Liga 2014-15 khởi tranh cuối tuần này: Real Madrid trước sức ép vô địch

22/08/2014 14:54 GMT+7

(Thethaovanhoa.vn) - Hậu vô địch Champions League, bất cứ đội bóng nào cũng tiến thoái lưỡng nan: Tiếp tục với phong cách và con người đã giúp họ đạt được thành công, hay thay đổi để phát triển hòng thích ứng với chuyển động của đối thủ?

Thực tế, chưa đội nào bảo vệ thành công chức vô địch Champions League, và trả lời rốt ráo câu hỏi này, kể cả ĐKVĐ Real Madrid. Đó là chưa kể, trong mục tiêu ăn 6, mà mới chỉ hoàn tất được 1 (Siêu Cúp châu Âu sau khi đánh bại Sevilla), đội bóng Hoàng Gia còn chịu sức ép từ chức vô địch La Liga, danh hiệu mà họ không có nổi từ mùa 2011–12 đến nay.


James Rodriguez và Toni Kroos đánh mất hoàn toàn sự hài hòa của Real năm ngoái.


Dính đến Perez là bất ổn

Liga 2014-2015: Ai sẽ là vua?

Liga mùa giải 2014-2015 sẽ chính thức khởi tranh vào cuối tuần này, và câu hỏi được quan tâm nhất là ai sẽ giành ngôi vô địch trong số 3 cái tên: Atletico Madrid, Barcelona và Real Madrid? Nhận định từ nhà cái hàng đầu thế giới Willhill có thể phần nào giải đáp được câu hỏi này.

* Cơ hội vô địch:
1. Real Madrid: Đặt 5 ăn 4
2. Barcelona: Đặt 5 ăn 4
3.Atletico Madrid: 1 ăn 10

* Danh hiệu Vua phá lưới:
1. Cristiano Ronaldo : 8 ăn 11
2. Lionel Messi : 8 ăn 11
3. Luis Suarez: 1 ăn 8
4. Mario Mandzukic: 1 ăn 25
5.Gareth Bale: 1 ăn 33
Từ năm 1998 đến năm 2002, Real Madrid đã giành 3 chức vô địch Champions League. Florentino Perez đến vào mùa Hè 2000 và mở ra kỉ nguyên mới bằng đại kế hoạch Galacticos. Sự ngông cuồng của Perez tạo ra nhiều xáo trộn, mà phần nhiều là bất ổn, khiến Real trải qua một thập kỉ thất vọng. Dự án Galacticos thành công trên sân cỏ trong một giai đoạn ngắn, nhưng phá hủy cấu trúc tài chính của đội. Các tên tuổi lớn cập bến, nhưng đôi khi không ở trên đỉnh cao sự nghiệp, và không phải là phù hợp nhất với lối chơi. Sự đi xuống của Real thời hậu Perez mở ra quá trình thăng tiến của Barcelona.

Perez trở lại vào năm 2009 và không thay đổi triết lý của mình. Kaka, Benzema, Alonso,  cùng Cristiano Ronaldo đắt nhất thế giới được mua về, vẫn không giúp Real Madrid hạ bệ Barcelona khỏi đỉnh cao thống trị. Một năm sau, Perez mang về Jose Mourinho để tìm lấy chiến thắng, nhưng “cuộc hôn nhân” này chỉ tạo ra các vết nhơ thù hận: Real Madrid liên tục dính các bê bối chỉ trích trọng tài, UNICEF, lối chơi xấu xí từ những cá nhân như Pepe. Dù phần nào, họ gắn kết được các ngôi sao vào tập thể, nhưng mục tiêu giành cú Decima vẫn dang dở.

Mãi đến khi Carlo Ancelotti được đưa về vào năm 2013, Perez mới tìm được một cái đầu lạnh cho các vấn đề nóng: Người có thể hòa hợp những cái tôi trong phòng thay đồ, và lắp ghép các ngôi sao Perez mang về. Ancelotti tìm ra sự hài hòa với hệ thống 4-3-3, có thể lắp Ronaldo, Benzema và Bale vào một hàng công; phát huy được khả năng cầm bóng của Di Maria, sự sáng tạo của Modric, và sở trường điều tiết của Alonso. Nhưng Perez không bao giờ chịu ngừng thử thách các HLV khi mang về James Rodriguez và Toni Kroos Hè này.

Mất cân bằng một lần nữa?

Họ là những bằng chứng cho sự bị động của Carlo Ancelotti khi làm HLV Real, nhưng Isco mới là hiện thân xác thực nhất. Mùa trước, Madrid sớm kí hợp đồng với tài năng của Malaga, được xem là sự thay thế cho Mesut Oezil rời đến Arsenal. Isco được đá chính ở chính vị trí Oezil để lại, nhưng sự xuất hiện của Gareth Bale vào cuối kì chuyển nhượng khiến Ancelotti phải thay đổi hệ thống chiến thuật sang 4-3-3, và không còn có chỗ cho Isco nữa.

James Rodriguez thậm chí không được đặt vào không gian sở trường như Isco năm ngoái. Anh không được thể là số 10, khi Real đá 4-3-3, và gợi lại hình ảnh David Beckham đá tiền vệ trung vệ trung tâm thuở nào. James hiện tại, không thể vừa là một tiền vệ cánh, di chuyển rất rộng như Di Maria luôn thực hiện. Vấn đề tương tự với Toni Kroos, khi anh thích chơi nhô cao thay vì lùi thấp như Xabi Alonso, và cùng với James, hai anh thiếu hẳn sự cơ động để đóng vai một tiền vệ con thoi.

Cho cả Kroos, James và Modric đá giữa sân, Real đã không gặp rắc rối trước Sevilla ở trận tranh Siêu cúp châu Âu. Nhưng trước Barcelona hay Bayern, những đội giữ bóng tốt, việc thiếu một người tranh chấp và luân chuyển bóng có thể sẽ khiến Perez thấm thía bài học Makelele hơn 10 năm trước.

Nhưng ông thì chẳng bao giờ quan tâm đến các phân tích chiến thuật. Không còn cách nào khác, thân phận của một HLV Real nhăn trán trên một mỏ vàng như Ancelotti, là tìm cách bắt chiếc xe Bentney Madrid chạy đua khi thậm chí không có động cơ đủ khỏe. Ông sẽ giải một bài toán mà Perez không quan tâm, nhưng bất cứ kẻ thống trị nào cũng phải thực hiện để đưa đội bóng tiến lên. Với những “Isco”, và “Bale”, cứ đến rồi đi…

Gia Hưng


Galacticos trong tay… Mendes

Hè năm ngoái, Falcao, James Rodriguez và Joao Moutinho đến Monaco với giá 150 triệu euro và ba cầu thủ đó đều của Porto. Họ đều có chung người đại diện là Jorge Mendez, và công ty đại diện Gestifute. Một thoả thuân với tỉ phú Nga ở thiên đường miễn thuế như Monaco, giống một sự thách thức trắng trợn các điều luật kinh tế bóng đá. Không ngoại trừ khả năng, cả ba cầu thủ này sẽ lại chuyển CLB vào Hè này, mà sau James, Falcao đang được Real liên hệ. Công ty Gestifute của Mendes sở hữu 55% giá trị Falcao.

Jorge Mendes đã dính nhiều bê bối chuyển nhượng, mà nổi tiếng nhất là vụ đưa Bebe đến Manchester United năm 2010. Sức mạnh của người đàn ông này chính là quyền lực của bên thứ ba trong các vụ chuyển nhượng tại Real, khi ông là người đại diện của Jose Mourinho, cựu HLV Real, và bạn thân của Florentino Perez. Cầu thủ xuất sắc nhất thế giới Cristiano Ronaldo nhiều lần đòi tăng lương nhờ ảnh hưởng của Mendes. Fabio Coentrao, Ricardo Carvalho, Angel Di Maria và Pepe cũng là khách hàng của Mendes.

Madrid là nơi hoàn hảo cho những bản hợp đồng bom tấn, mà không sợ bị nghi ngờ rửa tiền hay tham những: Ai cũng biết Florentino Perez cần ít nhất 1 bản hợp đồng lớn mỗi mùa Hè để trẻ hóa và bán áo, và ông tìm thấy James Rodriguez cho thị trường Nam Mỹ. Càng may mắn hơn khi anh chói sáng ở World Cup khiến cái giá 70 triệu euro được xem là “xứng đáng”. Nhưng ai cũng hiểu, tài năng của anh còn lâu mới xứng đáng với cái giá đó. Nhưng tiền cũng đâu của Perez?

Món nợ của Real Madrid bây giờ là trên 625 triệu euro, gấp đôi thời Chủ tịch Lorenzo Sanz (2000), nhưng CLB vẫn tiêu xài điên rồ. Trong bối cảnh kinh tế TBN bết bát, tiêu xài như Perez gần như là thách thức các ngân hàng TBN, nhưng Perez không quan tâm. Với Jorge Mendes, ông cứ thản nhiên nhìn tiền vào túi. Cứ mỗi vụ chuyển nhượng, Mendes bỏ túi trung bình 10% giá trị (nhiều vụ thậm chí cao gấp vài lần tỉ lệ này), và nhà báo Gabriel Marcotti cho rằng ông trùm chuyển nhương này đã bỏ túi cỡ hơn 350 triệu euro trong các năm qua. Ông biết cách “điều khiển” Perez và Real. HĐ


Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm
90 tv soi kèo hôm nay Keonhacai1 90ph tv bong da tv Gái Xinh mitomtv mitom link