22/02/2022 18:45 GMT+7 | Tin tức 24h
(Thethaovanhoa.vn) - Một nghiên cứu dựa trên số liệu y tế của hơn 153.000 người ở Mỹ,vừa được công bố trên tạp chí Nature Medicine, đã phát hiện rằng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch ngày càng tăng trong năm đầu tiên sau khi mắc COVID-19, ngay cả khi người bệnh chỉ có triệu chứng nhẹ.
Những người tham gia nghiên cứu này chủ yếu là đàn ông và da trắng, nhưng kết quả tương tự cũng được ghi nhận khi các nhà nghiên cứu phân tích số liệu của phụ nữ và những người da màu trong các phân tích riêng rẽ.
Chủ tịch Hiệp hội Tim Mỹ, ông Donald Lloyd-Jones cho biết: “Chúng tôi dự báo một làn sóng lớn về các sự cố tim mạch trong những năm tới, có thể xuất phát trực tiếp hoặc gián tiếp từ COVID-19”.
Tháng 2/2020, Viện Sức khỏe Quốc gia (NIH) đã khởi động một sáng kiến tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị các hội chứng COVID kéo dài, tức là sự tập hợp của các triệu chứng như sương mù não và mệt mỏi đến các vấn đề về tim mà một số người phải trải qua sau khi mắc COVID-19.
Bên cạnh đó, Trường Tim mạch Mỹ đã thừa nhận các tác động nghiêm trọng và kéo dài của virus SARS-CoV-2 bằng việc soạn thảo một hướng dẫn mới, dự kiến công bố vào tháng 3, để theo dõi sau mắc bệnh.
Nhưng nhiều chuyên gia và các nhóm bảo vệ bệnh nhân cho rằng cần nhiều hơn nữa và đang kêu gọi Tổng thống Joe Biden và các lãnh đạo khác có sự thay đổi toàn diện trong hệ thống chăm sóc sức khỏe nhằm tăng hỗ trợ tài chính cho nghiên cứu và điều trị, hỗ trợ cho những người không thể tiếp tục làm việc, cũng như xử lý các hậu quả về xã hội và tâm lý của người bệnh trong nhiều thập kỷ tới.
Phó Giáo sư Ziyad Al-Aly thuộc tại Đại học Washington, đồng tác giả nghiên cứu trên, nói: “Chúng ta sẽ phải đối phó với hậu quả về tim mạch và các bộ phận khác trong cơ thể”. Ông kêu gọi các chính phủ trên thế giới nên chú ý đến điều này, đồng thời nhấn mạnh: “Chúng ta chưa được chuẩn bị đầy đủ”.
Bích Liên/TTXVN
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất