Hướng dẫn chi tiết cách rút tỉa chân hương ngày 23 tháng Chạp, thông tin bổ ích ai cũng nên biết

13/01/2023 11:00 GMT+7 | Văn hóa Giải trí 247

Cách tỉa chân hương, thời điểm nào tỉa chân hương nào tốt,... sẽ được giải đáp giúp bạn ngay dưới đây.

Việc tỉa chân hương thường sẽ được các gia chủ thực hiện vào thời điểm cuối năm, gắn với lễ cúng ông Công ông Táo 23 tháng Chạp để chuẩn bị kết thúc năm cũ, chuyển sang năm mới.

Ý nghĩa của việc tỉa chân hương

Trước tiên, “tỉa chân hương” có thể hiểu cơ bản là cách chúng ta “dọn dẹp chỗ ngồi” cho gia tiên hoặc các các vị thần (thường là ông Công, ông Táo) sau một năm các ông “làm việc”.

Hướng dẫn chi tiết cách rút tỉa chân hương ngày 23 tháng Chạp, thông tin bổ ích ai cũng nên biết - Ảnh 1.

Nguồn ảnh: Cổng thông tin Phật giáo

Thời điểm tỉa chân hương 

Theo các chuyên gia tâm phong thủy tâm linh, việc rút tỉa chân hương nên thực hiện sau khi cúng ông Công ông Táo là đúng nhất. Vì khi Ông Táo đã về chầu trời, dọn tỉa bát hương sẽ không phạm phải điều gì cả.

Nếu cúng ông Công ông Táo vào buổi sáng thì chiều có thể tiến hành nghi lễ tỉa chân hương. Nếu cúng vào chiều 23 tháng Chạp thì phải đến sáng hôm sau mới được thực hiện các nghi lễ đó. Công việc này yêu cầu phải làm vào ban ngày, không nên làm vào buổi tối.

Các bước tỉa chân hương

Bước 1: Xin phép tổ tiên hoặc thần linh

Người tỉa chân hương cần tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc gọn gàng. Sau đó thắp hương để thông báo cho tổ tiên hoặc thần linh biết rằng mình sắp dọn dẹp nhà thờ. Việc này được thực hiện với ý niệm mời tổ tiên và thần linh tạm lánh sang nơi khác để việc lau dọn của con cháu không ảnh hưởng tới các ngài.

Hướng dẫn chi tiết cách rút tỉa chân hương ngày 23 tháng Chạp, thông tin bổ ích ai cũng nên biết - Ảnh 2.

Nguồn ảnh: nghean24h

Bước 2: Bắt đầu tỉa chân hương

Bắt đầu tỉa chân hương bằng cách một tay giữ bát hương, một tay còn lại nhẹ nhàng rút từng chân hương. Để lại 3 chân hương trong bát hương. Chân hương rút ra ngoài để lên một tờ giấy hoặc một tấm vải sạch.

Bước 3: Tiến hành lau dọn bàn thờ

Dùng khăn sạch lau xung quanh bát hương. Có thể nhúng khăn làm ẩm để lau sạch hơn. Sau khi lau xong bát hương thì mới lau các đồ thờ khác. Nếu cẩn thận bạn có thể dùng rượu gừng hoặc nước ngũ vị hương để tẩy uế cho bát hương và đồ thờ.

Bước 4: Xử lý phần tro

Mang chân hương đã rút hóa thành tro, rồi đổ ra gốc cây. Tuyệt đối không đổ tro hóa chân hương vào thùng rác hoặc các nơi ô uế.

Bước 5: Thắp hương sau khi hoàn thành 

Sau đó, gia chủ tiến hành thắp hương kính báo gia tiên và các vị thần đã hoàn thành việc dọn dẹp.

Hướng dẫn chi tiết cách rút tỉa chân hương ngày 23 tháng Chạp, thông tin bổ ích ai cũng nên biết - Ảnh 3.

Nguồn ảnh: Cổng thông tin Phật giáo

Những điều cần lưu ý khi tỉa chân hương

Tỉa chân hương là một việc làm vô cùng quan trọng thể hiện sự thành tâm, tôn kính và lễ nghĩa của gia chủ với ban thờ tổ tiên. Vậy nên khi tỉa chân hương cần lưu ý những điều sau để tránh phạm:

- Bát hương là vị trí phải an vị, tĩnh tại, không được xê dịch. Vì thế, trong trường hợp bắt buộc phải xê dịch, gia chủ phải tiến hành làm lễ xin xê dịch và sau đó xin an vị.

- Người tỉa chân hương thường là chủ nhà hoặc đảm đương việc cúng lễ trong nhà. Trước khi tiến hành tỉa chân hương thì phải tắm rửa sạch sẽ, đầu tóc, trang phục gọn gàng, tôn nghiêm, đặc biệt phải rửa sạch tay.

- Khi tỉa chân hương, một tay gia chủ phải giữ bát hương, một tay nhẹ nhàng rút từng chân hương ra khỏi bát hương. Nếu gia chủ là nam nhân thì để lại 7 - 17 - 27 hoặc 37 chân hương. Nếu gia chủ là nữ nhân thì để lại 9 - 19 - 29 hoặc 39 chân hương.

- Mọi đồ dùng để tỉa chân hương nên là đồ mới và sạch, hoặc có thể là vật dụng cũ nhưng phải chuyên dùng để phục vụ cho những công việc lau dọn bàn thờ.

Hướng dẫn chi tiết cách rút tỉa chân hương ngày 23 tháng Chạp, thông tin bổ ích ai cũng nên biết - Ảnh 4.

Nguồn ảnh: mephongthuy

- Cũng cần lưu ý thêm rằng trong quá trình dọn dẹp, luôn giữ cho mình sự tịnh tâm, lòng thành kính với người trên.

- Chân hương sau khi rút phải mang đi hóa thành tro rồi vùi vào gốc cây. Nếu có thể, hãy đem vùi vào gốc cây chuối. Tuyệt đối không đem vứt chân hương vào thùng rác hoặc những nơi ô uế.

- Sau khi tút chân hương xong, hãy lau chùi bát hương cùng bàn thờ thật sạch sẽ bằng nước thơm. 

- Khi hoàn tất việc tỉa chân hương, bao sái bàn thờ, gia chủ hãy thắp mỗi bát hương một nén hương. Nếu có điều kiện, hãy sắm một chút lễ vật để dâng cúng thần linh, gia tiên.

Gợi ý các sản phẩm lau dọn bàn thờ chuyên dụng

Trên thị trường hiện tại cũng có rất nhiều sản phẩm lau dọn bàn thờ chuyên dụng, tiện lợi với giá thành phải chăng. Ví dụ như khăn bao sái lau bàn thờ, nước lau bàn thờ chuyên dụng,...

- Nước mùi già lau bàn thờ: 150 nghìn/chai 350ml

Nước mùi già là sản phẩm hot mỗi dịp Tết đến. Với việc lau dọn bàn thờ của gia đình bạn cũng có thể sử dụng loại nước này để vừa sạch sẽ lại thu hút vượng khí vào nhà. Chỉ cần 2 nắp nước mùi già là đủ lau bàn thờ gia tiên sạch sẽ rồi. Lau bàn thờ bằng nước mùi già, hương thơm ngai ngái, dìu dịu và trầm ấm thoang thoảng để lan tỏa cả gia đình, chính là sự đoàn viên, hạnh phúc và bình yên trong dịp Tết.  

Bạn có thể đặt mua ở đây.

Hướng dẫn chi tiết cách rút tỉa chân hương ngày 23 tháng Chạp, thông tin bổ ích ai cũng nên biết - Ảnh 5.

Nguồn ảnh: Su's mart

- Chổi bao sái: 80 nghìn/sản phẩm

Thêm một sản phẩm khác nữa sẽ giúp bạn vệ sinh bàn thờ sạch sẽ hơn là chiếc chổi bao sái này. Thiết kế của chiếc chổi có phần tay cầm tiện lợi. Phần đầu chổi được kết từ các loại dây nhựa siêu nhỏ giúp lấy đi hết bụi bẩn trên bàn thờ. Tuy nhiên khi sử dụng loại chổi này bạn không nên để dính nước tránh gây ẩm mốc, tỏa ra mùi khó chịu làm ảnh hưởng tới khu vực thờ cúng.

Bạn có thể đặt mua ở đây.

Hướng dẫn chi tiết cách rút tỉa chân hương ngày 23 tháng Chạp, thông tin bổ ích ai cũng nên biết - Ảnh 7.

Nguồn ảnh: phapduyenshop

- Khăn bao sái Việt Xanh: 55 nghìn/hộp/20 chiếc 

Nếu bạn là người bận rộn, lại muốn tiết kiệm thời gian, tránh việc phải chuẩn bị nhiều đồ từ khăn trắng sạch lau ban thờ, nước tinh khiết thì một sản phẩm khăn ướt bao sái chuyên dụng kiểu này vừa hợp lý lại có giá thành phải chăng. 

Một hộp khăn bao sái Việt Xanh này có 20 chiếc giá bán trên thị trường là 55 nghìn. Số lượng nhiều nên bạn có thể sử dụng lau ban thờ từ 2-3 lần thoải mái. Sau đó bạn có thể để khô tự nhiên hoặc lau lại bằng khăn khô sạch chuyên lau bàn thờ của gia đình là được. 

Bạn có thể đặt mua ở đây.

Hướng dẫn chi tiết cách rút tỉa chân hương ngày 23 tháng Chạp, thông tin bổ ích ai cũng nên biết - Ảnh 5.

Nguồn ảnh: bestcost

- Nước lau bàn thờ An An (tinh chất quế và các loại thảo mộc): 55 nghìn/chai 250ml

Thay vì phải tự nấu nước lau bàn thờ khá tốn thời gian, công sức thì bạn có thể sắm ngay chai nước lau bàn thờ chuyên dụng. Chai có dạng xịt, nên dễ dàng thao tác. Với nước lau bàn thờ này thì bạn chỉ cần sử dụng thêm khăn sạch là được. 

Lưu ý là nước bao sái đựng trong chai xịt, khi sử dụng bạn xịt thẳng vào khăn để lau. Không xịt trực tiếp dung dịch bao sái lên ban thờ.

Bạn có thể mua ở đây

Nguồn ảnh: thaomocanan

Thông tin bài viết chỉ mang tính tham khảo

Hồng Nhung (tổng hợp theo nguồn Cổng thông tin Phật giáo)

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm
90 tv soi kèo hôm nay Keonhacai1 90ph tv bong da tv Gái Xinh mitomtv mitom link