13/01/2023 12:46 GMT+7 | Văn hóa Giải trí 247
Đây có thể coi là một trong những vụ kiện lịch sử của ngành thời trang hiện đại.
Trong lịch sử làng mốt, từng có rất nhiều tranh chấp xoay quay quyền sở hữu trí tuệ đủ để đưa con người ta vào vòng lao lý. Đó có thể là vấn đề đạo nhái phom dáng trang phục, trùng lặp tên gọi hay là "mượn mõ" ý tưởng bộ sưu tập. Còn đối với adidas và Thom Browne, tranh chấp xuất phát từ... một đường kẻ.
Vừa qua, Business Insider đưa tin adidas yêu cầu Thom Browne bồi thường hơn 860.000 USD - tương đương hơn 2 tỷ đồng. Chưa hết, adidas còn đòi thêm 7 triệu USD, với lý do đây là số tiền tương đương lợi nhuận Thom Browne kiếm được từ việc kinh doanh các thiết kế có in họa tiết kẻ sọc.
Thiết kế kẻ sọc của Thom Browne (trái) và adidas
Nguồn cơn của sự việc bắt đầu khi thương hiệu thể thao cáo buộc Thom Browne sử dụng họa tiết kẻ sọc, dẫn đến gây nhầm lẫn cho khách hàng. Vụ việc trở nên nghiêm trọng hơn khi Thom Browne mở rộng sang kinh doanh quần áo thể thao, vô hình trung khiến sự nhầm lẫn ngày càng thêm sâu sắc. Sau khi adidas phát hiện ra điều này, vào năm 2007, Thom Browne đã thêm đường kẻ thứ 4 vào mỗi thiết kế như một cách tránh các tranh cãi không đáng có.
Mặt khác, luật sư phía thương hiệu xa xỉ lại đưa ra lập luận rằng hai công ty không cùng hướng tới một đối tượng khách hàng, sở hữu thị trường riêng bởi trong khi Thom Browne xây dựng hình tượng nhà mốt cao cấp thì adidas đánh chiếm thị trường bình dân. Giá thành sản phẩm của cả hai nhãn hàng đều có sự chênh lệch rõ rệt.
Thom Browne bán lẻ một đôi tất kẻ sọc với giá 2,8 triệu đồng, còn adidas bán mẫu tất kẻ sọc bình dân
có giá khoảng 400k
Theo trang Vogue Bussiness, hôm 12/1 vừa qua, Thom Browne đã giành phần thắng, không phải chịu trách nhiệm pháp lý trong vụ kiện đình đám. Người phát ngôn của Thom Browne cho biết: "Chúng tôi rất vui khi bồi thẩm đoàn công nhận rằng Thom Browne, Inc. không có bất cứ vi phạm quyền sở hữu trí tuệ với các sản phẩm của adidas". Luật sư Robert T Maldonado của Thom Browne cũng nhấn mạnh rằng họa tiết kẻ sọc không thuộc quyền sở hữu của "gã khổng lồ" đồ thể thao.
Thom Browne - "cha đẻ" của thương hiệu cùng tên
Jeff Trexler, phó giám đốc tại Viện Luật Thời trang New York, cho biết câu chuyện này đã trở thành chủ đề nóng tại tất cả các tòa án trên khắp nước Mỹ. Ông nói thêm, tầm vóc và tên tuổi của adidas đã không giúp hãng giành phần thắng thế trong trường hợp này. Tuy vậy, Thom Browne vẫn bị đối thủ lấn át khi chỉ mang về 69 triệu euro doanh thu trong quý 3 năm 2022, trong khi lợi nhuận của adidas là 6,4 tỷ euro.
Nguồn: Vogue Business, Business Insider
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất