Kinh nghiệm hữu ích chống ‘chặt chém’ trong mùa du lịch

18/12/2017 12:42 GMT+7 | Tư vấn

(Du lịch - Thethaovanhoa.vn) - Hiện nay tình hình chặt chém khách vào mùa Du lịch ở Việt Nam tuy có giảm nhưng nguy cơ khách du lịch bị chặt chém vẫn còn nhiều. Vậy làm sao để không bị “chém” trong mùa du lịch hoặc khi bạn đi du lịch?

1. Chọn và tìm hiểu kỹ về điểm đến

Trước khi đi du lịch hãy vạch ra kế hoạch cụ thể, rõ ràng rằng bạn sẽ đến đâu và tìm hiểu thật kỹ về nó. Mẹo nhỏ cho những ai chọn biển là điểm đến, bạn nên tìm đến vùng biển sạch, đẹp, chưa được khai thác nhiều như vậy sẽ tránh bị chặt chém.

Chú thích ảnh

Sau khi đã lựa chọn được điểm đến hãy tìm hiểu kỹ thông tin về nơi đó để lên kế hoạch cụ thể. Bạn nên nghỉ ngơi ở đâu, ăn uống ra sao, giá cả tại đó thế nào. Bạn cần đặc biệt lưu tâm đến việc tìm khách sạn. Có rất nhiều diễn đàn về du lịch, khách sạn để bạn tham khảo. Nhưng khi lựa chọn được khách sạn ưng ý trên diễn đàn đó, bạn hãy xem trang web chính thức của khách sạn đó ( nếu có) để hiểu rõ hơn về giá cả và tiện nghi, đồ đạc trong phòng ra sao.

2. Đặt phòng khách sạn, nhà nghỉ càng sớm càng tốt

Trong mùa du lịch biển lượng du khách đổ về tham quan, nghỉ dưỡng thường rất đông, tình trạng hết phòng thường xuyên xảy ra, chuyện “chặt chém” là điều đương nhiên. Vì vậy du khách nên đặt phòng càng sớm càng tốt để có thể lựa chọn phòng đẹp, chất lượng dịch vụ tốt, veiw đẹp và đi lại thuận tiện. Tuy nhiên, bạn cũng đừng quá ham rẻ mà đặt phòng với những lời quảng cáo về giảm giá, ưu đãi “khủng”, lớn bởi thực chất họ đã hét giá lên gấp bội rồi giảm xuống, hoặc tính thêm nhiều các chi phí phát sinh về sau. Tốt hơn hết hãy lựa chọn những khách sạn có giá niêm yết rõ ràng.

3. Ăn uống

Ăn uống là một trong những dịch vụ đắt giá để các chủ nhà hàng “hốt” tiền của du khách. Điều bạn nên làm khi đến những nhà hàng và quán ăn tại các điểm du lịch là hãy xem kỹ thực đơn và giá tiền niêm yết. Với những nơi không ghi rõ giá bán, bạn nên chủ động hỏi nhân viên hoặc chủ cửa hàng để tránh tình trạng gọi ít, thanh toán nhiều.

Chú thích ảnh

Khi thanh toán hóa đơn bạn cũng nên soát lại một lần xem có sai sót gì không. Rất nhiều chủ cửa hàng đã lợi dụng sự tin tưởng của khách để dở chiêu trò khai khống, độn giá.

4. Thỏa thuận giá và không ngại mặc cả

Chú thích ảnh

Khi mua hoặc tìm đến bất cứ dịch vụ gì bạn đừng ngại việc mặc cả và thỏa thuận giá nếu chưa có giá niêm yết. Nhiều chủ quán đánh vào tâm lý ngại hỏi, ngại trả giá của du khách đã không ngần ngại tăng giá tiền dịch vụ, sản phẩm nên gấp bội. Thậm chí ngay cả khi đã hỏi giá rồi thì khi vào nhà hàng ăn uống chẳng hạn, bạn cần đề nghị chủ quán ghi rõ mức giá và số tiền ra để làm bằng chứng đối chiếu khi cần thiết, tránh tình trạng “nhập nhèm”, bị “lật lọng” bởi cách nói mập mờ hoặc lí do mà nhà hàng đưa ra.

5. Tuyệt đối không đi theo “cò”

Lực lượng “cò mồi” giúp sức cho các chủ quán “chặt chém” khách hàng cũng chiếm một số lượng đông đảo. Từ “cò” chạy xe máy đến “cò” taxi dùng các mánh khóe để chèo kéo, móc tiền túi của khách. Tốt nhất bạn tuyệt đối không đi theo đội quân “cò” này.

6. Kết giao với người dân địa phương

Sẽ tuyệt vời nếu bạn có người thân hay bạn bè sống tại nơi bạn sẽ đến du lịch còn nếu không hãy chủ động làm quen và nhờ sự giúp đỡ của chủ khách sạn hay tài xế để được tư vấn những nơi nên đến hoặc cần phải tránh, cách mua bán và trả giá.

Bạn nên quan sát những người bản xứ lựa đồ và trả giá để biết cách chứ không vội vàng mua hàng ngay, không nên thể hiện mình là khách du lịch bởi nó sẽ khiến bạn bị chú ý và trở thành “nạn nhân” để người bán tha hồ chặt chém.

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm
90 tv soi kèo hôm nay Keonhacai1 90ph tv bong da tv Gái Xinh mitomtv mitom link