TTXVN nâng cao hiệu quả thông tin tới vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

24/09/2014 21:18 GMT+7 | Thế giới


(Thethaovanhoa.vn) - Nhằm nâng cao hiệu quả của việc tuyên truyền thông tin của TTXVN tới đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, TTXVN đã tổ chức buổi hội thảo khoa học với chủ đề: “Nâng cao hiệu quả thông tin của TTXVN tới vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”. Buổi hội thảo diễn ra dưới sự chủ trì của Phó Tổng Giám đốc TTXVN Lê Duy Truyền.

Ông Lê Duy Truyền, Phó Tổng Giám đốc TTXVN phát biểu tham luận tại hội thảo: Mảng thông tin hướng tới vùng dân tộc thiểu số và miền núi cũng như thông tin về những vùng này tới nhân dân cả nước và công chúng quốc tế luôn được TTXVN coi trọng và đã trở thành một trong những đề tài trọng điểm trong thông tin của TTXVN trong suốt 69 năm ra đời và phát triển của ngành.  

Phó Tổng Giám đốc TTXVN khẳng định: “Các chuyên trang, chuyên mục về vùng dân tộc thiểu số và miền núi trên các sản phẩm thông tin của TTXVN cung cấp cho các cơ quan báo chí và cung cấp trực tiếp cho công chúng trong và ngoài nước ngày càng được nâng cao về số lượng và chất lượng. Có thể nói, tham gia sản xuất thông tin về vùng dân tộc thiểu số và miền núi có tất cả các đơn vị thông tin chủ chốt của TTXVN, như Ban biên tập Tin trong nước, Ban biên tập Ảnh, Ban biên tập Tin đối ngoại, Ban biên tập Tin Kinh tế, Truyền hình Thông tấn; gần 10 ấn phẩm báo và tạp chí như Việt Nam News, Le Courrier du Vietnam, Báo ảnh Việt Nam, Thể thao & Văn hóa, Khoa học và Công nghệ…; hơn 10 báo điện tử và trang web như Vietnamplus.vn và các trang web của các báo, tạp chí in.

Tham gia trực tiếp hơn nữa là đội ngũ gần 100 nhà báo TTXVN thường trú tại các tỉnh; là hàng trăm lượt cán bộ, phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên các đơn vị thông tin ở trụ sở chính Hà Nội và các Cơ quan đại diện TTXVN tại miền Trung – Tây Nguyên và Khu vực phía Nam mỗi năm lặn lội đến những vùng xa xôi nhất, khó khăn nhất của đất nước để có được những tin, bài, những bức ảnh, những phút tin truyền hình về đồng bào 53 dân tộc thiểu số và nhân dân sống ở những vùng khó khăn nhất của đất nước…”

Phó Tổng Giám đốc TTXVN phát biểu tham luận tại hội thảo. Ảnh Quý Trung- TTXVN

Cũng theo ông Lê Duy Truyền, thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta, trong đó chủ trương tăng cường đưa thông tin về cơ sở miền núi, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo, Ban lãnh đạo TTXVN xác định rõ cần phải tiếp tục Đổi mới trong cách tiếp cận, truyền tải thông tin cho phù hợp với trình độ dân trí, phong tục tập quán, ngôn ngữ của từng dân tộc, từng địa bàn nhằm nâng cao hiệu quả của mảng thông tin về và tới vùng dân tộc thiểu số và miền núi, đáp ứng yêu cầu của công tác thông tin tuyền truyền trong tình hình mới.

Chính vì vậy, việc nghiên cứu, thực hiện đề tài “Đổi mới trong cách tiếp cận, truyền tải thông tin tới vùng dân tộc thiểu số và miền núi” là yêu cầu cấp thiết đối với TTXVN hiện nay, nhằm đưa ra các giải pháp hợp lý để khai thác, phát huy tốt nhất tiềm năng về nguồn nhân lực, cơ sở vật chất sẵn có, đặc biệt là lợi thế của hệ thống các cơ quan thường trú TTXVN trong và ngoài nước, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển của ngành những năm tới đây.

Đồng tình với quan điểm của ông Lê Duy Truyền, ông Chu Tuấn Thanh Vụ trưởng Vụ tuyên truyền, Ủy ban Dân tộc phát biểu: TTXVN là cơ quan thuộc Chính phủ, đã có bề dày, kinh nghiệm hoạt động trên lĩnh vực tuyên truyền và các hoạt động truyền thông trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội trong nước và quốc tế được Đảng, Nhà nước, các tổ chức và công chúng ghi nhận và đánh giá cao, góp phần to lớn xây dựng và phát triển đất nước.

Tại hội thảo, Vụ trưởng Vụ tuyên truyền, Ủn ban Dân tộc đánh giá cao những nỗ lực của TTXVN. Ảnh: Quý Trung- TTXVN

Tham luận của ông Chu Tuấn Thanh nêu rõ: Trong thời kỳ thực hiện chính sách đổi mới của Đảng; TTXVN cũng đã chủ động phối hợp với các Bộ, ngành, trung ương xây dựng nhiều chương trình đặc sắc, toàn diện, khoa học, thông tin kịp thời, chuyển tải các chủ trương, chính sách của Đảng và Pháp luật của Nhà nước phủ kín thông tin đến mọi miền của đất nước.

Tuy nhiên, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, vùng đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, đời sống văn hóa, tinh thần, vật chất còn khó khăn, yếu kém, chậm phát triển do đặc thù của những vùng này địa hình, địa bàn phức tạp, hạ tầng cơ sở kỹ thuật yếu kém, công tác thông tin, tuyên truyền chưa được phủ sóng đầy đủ, thiếu thông tin và chậm, thông tin tuyên truyền không cập nhật thường xuyên để nâng cao dân chí; TTXVN cũng đã chỉ đạo được ấn phẩm Bản tin ảnh Dân tộc miền núi vào những đầu thập kỷ 90 về vùng dân tộc thiểu số, nhưng chưa đủ mạnh.

Do đó, TTXVN tăng cường bổ sung thêm báo Tin tức, báo ảnh Dân tộc TTXVN, nhằm tăng cường lượng thông tin phục vụ cho vùng dân tộc với nhiều nội dung tuyên truyền phong phú và cập nhật đến đồng bào một cách nhanh nhất với nhiều thứ tiếng của các dân tộc thiểu số.

Phát biểu tại hội thảo, bà Trương Lê Kim Hoa, Tổng biên tập báo Thể thao & Văn hóa (TTXVN) cho hay: Với truyền thống hơn 32 năm từ khi phát hành số đầu tiên đến nay, báo Thể thao & Văn hóa (TTXVN) đang phát triển trở thành tổ hợp thông tin thu nhỏ, bao gồm đủ các loại hình thông tin, báo giấy (nhật báo, báo tuần), online, truyền hình... Trên tất cả các sản phẩm của mình, ngoài nhiệm vụ chính do lãnh đạo TTXVN giao cho như: tham gia định hướng dư luận, giáo dục, thẩm mỹ, chúng tôi cũng thường xuyên có một liều lượng thông tin không nhỏ về đời sống văn hóa, thể thao của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên các loại hình thông tin.

Theo bà Trương Lê Kim Hoa, riêng lĩnh vực thông tin điện tử, báo Thể thao & Văn hóa (TTXVN) có chuyên trang  khampha.thethaovanhoa.vn đăng tải rất nhiều hình ảnh đẹp về đời sống văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của mọi vùng miền Tổ quốc. Một phần cơ sở xây dựng chuyên trang online này là từ kho ảnh của ban ảnh TTXVN, các đồng nghiệp trong cơ quan TTXVN 63 tỉnh, thành. Trên truyền hình, Thể thao & Văn hóa (TTXVN) cũng sử dụng khá nhiều các bản tin về đời sống, văn hóa, thể thao của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Ngoài những nỗ lực đóng góp thông tin, Thể thao & Văn hóa (TTXVN) cũng có thế mạnh là tổ chức sự kiện. Cuối năm 2013- đầu năm 2014, báo Thể thao & Văn hóa (TTXVN) kết hợp với UBND huyện Đồng Văn (Hà Giang) tổ chức triển lãm tranh về núi đá Hà Giang tại huyện Đồng Văn và bán đấu giá từ thiện 2 bức tranh sơn dầu của họa sĩ Đỗ Đức (CTV thân thiết của báo Thể thao & Văn hóa với mục Ngẫm ngợi cuối tuần).

Báo Thể thao & Văn hóa (TTXVN) cùng họa sĩ Đỗ Đức trao nhà tình nghĩa cho gia đình anh Thào Mí Giàng, đồng bào dân tộc H' Mông ở Đồng Văn, Hà Giang. Ảnh: Phạm Mỹ

Bà Trương Lê Kim Hoa cho biết: Toàn bộ số tiền 80 triệu đồng từ việc bán đấu giá 2 bức tranh sơn dầu trên, báo Thể thao & Văn hóa cùng họa sĩ Đỗ Đức đã xây dựng hai ngôi nhà tình nghĩa cho hai gia đình dân tộc thiểu số nghèo nhất huyện Đồng Văn. Chúng tôi đã trao hai ngôi nhà trên vào tháng 3, tháng 4 vừa rồi. Đặc biệt, trong các ngôi nhà đều không gắn biển Thể thao & Văn hóa hay họa sĩ Đỗ Đức mà chỉ treo hai bản sao của hai bức tranh đã bán được để lấy tiền xây nhà. Nghĩa cử từ thiện văn hóa này được nhiều cơ quan ban ngành đánh giá cao.

“Vì vậy, tôi xin kiến nghị nhỏ với lãnh đạo cơ quan và Ủy ban, nên chăng bên cạnh hoạt động thông tin ta đã làm rất tốt, ta nên có hướng tổ chức sự kiện, huy động nguồn xã hội hóa, tham gia hỗ trợ trực tiếp cho đồng bào dân tộc thiểu số”- Bà Trương Lê Kim Hoa phát biểu.

Buổi hội thảo đã đem lại nhiều tư liệu khoa học quý cho việc truyền thông tới dân tộc thiểu số và miền núi. Đặc biệt, hội thảo cũng mở ra nhiều hướng khai thác thông tin mới trên hạ tầng vững mạnh của cơ quan thông tấn quốc gia để truyền đạt thông tin cũng như những quan điểm của Đảng, chính phủ tới đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Phạm Mỹ

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm
90 tv soi kèo hôm nay Keonhacai1 90ph tv bong da tv Gái Xinh mitomtv mitom link