21/10/2014 16:12 GMT+7 | Tốc độ
(Thethaovanhoa.vn) - Trong nhiều năm qua, các đường đua Công thức 1 (F1) đã an toàn hơn nhiều từ sau khi tay đua Ayrton Senna của Brazil qua đời trong một vụ tai nạn tại đường đua Italy năm 1994. Các biện pháp nâng cao độ an toàn cho môn thể thao này sau cái chết của Senna đã được đánh giá cao, nhưng tai nạn của Jules Bianchi vẫn diễn ra…
Senna là tay đua gần nhất qua đời tính đến nay trong một danh sách nghiệt ngã những tay lái tử vong vì F1, gồm cả một vài nhà vô địch.
Biết nguy hiểm mà vẫn dấn thân
Nhưng bất chấp các sáng kiến được áp dụng hòng giúp các tay lái tránh khỏi những vòng nhào lộn 180 độ trên không rồi đâm vào barrier, bóng ma chết chóc vẫn luôn bao phủ môn thể thao này.
Không có người thiệt mạng sau chặng đua nước Nhật. Nhưng tay lái người Pháp Jules Bianchi, 25 tuổi, đã bị chấn động não nghiêm trọng sau va chạm với một chiếc xe kéo khiến xe anh bị hư hỏng nặng. Giờ đây, tâm trạng của các tay đua vẫn bị ảnh hưởng nặng nề vì sợ nỗi ám ảnh Senna có thể quay lại.
Trong cuộc họp báo hôm thứ Năm (9/10), các tay đua hàng đầu đều cố gắng che giấu mối nghi ngại của họ, khi sử dụng các cụm từ “một đám mây xám bao phủ”, “một thảm họa” và “một chút bóng tối” để mô tả bầu không khí não nề bao trùm môn thể thao này.
Các tay đua nhắc lại lí do khiến họ tham gia F1. Rằng họ là những người ưa thích cạnh tranh, yêu tốc độ, và chấp nhận bạo hiểm để tìm kiếm niềm vui trong môn thể thao, như Biachi đã làm trong những năm thi đấu ở các cấp độ đường đua. Những rủi ro dẫn đến cái chết hoặc thương tích nghiêm trọng là chủ đề phổ biến trong các chặng đua Grand Prix, và tay đua người Đức Sebastian Vettel, hiện là ĐKVĐ thế giới đường đua F1, nói rằng hầu hết đều coi mạo hiểm như một dạng lạc thú để họ sống với đam mê.
Một tay đua hàng đầu khác, Nico Rosberg, tay lái 29 tuổi người Đức hiện đang cạnh tranh chức vô địch cá nhân với đồng đội ở Mercedes Lewis Hamilton, nói rằng khi nghe tin về tai nạn của Bianchi, bản thân anh cảm thấy “rất sốc”, và rằng những tay đua sẽ luôn cầu nguyện cho bạn mình chóng bình phục trước khi có thể… tham dự các chặng đua khác.
“Đây cũng là một công việc”, Rosberg nói, “Tôi cần phải bước vào khoang lái, nhắm mắt lại một chút, xua đuổi mọi cảm xúc dẫn đến xao nhãng và tập trung làm việc của mình”.
Không bảo hộ đầu vì sợ… xấu!
Một số ý kiến cho rằng vụ tai nạn ở Nhật Bản cho thấy yêu cầu cấp bách để một số thay đổi cách mạng diễn ra.
Một gợi ý phổ biến được đề xuất, là không nên cho các xe hạng nặng như máy kéo ra đường đua “thu gom” các xe gặp tai nạn mà không có một chiếc xe cảnh báo an toàn trên đường đua. Biện pháp này, Whiting đã không thực hiện trước tai nạn của Bianchi.
Một đề xuất khác là các chiếc xe Công thức 1 phải có buồng lái kín, có mái che, có máy bay phản lực bảo vệ trên đầu. Biện pháp này đã được xem xét nhưng bị từ chối 1 lần, sau khi tay lái Massa gặp một chấn thương não nghiêm trọng khi xe của anh bị đâm đến vỡ mũ bảo hiểm trong một chặng đua ở đường đua Hungary năm 2009.
Các quan chức F1 đã phủ quyết ý tưởng dùng buồng lái kín, vì cho rằng các buồng lái mở đã được sử dụng kể từ khi giải vô địch thế giới đầu tiên diễn ra vào năm 1950 mà không có vấn đề gì cả (?), và bởi vì một vài quan chức đội đua cho rằng, chiếc xe của họ trở nên… “quá xấu xí”, giảm đi sự hấp dẫn của môn thể thao này.
Nhưng tay lái Fernando Alonso người Tây Ban Nha của đội đua Ferrari cho biết, anh hoàn toàn đồng ý: “Tất cả các tai nạn lớn nhất trong đua xe thể thao vài năm trở lại đây đều là chấn thương vùng đầu”, anh nói, trích dẫn lại một vụ tai nạn ở Bỉ vào năm 2012 khi một chiếc xe khác mất lái ngay góc cua đầu tiên của đường đua, bay cách mũ bảo hiểm của Alonso chỉ vài centimet.
“Tôi có thể đã chết ở góc cua 1 nếu nó gần tôi thêm 10 cm nữa”, Alonso nói. “Nếu công nghệ đã sẵn sàng, tôi nghĩ chúng ta nên đảm bảo an toàn cho các tay đua”.
Bianchi ít có cơ hội phục hồi hoàn toàn |
Gia Hưng
Thể thao & Văn hóa Cuối tuần
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất