18/07/2015 21:19 GMT+7 | Trong nước
Tờ báo dẫn số liệu của các tổ chức thương mại cho hay, chịu thiệt hại nặng nề nhất là hoạt động bán lẻ, mất khoảng 600 triệu euro; xuất khẩu cũng tổn thất 240 triệu euro. Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Athens (EBEA), khoảng 4.500 công-ten-nơ nguyên vật liệu và hàng hóa đã bị ách lại tại bộ phận hải quan. Với một số lượng lớn các hóa đơn và chi phiếu không thể thanh toán, các giao dịch thương mại tổng trị giá 6 tỷ euro đã bị đóng băng.
Đối với ngành du lịch, việc đóng cửa các ngân hàng Hy Lạp không ảnh hưởng đến các chủ thẻ quốc tế, song cuộc khủng hoảng này đã làm suy giảm mạnh lượng khách đặt khi mùa du lịch vào cao điểm. Mặt khác, tại thủ đô Athens, Chính phủ Hy Lạp đã cho phép người dân đi lại miễn phí trên các phương tiện giao thông công cộng trong khoảng 2 tuần, khiến ngân sách nhà nước thiệt hại 10 triệu euro.
Các ngân hàng tại Hy Lạp đã phải đóng cửa từ ngày 29/6, sau khi chính phủ bác bỏ các biện pháp khắc khổ mà các chủ nợ quốc tế đòi hỏi và tiến hành một cuộc trưng cầu dân ý về vấn đề này.
Tuy nhiên, với quyết định ngày 16/7 của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) nâng mức trần cứu trợ thanh khoản khẩn cấp (ELA) thêm 900 triệu euro (978 USD), các ngân hàng "ốm yếu" của Hy Lạp sẽ mở cửa trở lại từ ngày 20/7. Theo Thứ trưởng Tài chính Hy Lạp Dimitris Mardas, từ đầu tuần tới người dân Hy Lạp có thể tới ngân hàng thực hiện bất kỳ giao dịch nào.
Liên minh châu Âu (EU) ngày 17/7 cũng đã thông qua khoản cứu trợ ngắn hạn trị giá 7,16 tỷ euro (7,8 tỷ USD) cho Hy Lạp để giúp nước này trả các khoản vay lớn cho các chủ nợ quốc tế vào đầu tuần tới. Trong khi đó, gói cứu trợ thứ 3 cho Hy Lạp vẫn đang được thảo luận.
TTXVN
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất