Chuyện đổi tên TMN.CSG: Phải sống

01/11/2008 12:30 GMT+7 | Bóng đá Việt

(TT&VH) -  Nếu không có gì thay đổi, ở mùa bóng tới, TMN.CSG – đội bóng cuối cùng còn sót lại của bóng đá TP.HCM ở V-League, sẽ bị “khai tử” để đổi thành một cái tên mới toanh. Xung quanh chuyện “thay tên đổi họ” có nhiều điều để bàn luận. Thế nhưng, chung quy lại, nếu khoác lên chiếc áo mới mà đội bóng sống khỏe, thiết nghĩ chuyện này chẳng có gì phải lăn tăn…

“Vật vã” vì thiếu tiền…

Với 4 lần vô địch (1986, 1993-1994, 1997, 2001-2002) có thể nói CSG là một trong những đội bóng danh tiếng bậc nhất của Việt Nam, bên cạnh Thể Công. Thế nhưng, không tránh được quy luật thay đổi vận động lịch sử, đội bóng giàu truyền thống nhất phía Nam này đi xuống rõ rệt. Mà cột mốc đáng nhớ là năm 2002, sau khi đoạt chức vô địch QG, CSG làm nên chuyện “hy hữu” xuống hạng đúng 1 năm sau đó (2003), là một nỗi đau khó “gặm nhấm”. Cũng chính năm này, CSG đứng trước nguy cơ bị giải thể vì gánh nặng tài chính. Chính điều này đã dẫn tới cuộc “hôn nhân” giữa Liên doanh Thép Miền Nam và Cảng Sài Gòn vào ngày 28/8/2003 với tên gọi Công ty Cổ phần Bóng đá Thép Miền Nam Cảng Sài Gòn. Với sự se duyên này, không ít người hi vọng sẽ “vực dậy” và đưa CSG (hay phiên hiệu mới TMN-CSG) trở lại thời kì hoàng kim.
 
TMN.CSG (trái) vẫn đang loay hoay với chữ tiền dù
đại diện cho trung tâm kinh tế số 1 cả nước
 
Nhưng cuộc “đời không như mơ”, năm 2004, sau khi đoạt chức vô địch hạng nhất, đồng nghĩa với 1 suất thăng hạng V-League, TMN.CSG vật vã với những vấn đề tài chính, họ trở thành một con nợ mà “đỉnh’ nhất là số tiền lên tới hơn 15 tỷ (2006). Chỉ vài năm gần đây, đội bóng này phải thực hiện chính sách thắt lưng buộc bụng thế nên cũng từng có mùa, đứa con còn sót lại ở V-League của bóng đá Thành phố cũng ngấp ghé bên bờ vực xuống hạng.

Bài học từ những người láng giềng

Có một điều lạ lùng, TP.HCM là một trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước. Nhưng lại có một nghịch lý, bao năm qua “tiền” luôn là bài toán mà những người làm bóng đá TP.HCM “bù đầu, rối tóc” vẫn chưa tìm được lời giải. Đây cũng là 1 trong những nguyên nhân dẫn đến “cái chết” rất đáng tiếc của 2 đội bóng khá tên tuổi: Công An TP.HCM và Hải Quan.

CA.TP.HCM sau chức vô địch năm 1998, vì tài chính cũng xuống dốc không phanh, đến năm 2003 thì chuyển giao trọn gói cho ngân Đông Á cuối cùng, dính bê bối, phải “giải tán”.

Với Hải Quan, cũng là một nỗi đau, sau một loạt bê bối, lực lượng của đội bóng này suy yếu nghiêm trọng, năm 1998 sau khi để thua ở trận play-off với H.Huế, đội bóng phải xuống hạng. Năm 2002, là năm thảm hại nhất, đội bóng từng đoạt chức VĐQG rớt xuống hạng Nhì, không hẹn ngày trở lại. Sau đó, gặp khủng hoảng tài chính nên lãnh đạo đội bóng này quyết định giải thể đội bóng sau 27 năm tồn tại.

Những bài học từ những người láng giềng vẫn còn đó, nếu thay được da đổi được thịt, trong “ngân khố” luôn đầy tiền bạc, thì việc thay tên đổi họ chẳng có gì phải lăn tăn, nhất là với đội bóng có hoàn cảnh như TMN.CSG hiện nay.

Đã đến lúc, không thể sống với tư tưởng “hoài cổ”, vì điều đó có thể sẽ hủy hoại một đội bóng?!. CSG hay TMN.CSG cần khoác lên mình một lớp áo mới, may ra có thể trở lại hình bóng ngày xưa. Mà để làm được điều đó phải cần nhiều tiền, để khỏi mang cái tiếng, đội bóng thuộc về trung tâm kinh tế số 1 cả nước mà lại gần như nghèo nhất làng.

Thép Miền Nam muốn sử dụng cái tên Thép Việt Nam (Tổng công ty Thép Việt Nam). Cảng Sài Gòn sắp tới cũng sẽ đổi sang cái tên Cảng Hiệp Phước. Theo lẽ thường, nếu thay tên đổi họ TMN.CSG sẽ có cái tên ghép mới là Thép Việt Nam - Cảng Hiệp Phước.
ĐAM SAN

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm
90 tv soi kèo hôm nay Keonhacai1 90ph tv bong da tv Gái Xinh mitomtv mitom link