sinh rất nhanh. Tại vết tạo sẹo trên cành cây duy nhất còn sống của cây đa Tân Trào, hiện đã phát triển thành hai cụm rễ mới, đường kính mỗi cụm rễ 80-90 cm, với nhiều cành lá xanh tốt, xum xuê.
Cây đa Tân Trào là biểu tượng của cách mạng Thủ đô Khu giải phóng, Thủ đô kháng chiến và là niềm tự hào của người dân Tuyên Quang. Cây đa đã đi vào thơ, vào nhạc và “ăn sâu” vào trong tâm tưởng người dân Việt Nam sau Cách mạng Tháng Tám 1945.
Ông Trần Văn Rào, 80 tuổi, thôn Cả, xã Tân Trào (huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) chia sẻ: "Cây đa Tân Trào lịch sử có từ rất lâu (khoảng hơn 300 năm), do vậy hình ảnh cây đa đã in sâu vào tiềm thức của biết bao thế hệ người dân Tân Trào. Người dân chúng tôi ai cũng coi cây đa là biểu tượng và là niềm tự hào nên rất có ý thức trong việc bảo vệ và chăm sóc cây đa Tân Trào".
Chị Lành Thị Kiên, hướng dẫn viên du lịch - Ban Quản lý Khu du lịch, lịch sử, văn hóa và sinh thái Quốc gia Tân Trào cho biết: Cây đa Tân Trào gắn liền với những sự kiện trọng đại của đất nước. Dưới gốc đa này, chiều ngày 16/8/1945, quân Giải phóng Việt Nam làm lễ xuất quân trước sự chứng kiến của 60 đại biểu toàn quốc về dự Quốc dân Đại hội và nhân dân Tân Trào. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đọc Bản Quân lệnh số 1 và ngay sau đó, quân Giải phóng đã lên đường qua Thái Nguyên tiến về giải phóng Hà Nội...
Cán bộ Ban Quản lý Khu di tích lịch sử văn hóa và sinh thái Tân Trào phun chế phẩm sinh học chăm sóc cây đa Tân Trào. Ảnh: Quang Đán - TTXVN
Cũng theo chị Kiên, cây đa Tân Trào trước đây gồm hai cây, người dân trong vùng quen gọi là cây "đa ông" và cây "đa bà", mọc cách nhau khoảng 10m. Năm 1993, cây "đa ông" bị bão thổi đổ, chỉ còn một nhánh nhỏ, còn cây “đa bà” do quy luật “sinh tử” có dấu hiệu của sự già cỗi, lá nhỏ, vàng và một số ngọn nhỏ bị chết. Đặc biệt, từ năm 2005 - 2007, cây có nhiều cành đường kính từ 30 - 80 cm bị gãy, chết khô... Đến đầu năm 2008, cây đa Tân Trào chỉ còn duy nhất cành hướng Đông Bắc còn sống nhưng lá không tốt, các rễ chính của cây đa gần như đã hỏng...
Trước tình hình trên, năm 2008, UBND tỉnh Tuyên Quang đã tổ chức “Hội thảo khoa học phục hồi cây đa Tân Trào” với sự tham gia của các nhà khoa học, quản lý lâm nghiệp, di sản văn hóa và sinh vật cảnh trong nước. Mặc dù có rất nhiều phương án được đưa ra tại hội thảo như thay thế cây đa mới, cấy ghép sinh học, phục hồi bằng giải pháp sinh học kết hợp thay thế... tuy nhiên, các nhà khoa học cũng như cơ quan quản lý chưa thể lựa chọn được phương án cuối cùng.
Đúng lúc khó khăn đó, Công ty cổ phần Thanh Hà đã đứng ra xin được “cứu chữa” cây đa Tân Trào. UBND tỉnh Tuyên Quang đã ra quyết định thành lập Tổ công tác theo dõi, giám sát quá trình chăm sóc, phục hồi sinh trưởng cây đa.
Theo đó, UBND tỉnh Tuyên Quang chỉ đạo các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Khoa học và Công nghệ; UBND huyện Sơn Dương, Bảo tàng Tân Trào - ATK căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp với Công ty cổ phần Thanh Hà thực hiện các biện pháp chăm sóc phục hồi sinh trưởng của cây đa; kịp thời chỉ đạo các vấn đề phát sinh theo đề nghị của Tổ công tác cũng như Công ty cổ phần Thanh Hà trong quá trình theo dõi chăm sóc cây đa.
Theo Tổ công tác theo dõi, giám sát quá trình chăm sóc, phục hồi sinh trưởng cây đa Tân Trào, từ năm 2008 - 2010, cây đa Tân Trào đã trải qua quá trình chăm sóc, “cứu chữa” đặc biệt như Công ty cổ phần Thanh Hà phun các chế phẩm sinh học KH, AN, NH lên toàn bộ tán lá, thân và rễ đa theo định kỳ, trước là 21 ngày/lần, sau tăng lên 7 ngày/lần. Cùng thời gian đó, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã chiết thành công 21 trong tổng số 26 cành để lưu giữ nguồn gen và một phần để tạo rễ ngay trên cây.
Ngoài ra, để bảo tồn phần gốc, thân chính cây đa đã bị chết và có nguy cơ đổ, tỉnh Tuyên Quang đã thực hiện dự án đầu tư biện pháp kỹ thuật để chống đổ, chống đỡ phần thân cây đang còn sống và bảo tồn nguyên trạng phần gốc không còn sống của cây đa Tân Trào bằng cách sử dụng hệ thống cốt thép móng bê tông, cột đỡ bằng thép ống D250 mm ngoài bọc vật liệu tổng hợp giả thân cây, liên kết với thân cây bằng đai thép…
Sau nhiều năm “cứu chữa” và chăm sóc, đến nay cây đa Tân Trào lịch sử đã hồi sinh rất nhanh. Tại vết tạo sẹo trên cành cây duy nhất còn sống của cây đa Tân Trào (cây đa bà) đến nay đã phát triển thành hai cụm rễ, đường kính mỗi cụm rễ 80-90 cm; diện tích tán lá rộng khoảng 30 – 40m2. Còn cây “đa ông” sau khi bị bão thổi đổ chỉ còn một nhánh nhỏ, đến nay cũng đã “hồi sinh” và phát triển thành cụm cây mới gồm 4 gốc xanh tốt.
Bà Nguyễn Thị Hồng Nhung - Phó Giám đốc Ban quản lý Khu du lịch, lịch sử, văn hóa và sinh thái Quốc gia Tân Trào cho biết: Việc cây đa Tân Trào lịch sử “hồi sinh” trở lại có ý nghĩa vô cùng quan trọng, bởi cây đa không chỉ là biểu tượng cách mạng, biểu tượng của Thủ đô kháng chiến mà hình ảnh cây đa Tân Trào đã "ăn sâu" vào trong tiềm thức mỗi người dân Việt Nam.
Cũng theo bà Nhung, hiện cây đa Tân Trào lịch sử đã được Công ty cổ phần Thanh Hà và các cơ quan chức năng bàn giao cho Ban Quản lý Khu du lịch, lịch sử, văn hóa và sinh thái Quốc gia Tân Trào chăm sóc, bảo vệ.
Để đảm bảo cho cây đa Tân Trào lịch sử phát triển tốt nhất, Ban Quản lý Khu di tích lịch sử văn hóa và sinh thái Quốc gia Tân Trào cử cán bộ tiến hành tưới nước hàng ngày và bón chế phẩm cho cành, lá vào thứ hai hàng tuần. Bên cạnh đó, Ban quản lý cũng thường xuyên tuyên truyền đến người dân để mọi người cùng có ý thức bảo vệ cây đa Tân Trào lịch sử.
Mới đây, Mai Thảo Linh (Lọ Lem) con gái của MC Quyền Linh lại khiến mạng xã hội “dậy sóng” khi khoe dáng trong chiếc váy xanh dương nhẹ nhàng, bồng bềnh.
Vừa qua, nữ diễn viên Từ Hy Viên đột ngột qua đời ở tuổi 48, để lại muôn vàn tiếc thương trong lòng người hâm mộ. Trước đó, nhiều ngôi sao trên thế giới cũng đã ra đi khi tuổi đời còn rất trẻ và đang ở đỉnh cao sự nghiệp.
Chuỗi 5 trận toàn hoà và thua ở đấu trường trong lẫn ngoài nước đang khiến HLV Vũ Hồng Việt chịu áp lực nặng nề. Nếu không tận dụng được những nguồn lực đầu tư từ lãnh đạo CLB, cựu HLV U19 Việt Nam có thể đi trên vết xe đổ của người đồng nghiệp Lê Đức Tuấn.
Liên đoàn Bóng đá châu Á (AFC) đã ấn định thời điểm tổ chức VCK Asian Cup 2027 và đội tuyển Việt Nam buộc phải vượt qua vòng loại cuối cùng nếu muốn đến với ngày hội bóng đá lớn nhất châu lục hai năm tới.
Ban Cán sự Đảng UBND thành phố Hà Nội vừa có Tờ trình số 17 TTr/BCSĐ gửi Thường trực Thành ủy Hà Nội về việc xin chủ trương điều chỉnh phương án sắp xếp tổ chức bộ máy các Sở thuộc khối chính quyền thành phố Hà Nội.
Ngày 3/2, Hội đồng An toàn giao thông quốc gia Mỹ (NTSB) cho biết cơ quan đã hoàn tất các cuộc phỏng vấn với kiểm soát viên không lưu trong cuộc điều tra vụ va chạm giữa một máy bay chở khách của American Airlines và một trực thăng Black Hawk của Quân đội Mỹ trên sông Potomac, khiến 67 người thiệt mạng.
Nữ diễn viên Đài Loan (Trung Quốc) Từ Hy Viên đột ngột qua đời trong chuyến du lịch gia đình đến Nhật Bản, ban đầu được cho là do viêm phổi gây ra bởi cám cúm.
MU chỉ có 2 bản hợp đồng khi kỳ chuyển nhượng mùa đông khép lại. Không có một tiền đạo nào được mang về Old Trafford. Vấn đề lớn nhất của Quỷ đỏ vẫn nằm ở khâu ghi bàn, và giải quyết nó bằng cách nào vẫn là một câu hỏi lớn.
Ngày 3/2/2025, làng giải trí châu Á bất ngờ trước thông tin nữ diễn viên đình đám Từ Hy Viên qua đời ở tuổi 48 do biến chứng của cám cúm và viêm phổi khi đang du lịch tại Nhật Bản.
Nữ diễn viên Đài Loan (Trung Quốc) Từ Hy Viên đã qua đời ở tuổi 48 sau khi mắc cúm trong kỳ nghỉ cùng gia đình tại Nhật Bản. Sự ra đi đột ngột của cô đã gây chấn động làng giải trí và dập tắt những hoài nghi trước đó về mức độ nghiêm trọng của dịch cúm đang bùng phát tại Nhật.
Ngày 13 tháng 01 tại Hà Nội, Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam (VAFF) được Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam trao quyền tổ chức giải thưởng "Sản Phẩm Vàng Vì Sức Khoẻ Cộng Đồng" hàng năm.
Tối 3/2, tại Quảng trường Cách mạng Tháng Tám (Hà Nội), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các cơ quan hữu quan tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt "95 năm - Ánh sáng soi đường".
Đội tuyển Indonesia đang theo đuổi chiến lược "Hà Lan hóa" với sự chỉ đạo của HLV Patrick Kluivert. Tuy nhiên, truyền thông nước này cho rằng, để hiện thực hóa giấc mơ World Cup, Indonesia cần học hỏi chiến lược của Hàn Quốc trong giai đoạn thành công dưới thời HLV Guus Hiddink.