Khủng hoảng tài chính, một thế lực của Premier League đang dần tàn lụi

10/09/2024 07:39 GMT+7 | Bóng đá Anh

Đã 40 năm kể từ khi Everton giành chức vô địch nước Anh, Cúp C2 châu Âu, đồng thời lọt vào trận chung kết Cúp FA. Nhưng đó là một vinh quang mờ nhạt, đến vào thời điểm mà bóng đá Anh đang bị tàn phá bởi bi kịch và thảm họa.

Everton đã cùng với MU, Arsenal, Liverpool và Tottenham là một trong năm "anh lớn" dẫn đầu cuộc ly khai để thành lập Premier League năm 1992, một sự kiện hiện được coi là bước ngoặt cần thiết trong sự tái sinh của bóng đá Anh.

Bước ngoặt của bóng đá Anh

Tuy nhiên, động thái này cũng dẫn đến việc bóng đá phải dựa nhiều vào sự độc lập tài chính. 5 ngày sau khi Everton vô địch mùa giải 1984-85, 56 người thiệt mạng trong một đám cháy ở Bradford. Cùng ngày hôm đó, một người hâm mộ Leeds United mới 15 tuổi đã tử nạn khi một bức tường đổ sập lên người trong một trận đấu ở Birmingham. 4 ngày sau, Everton đánh bại Rapid Vienna trong trận chung kết Cúp C2. Hai tuần sau, 39 người thiệt mạng sau một cuộc tấn công của người hâm mộ Liverpool trong trận chung kết Cúp châu Âu tại sân vận động Heysel ở Brussels.

Sau vụ cháy Bradford, tờ Sunday Times đã xuất bản bài xã luận nổi tiếng với nhận xét rằng bóng đá đã trở thành "một môn thể thao ổ chuột được chơi trong các sân vận động ổ chuột, được yêu thích bởi những người hâm mộ ổ chuột". Đồng thời, tờ báo này đặt ra yêu cầu về các tiêu chuẩn tối thiểu liên quan tới an toàn và an ninh.

Những gì tờ Sunday Times dường như không ngờ tới, đó là người hâm mộ sẽ nhanh chóng tự trả tiền để tới sân ở mọi cấp độ. Trong 40 năm qua, số lượng khán giả tới sân theo dõi giải đấu đã tăng gấp đôi. Liệu việc tách khỏi giải đấu và mô hình kinh tế tự chủ có thực sự đúng đắn? Các câu lạc bộ lớn có lẽ sẽ nói có, khi họ cần trở nên giàu có hơn để nâng cao tiêu chuẩn và tất cả đội bóng khác cùng giải đấu đều được hưởng lợi. Với việc bóng đá châu Âu đang đi theo hướng đó với sự ra đời của Champions League, rõ ràng Premier League là giải đấu cần thiết để các câu lạc bộ Anh cạnh tranh và phát triển.

Với một mô hình thương mại ít công khai hơn, cùng sự phân bổ nguồn lợi công bằng hơn, nhiều đội bóng sẽ cạnh tranh quyết liệt và khoảng cách từ Premier League đến Championship là bước ngoặt thực sự.

Premier League: Khủng hoảng tài chính, một thế lực dần tàn lụi - Ảnh 1.

Everton đã sa sút rất nhanh sau khi Premier League ra đời

Everton khó cứu vãn

Trên thực tế, chỉ 3 trong số 5 đội bóng lớn ban đầu đã giành được danh hiệu Premier League (MU, Arsenal và Liverpool), và một trong số đó chỉ mới 1 lần nếm trải vinh quang ở giải đấu này (Liverpool). Còn Everton thì đang phải đối mặt với một cuộc chiến không phải ở nhóm trên, mà là tránh bị xuống hạng.

Trước năm 1992, Everton từng giành được hai chức vô địch nước Anh và một Cúp FA. Họ còn xuất hiện trong 4 trận chung kết tại Wembley nữa. Everton là đội thành công thứ ba trong lịch sử nước Anh. Nhưng nếu không có lệnh cấm các câu lạc bộ Anh sau thảm họa Heysel, họ có thể trở thành đội bóng Anh thứ 5 giành Cúp châu Âu sau thành công vào các năm 1985 và 1987.

Everton luôn phải vượt quá năng lực tài chính của chính mình. Vấn đề là họ không bao giờ có tiềm năng kinh tế giống như một số đội bóng lớn khác. Đã có những năm David Moyes cho thấy sự thận trọng về mua sắm và giúp Everton kết thúc trong Top 10, nhưng khoảng cách tài chính của họ với các đội bóng lớn luôn khá rõ.

Everton mang lại cảm giác về một câu lạc bộ không chắc chắn về vị trí của mình, không muốn thích nghi với hoàn cảnh khó khăn. Dưới quyền sở hữu của Farhad Moshiri, dường như trong một thời gian dài Everton chỉ tập trung ký hợp đồng với những cầu thủ già nua và thất nghiệp. Đồng thời, họ cũng mang về những người trẻ tuổi và chưa được chứng minh năng lực để bán trong ngắn hạn nhằm lấy một khoản lợi nhuận nào đó.

Kết quả là sự hỗn loạn hiện tại. 4 mùa giải liên tiếp họ bán nhiều hơn mua, nhưng vẫn phải vật lộn để tuân thủ các quy tắc về lợi nhuận và bền vững. Everton có thể vẫn còn triển vọng khi xây dựng một sân vận động mới. Đó có thể là một nguồn tiêu hao tài chính ngắn hạn, nhưng về lâu dài, nó sẽ thúc đẩy doanh thu. Đó chính là hướng đi của bóng đá hiện đại.

Dù vậy, Everton phải đến được tương lai đó. 87 phút đầu tiên trước Bournemouth vào cuối tuần trước cho thấy họ có khả năng làm được điều đó. Những gì tiếp theo, khi họ thua ngược 2-3, trận thua thứ 3 liên tiếp trong 3 vòng đầu mùa giải mới đẩy họ xuống cuối bảng, đã khiến tất cả phải nghi ngờ về việc liệu giữa một đống hỗn loạn và tiêu cực, họ có đủ vững về tâm lý để vươn lên hay không.

Viết Thành

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm
90 tv soi kèo hôm nay Keonhacai1 90ph tv bong da tv Gái Xinh mitomtv mitom link