25/08/2008 09:00 GMT+7 | Olympic 2008
(TT&VH) - Những tấm huy chương cuối cùng đã được trao, Thế vận hội Bắc Kinh 2008 đã chính thức kết thúc với niềm hạnh phúc của nước chủ nhà khi lần đầu tiên trong lịch sử giành ngôi nhất toàn đoàn. Song Mỹ, Anh và một số quốc gia khác cũng có lý do để ăn mừng.
Cả Trung Quốc và Mỹ đều thắng
Không phải ngẫu nhiên, mà trang Yahoo của Mỹ luôn xếp hạng huy chương Olympic với tiêu chí tổng số huy chương đầu tiên. Với 36 HCV, lần đầu tiên kể từ năm 1992, Mỹ không giành được ngôi đầu bảng tổng sắp và bị chủ nhà Trung Quốc bỏ lại khá xa. Thế nhưng người Mỹ vẫn có thể tự an ủi bản thân vì họ vẫn là đoàn giành nhiều huy chương nhất với tổng số lên đến 110. Thành tích này hơn Trung Quốc 10 huy chương, và hơn chính kỷ lục 108 huy chương mà họ lập được ở Barcelona 1992. Người Mỹ còn tự hào hơn vì họ sở hữu một huyền thoại trên đường đua xanh: Michael Phelps với 8 HCV và 7 KLTG ở kỳ TVH lần này.
Dù thất bại ở các môn thế mạnh như điền kinh hay quyền Anh (chỉ giành 1 HCĐ), song Mỹ cũng đã vớt vát được danh dự ở các môn thể thao đối kháng đồng đội như Bóng rổ, Bóng chuyền và Bóng đá nữ, những môn mà họ không giành được HCV ở kỳ Athens 2004.
Bước tiến của người Anh
4 năm nữa, Anh sẽ đăng cai Olympic 2012 và việc giành vị trí thứ 4 toàn đoàn tại Bắc Kinh lần này là một kết quả tương đối khả quan. Bất chấp việc bị Nga vượt qua vào những ngày thi đấu cuối cùng, xứ sở sương mù cũng trải qua một kỳ TVH đầy thành công và giành được số HCV nhiều nhất trong vòng một thế kỷ qua (19). Thế mạnh của đoàn Anh ở TVH lần này là xe đạp lòng chảo và đua thuyền buồm, ngoài ra hai tấm HCV của kình ngư trẻ Rebecca Adlington là một thành tích đáng chú ý không kém.
Đây cũng là một TVH thành đối với nhiều quốc gia nhỏ, mà tiêu biểu nhất là Jamaica khi các VĐV nước này thống trị các đường chạy cự ly ngắn. Số đoàn thể thao giành huy chương tại TVH lần này lên đến 87, một kỷ lục thực sự, nhiều hơn so với con số 80 đoàn thể thao ở Sydney 2000 (ở Athens là 74). Trong số này, có tới cả tá quốc gia lần đầu tiên giành huy chương (hoặc HCV) lần đầu đầu tiên, mà đáng kể nhất là Afghanistan, quốc gia bị tàn phá bởi bom đạn chiến tranh.
Xét về vị trí xếp hạng, Nga đứng nguyên với vị trí thứ ba, nhưng tính về số lượng huy chương thì đó là một sự thụt lùi. Họ chỉ giành được 23 HCV trong tổng số 72 huy chương, kém hẳn so với 4 năm về trước: 27 HCV trong tổng số 92 huy chương. Đức và Nhật Bản cũng tụt lùi so với hồi Athens 2004. Tương tự là trường hợp của Cuba khi họ không giành được bất cứ HCV nào ở môn sở trưởng của mình là quyền Anh, trong khi ở 4 kỳ TVH gần nhất, họ giành được tới 20 HCV ở môn này.
Tuy nhiên, nói như HLV đội quyền Anh Cuba thì ít nhất thì các VĐV của họ cũng thu được kinh nghiệm Olympic. Và đó là tiền đề để họ hướng về kỳ TVH tới, London 2012!
Michael Phelps: Ngắm kỷ lục mới ở London 2012
VĐV xuất sắc nhất trong lịch sử Thế vận hội vừa tuyên bố anh sẽ tiếp tục thi đấu ở TVH London 2012, nhưng chưa chắc sẽ tiếp tục ở TVH 2016 (chưa xác định). "Tôi sẽ không thi đấu khi đã 30 tuổi, chắc chắn thế", Phelps tuyên bố. Đến năm 2016, Phelps bước sang 31 tuổi và anh muốn được nghỉ ngơi. Dĩ nhiên, các VĐV tham dự TVH năm đó sẽ loại đi được một đối thủ lớn. Còn ở kỳ TVH tới, London 2012, Phelps cho biết anh sẽ đăng ký tham dự nhiều nội dung hơn nữa. “Tôi chưa bao giờ tham dự nội dung bơi ngửa hay tự do 100m ở các giải lớn. Tôi sẽ làm điều đó ở TVH London”, Phelps cho biết. Cần nhắc lại là ở TVH lần này, Phelps đã giành HCV ở cả 8 cự li mà anh tham dự, phá 7 KLTG và hiện đax sở hữu tổng cộng 14 HCV tại các kỳ TVH. London 2012 sẽ có 26 môn thể thao Tạm biệt Bắc Kinh, các quốc gia sẽ lại bước vào 4 năm chuẩn bị cho một cuộc chơi mới: Olympic 2012 tổ chức tại thủ đô London của nước Anh. Đây là lần thứ 3, xứ sở sương mù được đăng cai Thế vận hội sau các năm 1908 và 1948. Tại London 2012, các VĐV sẽ thi đấu 26 môn thể thao để tranh 300 bộ huy chương. Theo dự kiến ban đầu, số quốc gia tham dự sẽ là 204 với lượng VĐV vào khoảng 10.250. Lễ khai mạc sẽ diễn ra vào ngày 27/7 và bế mạc vào 12/8. Bắt đầu từ ngày 22/5 vừa qua, SVĐ Olympic tại thủ đô London đã chính thức được khởi công với sức chứa 80.000 chỗ ngồi và chi phí vào khoảng 469 triệu bảng (563 triệu euro). 12 HCV cuối cùng Marathon nam: Sammy Wanjiru (Kenya) Quyền Anh hạng ruồi nhẹ: Zou Shiming (Trung Quốc) Quyền Anh hạng gà: Badar-Uugan Enkhbat (Mông Cổ) Quyền Anh hạng nhẹ: Alexey Tishchenko (Nga) Quyền Anh hạng bán trung: Bakhyt Sarsekbayev (Kazakhstan) Quyền Anh hạng vừa: Zhang Xiaoping (Trung Quốc) Quyền Anh hạng siêu nặng: Roberto Cammarelle (Italia) Bóng rổ nam: ĐT Mỹ Bóng nước nam: ĐT Hungary Bóng ném nam: ĐT Pháp Bóng chuyền nam: ĐT Mỹ 10 khoảnh khắc đáng nhớ của Bắc Kinh 2008 1. Usain Bolt phá KLTG ở cự ly 100m của chính mình với thời gian 9 giây 69. Anh đã ăn mừng khi còn chưa cả về đích. 2. Michael Phelps hoàn tất thành tích 8 HCV tại TVH sau khi về nhất ở đường bơi 4x100m, phá kỷ lục 7 HCV của tiền bối Mark Spitz ở Munich 1972. 3. Liu Xiang rút lui khỏi đường chạy 110m vì chấn thương trong những giọt nước mắt của hàng triệu khán giả nhà. 4. Isinbayeva biến SVĐ Tổ chim thành sân khấu riêng của mình khi chinh phục mức xà 5,05m. 5. Lễ khai mạc hoành tráng với nhiều hình ảnh được dàn dựng bằng công nghệ vi tính và sự cố “cô bé hát nhép”. 6. Lực sĩ cử tạ người Đức Matthias Steiner hôn bức ảnh người vợ quá cố Susann trên bục nhận huy chương vàng cử tạ hạng cân trên 105 kg. 7. Dẫn 3,3 điểm trong những loạt bắn cuối cùng ở nội dung bắn 120 viên, nhưng xạ thủ người Mỹ Matt Emmons đã đánh mất tấm HCV vào phút chót. 8. Usain Bolt phá kỷ lục 200m của Michael Johnson và hoàn tất cú đúp KLTG ở đường chạy nước rút. 9. Rohullah Nikpai giành tấm huy chương đầu tiên cho đoàn thể thao Afghanistan ở môn taekwondo, hạng cân 58 kg. 10. VĐV Gerd Kanter của Estonia ăn mừng HCV nội dung ném đĩa bằng cách chạy 100m và bắt chước cách ăn mừng của Usain Bolt |
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất