(Thethaovanhoa.vn) -
Không phải Hoàng Anh Gia Lai danh tiếng, chính Viettel, PVF và Hà Nội T&T mới là những lò đào tạo trẻ đã làm nên chiến công oai hùng của U19 Việt Nam dưới thời HLV Hoàng Anh Tuấn.Khi
U19 Việt Nam của HLV Hoàng Anh Tuấn tập trung lần đầu tiên hồi năm 2015, Phan Thanh Hậu chính là ngôi sao sáng giá nhất. Tiền vệ sinh năm 1997 khi đó vừa cùng U19 Việt Nam dự giải châu Á, đang thi đấu tại V-League và mới được tờ báo danh tiếng Anh quốc
The Guardian hết lời ngợi khen.
Nhưng trong mắt HLV
Hoàng Anh Tuấn, Thanh Hậu hay Hoàng Nam (một cầu thủ HAGL khác) không phải là những cái tên quan trọng. Chính những cầu thủ trẻ của PVF, Viettel và Hà Nội T&T mới là xương sống của đội tuyển. Tài năng cá nhân và triết lý của những lò đào tạo ấy là chất liệu giúp HLV Hoàng Anh Tuấn đưa U19 Việt Nam tới lịch sử.
Để hiểu rõ sự khác biệt giữa U19 Việt Nam phiên bản HAGL mở rộng 2014 và U19 Việt Nam của HLV Hoàng Anh Tuấn. Hãy cùng xem xét 3 yếu tố.
1. Về tuyển chọn.HAGL Arsenal JMG tuyển quân trên cả nước với quy trình cực kỳ chặt chẽ và đòi hỏi đầu vào rất cao. Trong quá trình đào tạo, HAGL JMG liên tục sát hạch và làm mới đội hình. Giáo trình đào tạo cũng khiến họ không thể bổ sung quân số còn thiếu (do các cầu thủ mới tuyển sẽ không theo kịp giáo trình cũ). Đặc biệt, HAGL đào tạo ưu tiên tiền vệ và tiền đạo, đào tạo cầu thủ để bán chứ không phải để thi đấu.
Những thông tin liên quan tới sự chuẩn bị của U19 Việt Nam trước trận cầu lịch sử với U19 Bahrain, VCK U21 quốc gia và AFF Cup 2016 là tâm điểm bản tin ngày 23/10.
Mỗi khóa HAGL thường chỉ có khoảng 10 cầu thủ. Khóa 1 - 2 - 3 JMG lần lượt có 12, 8 và 11 cái tên. Lực lượng ấy là không đủ cho CLB HAGL đá V-League và càng không đủ cho U19 Việt Nam đá giải châu lục.
Ở chiều ngược lại, Viettel, Hà Nội T&T và PVF tuyển quân trên cả nước với số lượng cực lớn. Ở cấp độ U11, các lò đào tạo này thường có khoảng 20 cầu thủ nhỉ. Con số được tăng dần qua các cấp độ. Đến U19, con số lý tưởng cho một đội hình là 30 cầu thủ. Số lượng càng lớn, Viettel, PVF, Hà Nội T&T càng tạo được sự cạnh tranh nội bộ trong lòng đội bóng và có điều kiện cung cấp dồi dào cho tuyển U19 quốc gia.
2. Về đào tạoLò JMG đào tạo theo giáo trình 7 năm của Học viện JMG toàn cầu. Giáo trình này ưu tiên kỹ thuật, không đặt nặng yếu tố hình thể. Ở chiều ngược lại, Viettel, Hà Nội T&T và PVF đầu tư yếu tố thể hình ngay từ đầu.
Ngay ở giải U15 quốc gia, các cầu thủ Hà Nội T&T, PVF, Viettel đã to cao như hộ pháp. Trong khi đó, rất nhiều cầu thủ HAGL dù đã trưởng thành vẫn thấp bé, nhẹ cân, điển hình là Hoàng Thanh Tùng, Nguyễn Văn Toàn, Phan Thanh Hậu...
Với thể hình nhỏ bé ấy, các cầu thủ U19 Việt Nam lứa 2014 tranh chấp kém và thường xuyên thua trong các pha bóng bổng ở sân chơi châu lục.
Tuấn Anh của tuyển Việt Nam và lò JMG nhỏ bé trong vòng vây của các đàn em U19. Ảnh: Thanh Hà
3. Về kinh nghiệm thực chiến
Các lò đào tạo trẻ ở Việt Nam thường đặt nặng yếu tố thành tích. Lấy Viettel làm ví dụ: từ cấp U17, các đội trẻ Viettel bắt buộc phải có thành tích. Viettel lấy thành tích làm thước đo đánh giá năng lực đào tạo trẻ của đội đồng thời kiểm tra thực lực của từng lứa cầu thủ. Nhờ thế, khi tới lứa U19, kinh nghiệm của cầu thủ Viettel, PVF và Hà Nội T&T đã rất dày dặn.
Ngược lại, HAGL JMG cấm cầu thủ thi đấu sân 11 trong 5 năm đào tạo đầu tiên. Ở tuổi 18, cầu thủ HAGL mới bắt đầu dự một số giải nội bộ của Học viện toàn cầu. U19 Việt Nam phiên bản 2014 là đội bóng hiếm hoi trong lịch sử có những tuyển thủ chưa từng dự giải quốc gia (Công Phượng, Xuân Trường, Tuấn Anh...).
Cầu thủ HAGL, vì thế, cần có vài năm tích lũy sau khi rời Học viện trước khi bắt đầu tỏa sáng. Trong khi đó, cầu thủ của Viettel, PVF hay Hà Nội T&T có thể thi đấu và gặt thành tích ngay lập tức.
Bạch Dương