Họa sĩ Franca Batholomai: 'Lẩy Kiều' để 'chế ngự' cái xấu

15/10/2019 11:00 GMT+7 | Văn hoá

(Thethaovanhoa.vn) - Viện Goethe Hà Nội vừa khai mạc triển lãm Nàng K, gồm hơn 20 tác phẩm cắt kéo và khắc gỗ khổ lớn của nữ họa sĩ Franca Batholomai (Đức). Các tác phẩm chỉ dùng màu đen - trắng và được lấy cảm hứng từ Truyện Kiều của Nguyễn Du.

Chiêm ngưỡng tranh về 'Truyện Kiều' của những họa sĩ hàng đầu Việt Nam

Chiêm ngưỡng tranh về 'Truyện Kiều' của những họa sĩ hàng đầu Việt Nam

Thể thao & Văn hóa (TTXVN) đăng tải toàn bộ những bức tranh của các danh họa hàng đầu Việt Nam như Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cẩn, Nguyễn Gia Trí, Lê Văn Đệ, Lưu Văn Sìn, Nguyễn Đỗ Cung… xuất hiện trong cuốn sách gây tranh cãi.

Franca Batholomai phải mất tới 3 năm để hoàn thiện các tác phẩm, sau khi nhận được lời mời sáng tác về Truyện Kiều của Viện Goethe Hà Nội. Sở dĩ lâu như vậy vì chị phải dành thời gian đọc, nghiên cứu về Truyện Kiều.

“Đó là cơ sở để tôi tiếp cận với Việt Nam thông qua các tác phẩm hội họa. Nhưng không phải tôi minh họa cho Truyện Kiều mà là bày tỏ quan điểm cá nhân về nàng Kiều, để công chúng có cơ hội nhìn Kiều với ánh mắt khác với cách mọi người vẫn nhìn xưa nay…” - Franca Batholomai nói.

Truyện hơi “hoa lá” nhưng hấp dẫn

“Đó là kiểu truyện thơ. Đối với những ai thích và quen với ngôn ngữ súc tích của châu Âu đương đại thì Truyện Kiều hơi “hoa lá”. Nhưng rốt cục tôi thấy ngôn ngữ ấy hợp với tình cảm của tôi dành cho các sáng tác mang nặng tính ẩn dụ. Nội dung của Truyện Kiều không hoa mỹ, nó chứa nhiều tình tiết xoay chuyển bất ngờ về số phận người phụ nữ với nhiều bước ngoặt khó đoán” - Franca Batholomai chia sẻ về ấn tượng đầu tiên khi đọc Truyện Kiều qua bản dịch tiếng Đức.

Chú thích ảnh
Nữ họa sĩ Franca Batholomai nói về “Nàng K” tại Viện Goethe Hà Nội

Franca Batholomai cho biết chị rất ấn tượng với nhiều câu thơ trong Truyện Kiều. Trong khi đọc, trong đầu chị luôn tưởng tượng ra những hình ảnh như những thước phim. Thậm chí, Franca Batholomai nhớ cả vị trí câu Kiều như câu 357 “Sẵn đây khăn gấm quạt quỳ” khiến cô thấy ngay trong đầu hình ảnh một cô gái có khuôn mặt như đóa hoa hướng dương.

“Có rất nhiều hình ảnh đọng lại trong trí nhớ của tôi” - Franca Batholomai nói. “Ví dụ như câu: Đau lòng kẻ ở người đi/ Lệ rơi thắm đá tơ chia rũ tằm. Đúng là một hình ảnh mạnh, gây đau đớn thực sự. Nó tạo cảm hứng để tôi trổ lên giấy bức tranh về những con tằm. Hoặc câu 3221, Hai tình vẹn vẽ hòa hai/ Chẳng trong chăn gối cũng ngoài cầm thơ là một kết cục khó hiểu đối với tôi nhưng về mặt nào đó cũng rất thuyết phục”.

Chú thích ảnh
Một tác phẩm trong triển lãm “Nàng K”

Nói chung, theo Franca Batholomai, chị rất ấn tượng bởi sự giằng xé giữa dạng thức lạ lẫm với người châu Âu và cấu trúc thực tế được sắp đặt thông minh của Truyện Kiều. “Trong mắt tôi, cách hành xử của Kiều chứa đựng mâu thuẫn nội tại và qua đó có thể hiểu được về mặt nhân tính. Cho dù yếu ớt và dè dặt, nàng đã nhiều dịp biết cách dùng tài năng thi ca của mình để hướng số mệnh theo chiều tích cực” - Franca Batholomai chia sẻ thêm.

“Chế ngự” cái xấu bằng cái đẹp

Triển lãm mang tên Nàng K - chữ Kiều không được viết đầy đủ là chủ đích của Franca Batholomai. Theo chị, viết tắt chữ Kiều là một dạng thu nạp.

“Tôi đâu phải làm ra các bản minh họa, mà đó là những suy ngẫm, liên tưởng của tôi được cuốn sách tạo nên” - Franca Batholomai nói - “Thú thực tôi không dễ dàng làm việc theo một chủ đề được ấn định trước vì tôi luôn có những hình ảnh mạnh đến mức cực đoan trong đầu. Chúng luôn muốn thoát ra và chen lên hàng đầu. Do đó tôi phải ngẫm nghĩ rất lâu về một công việc được giao, nếu muốn gọi như thế, để tích hợp chủ đề đó vào thế giới và những hình ảnh riêng của mình”.

Chú thích ảnh

Trong triển lãm Nàng K chất liệu khắc gỗ được sử dụng với tông màu chủ đạo là đen và trắng. Giải thích về điều này, Franca Batholomai cho biết chị là người ưa tương phản mạnh và sự rút gọn.

Trước câu hỏi: Một họa sĩ đến từ châu Âu thấy được mối liên hệ nào giữa Kiều và hiện thực mà phụ nữ hiện nay phải đối mặt trong bối cảnh xã hội và nghệ thuật? Franca Batholomai bày tỏ quan điểm rằng, thời đại đã thay đổi - ở châu Á cũng thế giới phương Tây. “Ngày nay không còn người phụ nữ nào phải tuân theo bố mẹ hoặc chồng mình nữa. Dù vậy, trong nhiều hoàn cảnh, phụ nữ vẫn thiệt thòi nhiều so với nam giới. Chẳng hạn, những vị trí lãnh đạo vẫn phần nhiều do đàn ông nắm giữ. Tác phẩm của những nữ nghệ sĩ, theo thống kê, vẫn bị đánh giá thấp hơn của những đồng nghiệp nam. Việc chống phân biệt đối xử hay những chương trình hỗ trợ giới tính nữ cũng khó thay đổi điều đó”.

Franca Batholomai cũng cho rằng Truyện Kiều không u sầu như nhiều người nghĩ. Thay vì tô hồng, những gì diễn ra trong là thực tế cuộc sống: luôn khó khăn, luôn tàn khốc, nhưng những niềm vui nhỏ bé vẫn có thể tồn tại.

“Chủ nghĩa hiện thực, tôi tạm gọi như thế, trong Truyện Kiều trái hoàn toàn với ngôn ngữ nghệ thuật vốn đậm vẻ hoa mỹ đối với độc giả châu Âu” - Franca Batholomai nói tiếp - “Nhưng điều đó lại làm cho tác phẩm trở nên hấp dẫn đối với tôi: sử dụng ngôn ngữ đẹp để nói về sự xấu xí, chế ngự cái xấu bằng cái đẹp”.

Chú thích ảnh

Chú thích ảnh

Chú thích ảnh

Chú thích ảnh

  

Vài nét về nữ họa sĩ Franca Batholomai

Franca Batholomai sinh năm 1975, là nghệ sĩ tự do từ năm 2003. Lĩnh vực sáng tác riêng biệt của chị có thể kể tới khắc gỗ, kết hợp giữa kỹ thuật khắc tay đặc trưng truyền thống từ thời Trung cổ với kỹ thuật hiện đại.

Franca Batholomai nhận được nhiều giải thưởng, trong đó có giải thưởng của Bang Sachsen-Anhalt năm 2013. Trong số những khách hàng sưu tầm tác phẩm của chị phải kể tới Bộ sưu tập nghệ thuật của Quốc hội Liên bang Đức, Bang Sachsen-Anhalt và Thư viện Công cộng New York.

Phạm Huy – Diệu Linh

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm
90 tv soi kèo hôm nay Keonhacai1 90ph tv bong da tv Gái Xinh mitomtv mitom link