V-League do VFF quản lý và V-League do VPF quản lý

22/03/2014 09:48 GMT+7 | Bóng đá Việt

(Thethaovanhoa.vn) - Thể thao & Văn hóa đã lấy ý kiến một số quan chức đội bóng và chuyên gia về sự khác biệt của V-League do VFF quản lý và V-League do VPF quản lý để làm rõ xem khi doanh nhân lãnh đạo VFF thì bóng đá thì sẽ như thế nào, và đây là những câu trả lời.

Ông Nguyễn Hồng Thanh, Tổng Giám đốc Công  ty cổ phần bóng đá SLNA: “Khác biệt lớn nhất là tài chính”

Nếu so sánh các giải đấu do VPF tổ chức hiện nay với trước khi khi VFF quản lý, tôi nghĩ khác biệt  chưa rõ lắm nhưng khác biệt lớn nhất chính là ở khía cạnh tài chính. Về mặt tài chính khi chuyển sang VPF tổ chức, nguồn tài trợ cho bóng đá chuyên nghiệp có tốt hơn.

Tất nhiên, trong HĐQT VPF có đại diện của một số CLB đang thi đấu nên việc bàn bạc, theo dõi các vấn đề sát sao hơn. Khi đưa ra vấn đề gì đó thì sát thực với tình hình thi đấu đang diễn ra, đó là một lợi thế.

Nhưng thành phần các đội bóng trong bộ máy lãnh đạo VPF đúng ra theo tôi tỷ lệ nên thấp thôi. Khi có sự kiện gì thì tiếng nói đó sẽ mang tính quyết định. Nhưng bây giờ, khi có vấn đề gì như liên quan đến công tác trọng tài chẳng hạn thì khi quyết định sẽ không bị ảnh hưởng vì VPF chi tiền cho trọng tài mà. Nếu tính toán lại theo hướng như vậy thì tôi nghĩ sẽ hợp lý hơn thì sẽ không ảnh hưởng, người ta sẽ làm khách quan.

Một vấn đề nữa theo tôi là mối quan hệ giữa VPF với các phòng chức năng của VFF. Khi VFF còn tổ chức các giải đấu thì mối quan hệ sẽ khác hơn nhưng đây là VPF thì Ban Kỷ luật hay các phòng chức năng của VFF thì mối quan hệ tế nhị hơn. Nếu VFF tổ chức thì ảnh hưởng sẽ khác hơn. Đó là vấn đề cần chú ý.

VPF tài trợ cho VFF nói chung, các giải đấu chuyên nghiệp là phần lớn. Khi tình hình kinh tế như hiện nay, VFF sử dụng chung nguồn tài chính đó cùng VPF sẽ là khó khăn. Như hiện nay thì việc phình ra một bộ máy hành chính cồng kềnh để làm việc bên VPF trong khi vẫn giữ nguyên bộ máy hành chính của VFF như trước kia thì việc trả lương, các chi phí khác để duy trì hoạt động thì cũng sẽ có những bất cập riêng của nó. Một bên thì tiếp tục phình ra còn bên kia lại không thu hẹp được, đó là bất hợp lý.

Chuyên gia Trần Văn Phúc: “Chủ tịch VFF nên nhận lương”

Trong bóng đá trên thế giới cũng thế thôi, Liên đoàn tách khỏi BTC các giải đấu, thế nên việc để VPF tổ chức các giải như hiện nay tôi nghĩ cũng không sao cả. Nếu chuyên gia người Nhật Bản tham gia làm việc, cộng tác cùng ông Viễn (Tổng Giám đốc VPF - PV) lo công tác tổ chức giải tôi cho là cũng tốt hơn.

Nhưng vấn đề là làm sao để cho chặt chẽ. Những người làm việc phải hết sức chuyên nghiệp, dành 100% công sức làm việc cho VPF như ở các nền bóng đá khác chứ không thể anh lo làm cho VPF 50% còn 50% thì làm kinh tế cho doanh nghiệp.

Tới đây, nếu ông Dũng trúng cử vị trí Chủ tịch VFF thì làm sao bỏ 100% công sức cho bóng đá được vì còn làm vàng bạc rồi Ngân hàng nữa làm sao bỏ được. Tôi rất ủng hộ quan điểm của HLV Lê Thụy Hải khi trả lời phỏng vấn trên báo Thể thao & Văn hóa Cuối tuần, đó là không thể nói làm Chủ tịch VFF sẽ không nhận lương.

Ông nhận lương thì mới là làm việc hết trách nhiệm chứ nói làm việc mà không nhận lương thì sẽ rất dở. Tôi nghĩ nói không nhận lương vẫn làm sòng phẳng, không phải như vậy. Việc ông Dũng nói và quyết định như vậy cũng không nên.

Chuyện một số người trong HĐQT VPF có liên quan đến các CLB cũng sẽ ảnh hưởng khi quyết định các vấn đề. Theo dõi bóng đá thế giới tôi thấy, ông đã là Chủ tịch CLB thì phải làm Chủ tịch CLB, là người BTC thì là BTC, ông phải đầu tư 100% công sức ở đấy.

Thành Đạt (ghi)
Thể thao & Văn hóa

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm
90 tv soi kèo hôm nay Keonhacai1 90ph tv bong da tv Gái Xinh mitomtv mitom link