(TT&VH) - TT&VH số ra ngày 5/10 có bài “Tiến sĩ Nguyễn Việt làm “sống dậy” người Việt cổ”, đề cập đến những nỗ lực phục dựng gương mặt tổ tiên, và dự định mở một trung tâm phục chế mặt người cổ của TS Nguyễn Việt (Giám đốc Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á). Trong bài cũng đề cập đến việc ông đang gấp rút hoàn thành một chân dung phục dựng từ một bộ xương đời Lý. Trước những thông tin này, PGS-TS Nguyễn Lân Cường, chuyên gia hàng đầu về nhân chủng học, hiện là Phó Tổng thư ký Hội Khảo cổ học Việt Nam đã có bài viết gửi TT&VH phản biện một số thông tin khoa học của TS Nguyễn Việt.
Do khuôn khổ trang báo có hạn, TT&VH trích đăng các luận điểm căn bản trong bài viết của PGS-TS Nguyễn Lân Cường, cùng những thông tin mà TS Nguyễn Việt cung cấp thêm, nhằm để công chúng và giới khoa học có những đánh giá khách quan về các quan điểm này. Nhan đề 2 bài viết do TT&VH đặt.
PGS-TS NGUYỄN LÂN CƯỜNG: “NẾU TRẢ LỜI ĐƯỢC TÔI XIN THÔI NGAY CHỨC PHÓ TỔNG THƯ KÝ”
Trong bài báo này tôi chỉ xin đề cập tới những vấn đề về chuyên môn nhân học và biện pháp giải quyết. Trong bài báo của tác giả có nhắc tới TS Nguyễn Việt đang gấp rút hoàn thành chân dung phục dựng từ một bộ xương đời Lý. Xin TS Nguyễn Việt trả lời giúp bằng chứng nào anh chứng minh đó là xương đời Lý. Nếu trả lời được tôi xin BCH Hội Khảo cổ học Việt Nam cho thôi ngay chức Phó Tổng thư ký Hội Khảo cổ học, và cũng đề nghị BCH Hội Hình thái Người cho thôi chức ủy viên BCH.
1. Như ta đã biết ở thời Lý (thế kỷ XI-XIII) cho tới nay chỉ mới duy nhất phát hiện được 2 ngôi mộ ở các địa điểm: Hương Nộn, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ (Viện Khảo cổ học khai quật năm 1977) và Đông Cứu, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. (Viện Khảo cổ học khai quật năm 1974). Theo TS Đặng Kim Ngọc, người phụ trách cuộc khai quật mộ Hương Nộn, (nay là Giám đốc Trung tâm HĐVHKH Văn Miếu Quốc Tử Giám) thì “Toàn bộ quách được xây bằng đá cuội có kích thước khá lớn. Kỹ thuật xây đơn giản - chỉ là những viên đá cuội xếp lên nhau khéo léo tạo cho thành vách phẳng phiu, góc cạnh vuông vắn mặc dù không có chất kết dính tham gia... Mộ Hương Nộn được chôn theo lối hỏa táng trực tiếp trong lòng mộ”. Theo TS Đặng Kim Ngọc nhân dân trong vùng truyền lại rằng đây là mộ của bà Lê Lan Xuân, vợ thứ của vua Lý Thần Tông.
Nhưng quan trọng hơn cả, gần ngôi mộ có chùa Phúc Thánh, mà trong chùa lại có tấm bia đá ghi dòng chữ: “Phụng Thánh phu nhân Lê thị mộ chí” và “... chùa Diên Linh Phúc Thánh ở phía đông mộ” phù hợp với vị trí ngôi mộ được khai quật. Với những bằng chứng đó tôi tin rằng đây là mộ thời Lý và của bà Lê Lan Xuân. Ngôi mộ Đông Cứu do TS Trần Đình Luyện, và cố PGSTS Trịnh Cao Tưởng khai quật. Theo TS Trần Đình Luyện, ngôi mộ đã bị phá hủy nghiêm trọng, nhưng theo truyền thuyết đây là mộ của TS Lê Văn Thịnh - Thái sư thời Lý. Chấm hết.
Làm phiên bản thạch cao từ khuôn silicon sọ người đời Lý
Cho đến thời điểm này, tôi và các đồng nghiệp Nguyễn Kim Thủy, Trương Hữu Nghĩa, Nguyễn Anh Tuấn đã nghiên cứu khoảng 800 bộ xương người cổ thì chưa bao giờ có một bộ xương nào thuộc đời Lý, vì một lẽ đơn giản, thời đó dân ta thực hiện tục hỏa táng. Cũng trong một bài báo gần đây trên Tuổi trẻ Thủ đô (ra ngày 11/8/2010), với tiêu đề “Tôi hoàn toàn không tin người nằm dưới mộ là bà Nguyễn Thị Đức” tôi cũng đã bác bỏ hoàn toàn ý kiến của họ Ngô cho rằng mộ hợp chất ở Như Quỳnh (Hưng Yên) là mộ Lý Thường Kiệt! Thông tin họ dựa vào là... các nhà ngoại cảm!
2. Tôi được biết hiện nay Viện Khoa học Hình sự và Viện Công nghệ Thông tin đang phối hợp để thực hiện đề tài cấp Nhà nước:“Nghiên cứu, phát triển và ứng dụng các giải pháp công nghệ thông tin hiện đại tái tạo ảnh mặt người 3 chiều từ dữ liệu hình thái xương sọ phục vụ điều tra hình sự và an sinh xã hội”. Đề tài này do PGS-TS Hồ Sĩ Đàm và Đại tá PGS-TS Nguyễn Trọng Toàn cùng cộng sự thực hiện. Các nhà khoa học ở 2 cơ quan trên đã thực hiện:
1. Chụp ảnh người Việt (1.000 người).
2. Chụp 2 vạn bức ảnh cắt lớp (CT).
3. Nghiên cứu về hình thái của 26 hộp sọ người Việt bằng phương pháp quét ảnh 3 chiều.
Công trình này đang gấp rút hoàn thành nay mai.
Về phần mình, là nhà nhân học đầu tiên của Việt Nam được đào tạo bài bản (ở Viện Hàn lâm CHDC Đức cũ) về phương pháp phục chế lại mặt theo xương sọ ngay từ những năm 1979-1980, dưới sự hướng dẫn của TS H. Ullrich. Tôi đã tái tạo được các bộ mặt dựa trên xương sọ, nhưng của người châu Âu, vì dựa vào các số liệu của người Đức và châu Âu mà thầy tôi cung cấp. Muốn làm trên người Việt cũng phải thực hiện các bước lấy dữ liệu như 2 cơ quan trên đã thực hiện. Để làm được điều này phải có tiền chụp cắt lớp... Rõ ràng điều đó còn phụ thuộc vào kinh phí mà bản thân tôi chưa thực hiện được. Tôi hy vọng và tin rằng sau khi đề tài trên được thực hiện chúng tôi sẽ kết hợp các số đo của hàng trăm sọ cổ đào được trong mấy chục năm qua, phối hợp với 2 cơ quan trên để tạo dựng lại mặt của người cổ qua các nền văn hóa nổi tiếng như Sơn Vi, Hòa Bình, Bắc Sơn, Đông Sơn... Chậm và chắc chắn, quyết không phải như TS Nguyễn Việt đã thực hiện.
Tôi tha thiết đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ thành lập một Hội đồng chuyên môn gồm các nhà nhân học của Viện và Hội Khảo cổ học, PGS-TS Hồ Sĩ Đàm và Đại tá PGS-TS Nguyễn Trọng Toàn (của đề tài trên), Đại diện Bộ môn Nhân học và Sinh lý học Đại học Khoa học Tự nhiên trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại diện Viện giải phẫu Trường Đại học Y Hà Nội, Đại diện Hội Sử học và Đại diện Viện Đông Nam Á... Hội đồng này sẽ nghe TS Nguyễn Việt trình bày, trao đổi, nhận xét và đánh giá kết quả bằng phiếu kín. Kết quả trên sẽ được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng. Chắc chắn đây là biện pháp tối ưu để làm rõ trắng đen.
Một cán bộ khảo cổ học, chưa bao giờ đo nổi một sọ cổ, nay lại muốn mở một Trung tâm phục chế mặt người dựa trên hộp sọ khảo cổ phát hiện trong khu vực Nam Trung Quốc và Đông Nam Á. Đúng là điếc không sợ súng...
N.L.C. (Trích bài viết của PGS.TS Nguyễn Lân Cường)
TS NGUYỄN VIỆT: NHỮNG DI CỐT HIẾM CÓ THUỘC THỜI NHÀ LÝ
Những cuộc điều tra nghiên cứu khảo cổ học do Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á tiến hành trong những năm 2006-2007 đã ghi nhận và thu được gần ba trăm di vật và xương cốt người thuộc các khu mộ táng lộ thiên trong hang hoặc gác trên các hốc đá thuộc hai khu vực: Lũng Mu (Hồi Xuân, Quan Hóa, Thanh Hóa) và Suối Bàng (Mộc Châu, Sơn La).
Nguyên trạng bộ xương thời Lý khi vừa lật lắp quan tài
Đây là một táng tục rất độc đáo. Người chết được đặt trong các quan tài được khoét rỗng từ thân cây gỗ tốt như cách làm thuyền độc mộc. Sau đó được người thân đưa lên hang hoặc hốc đá ở những vị trí cheo leo rất khó lên, tạo thành các khu mộ dòng tộc nguyên táng chênh vênh trên những đỉnh núi cao.
Điều đáng nói nhất về mặt di sản dân tộc đó là sự tồn tại ở tình trạng rất tốt của các quan tài và trong một vài trường hợp hiếm hoi là những di cốt người nằm bên trong. Quan tài của nhóm cư dân Suối Bàng (Mộc Châu, Sơn La) tuy bị mối mọt nhưng vẫn giữ nguyên trạng những tai đẽo và gọng đỡ được đục đẽo rất cầu kỳ. Trong một số quan tài, bên cạnh di cốt người chúng tôi còn phát hiện một số gốm sứ tùy táng. Chúng thuộc về những đồ gốm sứ Việt Nam và Trung Quốc có niên đại tập trung trong khoảng thế kỷ 10-12.
Xương đùi người thời Lý (thứ 1 từ trái) so sánh với xương đùi khai quật trong văn hóa Đông Sơn, văn hóa Hòa Bình và trong bãi cọc Bạch Đằng thời Trần năm 1288.
Cho đến nay, mộ táng và di cốt người buổi đầu thời Đại Việt phát hiện được rất hiếm hoi. Tuy nhiên, mặc dầu báo chí và truyền hình đã nhiều lần đề cập đến phát hiện nói trên, nhưng cho đến nay đầu tư nghiên cứu về loại hình di tích này vẫn còn rất hạn chế. Trong năm qua, phối hợp với các chuyên gia gốm sứ Trung Quốc, Nhật Bản, chúng tôi đã tập trung nghiên cứu sưu tập gốm sứ thu được trong các khu mộ này và đã đi đến nhất trí xác định thời gian tồn tại của hai khu mộ nói trên chủ yếu trong thời nhà Lý.
Số di cốt phát hiện được gồm 3 mảnh sọ lớn, một số xương chi và một bộ xương còn gần như nguyên vẹn. Những xương cốt này thuộc ít nhất 5 cá thể. Bộ xương nguyên vẹn được xác định thuộc một người đàn ông trưởng thành, khoảng 30-35 tuổi, cao khoảng 170cm. Cốt sọ đã được Phòng phục dựng di cốt người và động vật thuộc Bảo tàng Phạm Huy Thông, Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á tại Yên Hưng (Quảng Ninh) làm khuôn silicon và đang phục dựng chân dung người đàn ông đầu tiên sống vào đời nhà Lý.
Chuỗi 5 trận toàn hoà và thua ở đấu trường trong lẫn ngoài nước đang khiến HLV Vũ Hồng Việt chịu áp lực nặng nề. Nếu không tận dụng được những nguồn lực đầu tư từ lãnh đạo CLB, cựu HLV U19 Việt Nam có thể đi trên vết xe đổ của người đồng nghiệp Lê Đức Tuấn.
Liên đoàn Bóng đá châu Á (AFC) đã ấn định thời điểm tổ chức VCK Asian Cup 2027 và đội tuyển Việt Nam buộc phải vượt qua vòng loại cuối cùng nếu muốn đến với ngày hội bóng đá lớn nhất châu lục hai năm tới.
Ban Cán sự Đảng UBND thành phố Hà Nội vừa có Tờ trình số 17 TTr/BCSĐ gửi Thường trực Thành ủy Hà Nội về việc xin chủ trương điều chỉnh phương án sắp xếp tổ chức bộ máy các Sở thuộc khối chính quyền thành phố Hà Nội.
Ngày 3/2, Hội đồng An toàn giao thông quốc gia Mỹ (NTSB) cho biết cơ quan đã hoàn tất các cuộc phỏng vấn với kiểm soát viên không lưu trong cuộc điều tra vụ va chạm giữa một máy bay chở khách của American Airlines và một trực thăng Black Hawk của Quân đội Mỹ trên sông Potomac, khiến 67 người thiệt mạng.
Nữ diễn viên Đài Loan (Trung Quốc) Từ Hy Viên đột ngột qua đời trong chuyến du lịch gia đình đến Nhật Bản, ban đầu được cho là do viêm phổi gây ra bởi cám cúm.
MU chỉ có 2 bản hợp đồng khi kỳ chuyển nhượng mùa đông khép lại. Không có một tiền đạo nào được mang về Old Trafford. Vấn đề lớn nhất của Quỷ đỏ vẫn nằm ở khâu ghi bàn, và giải quyết nó bằng cách nào vẫn là một câu hỏi lớn.
Ngày 3/2/2025, làng giải trí châu Á bất ngờ trước thông tin nữ diễn viên đình đám Từ Hy Viên qua đời ở tuổi 48 do biến chứng của cám cúm và viêm phổi khi đang du lịch tại Nhật Bản.
Nữ diễn viên Đài Loan (Trung Quốc) Từ Hy Viên đã qua đời ở tuổi 48 sau khi mắc cúm trong kỳ nghỉ cùng gia đình tại Nhật Bản. Sự ra đi đột ngột của cô đã gây chấn động làng giải trí và dập tắt những hoài nghi trước đó về mức độ nghiêm trọng của dịch cúm đang bùng phát tại Nhật.
Ngày 13 tháng 01 tại Hà Nội, Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam (VAFF) được Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam trao quyền tổ chức giải thưởng "Sản Phẩm Vàng Vì Sức Khoẻ Cộng Đồng" hàng năm.
Tối 3/2, tại Quảng trường Cách mạng Tháng Tám (Hà Nội), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các cơ quan hữu quan tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt "95 năm - Ánh sáng soi đường".
Đội tuyển Indonesia đang theo đuổi chiến lược "Hà Lan hóa" với sự chỉ đạo của HLV Patrick Kluivert. Tuy nhiên, truyền thông nước này cho rằng, để hiện thực hóa giấc mơ World Cup, Indonesia cần học hỏi chiến lược của Hàn Quốc trong giai đoạn thành công dưới thời HLV Guus Hiddink.
Thế là Thanh Thúy lại một lần nữa phải kết thúc sớm hợp đồng với một CLB nước ngoài. Từ Thổ Nhĩ Kỳ đến Indonesia rồi từ Indonesia về lại Việt Nam. 4T nuôi khát vọng vươn mình nhưng gặp thử thách khắc nghiệt.
Sự nở rộ và những phát triển vũ bão của pickleball trong thời gian gần đây khiến nhiều người nhớ đến sự thịnh hành của cầu lông cách đây 2 thập niên. Đó cũng là giai đoạn để cầu lông Việt Nam từ môn chơi mang tính phong trào đã có những VĐV vươn đến đẳng cấp thế giới mà tiêu biểu là tay vợt từng đứng hạng 5 BWF, Nguyễn Tiến Minh.