14/11/2016 05:40 GMT+7
(Thethaovanhoa.vn) - Khi Mourinho được công bố chính thức là HLV của Man United, rất nhiều người đã lo ngại rằng ông sẽ “tiêu diệt” các tài năng trẻ mới xuất hiện và tạo ấn tượng dưới thời Van Gaal.
Song nếu chúng ta nhìn vào lịch sử công việc của Mourinho , hẳn chúng ta sẽ nhận ra rằng ông không hề có ác cảm với các cầu thủ trẻ, và thậm chí có những thành công của ông, hoặc những chặng đường của ông, lại gắn với những người còn khá trẻ. Điển hình là thời kỳ ở Porto, và thời kỳ ông mới dẫn dắt Real Madrid. Ở năm 2010, chính ông đã mang Di Maria 22 tuổi, Oezil 21 tuổi và Khedira 23 tuổi về Bernabeu và trọng dụng họ. Vậy thì tại sao ông lại tạo ra định kiến rằng ông không ưa người trẻ, nhất là việc ông đã từng để Lukaku, De Bruyne rời Chelsea một cách đầy lãng phí trong quá khứ và tiếp tục đang mài mòn ghế dự bị bằng những ngôi sao trẻ của Man United hôm nay?
Dường như có một mâu thuẫn, một phi lý tồn tại trong chính con người Mourinho thì phải?2. Trong cuốn tự truyện, Johan Cruyff cho rằng chính việc phải chơi bóng trên đường phố, với mặt đường lổn nhổn nhấp nhô khiến ta có thể ngã đau sẽ tập quen cho ta một bản năng giữ thăng bằng tuyệt vời. Điều đó có thể lý giải vì sao ông có một kỹ năng tuyệt vời tới thế trên sân cỏ.
Nhưng cũng chỉ sau chia sẻ ấy có vài trang, ông nói rằng: “triết lý bóng đá của tôi rất đơn giản. Cứ bắt đầu với mặt cỏ thật đẹp; phòng thay đồ sạch sẽ; biết tự lau giày của mình và biết tự mắc lưới trên sân tập cái đã. Sau đó, kỹ và chiến thuật sẽ đến”.
Đó có vẻ là một mâu thuẫn của chính Cruyff, một mâu thuẫn ngay từ trong cơ sở nền tảng của triết lý bóng đá. Nhưng Cruyff được suy tôn là Thánh mà, nên mấy ai để ý tới điều đó làm gì.
Pep Guardiola thần tượng Marcelo Bielsa bởi thứ triết lý “tấn công tận hiến” và bản thân ông cũng nói rằng “tôi muốn bóng đá của mình phải tấn công và đẹp mắt”. Nhưng cuối cùng, thứ bóng đá mà ông xây dựng lại chú trọng đến kiểm soát bóng, chọn những đường chuyền ngắn, liên tục để duy trì khả năng kiểm soát bóng ấy. Và khi người ta gán thứ bóng đá của ông với tiqui-taca, tức là ví nó như cái “tích tắc” của quả lắc đồng hồ, giống cách bóng được chuyền nhanh giữa các cầu thủ, ông đã có lần phải bực bội nói rằng “tiqui-taca chỉ là mớ giẻ rách”. Ông mâu thuẫn với chính ông? Và ông mâu thuẫn đến độ ông cho rằng người ta không hiểu cách làm bóng đá của ông là gì?
Những khoảnh khắc ấn tượng của Jose Mourinho
3. Thực tế, tất cả các thiên tài vẫn luôn có mâu thuẫn với chính bản thân mình. Đơn giản, họ không bao giờ thỏa mãn với những gì mà mình đạt được và vì muốn tìm kiếm câu hỏi “tại sao?” hay “bằng cách nào?”, họ sẽ liên tục phủ nhận chính mình, hay nói đúng hơn, phủ nhận những thành tựu quá khứ của mình. Stephen Hawking cũng từng phủ nhận chính lý thuyết của mình ít nhất là một lần. Sự phủ nhận mâu thuẫn ấy chính là tiến triển của tư duy, của tìm tòi, và sáng tạo.
Nhưng cũng có những thiên tài phủ nhận chính mình, hay mâu thuẫn với chính mình bởi họ nhìn thấy ở mình vị thế độc tôn mà chính họ đã xác lập. Đó là bản chất của loài người, bản chất cố hữu đã hằn lên ý thức và để lại dấu ấn rất sâu trong tôn giáo.
Mourinho đang trong một sự phi lý như thế, không phải với những cầu thủ bị coi là trẻ. Ông thường cố định đội hình, chỉ sử dụng những người mà ông tin cậy vào kinh nghiệm hay trình độ của họ. Và Martial, Rashford, Carrick chính là những người có đủ cả kinh nghiệm và trình độ đủ để ông đặt niềm tin. Nhưng khi ông bỏ rơi họ, chính ông lại đang mâu thuẫn với bản thân mình mà không hiểu nổi vì sao tình hình ở Man United lại rối ren đến thế…
Hà Quang Minh
Thể thao & Văn hóa
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất