13/02/2022 19:34 GMT+7 | Tin tức 24h
(Thethaovanhoa.vn) - Báo Thể thao và Văn hóa (TTXVN) liên tục cập nhật những thông tin mới nhất về tình hình dịch bệnh Covid-19 trong nước. Mời quý vị độc giả chú ý theo dõi.
Xem thêm các thông tin về dịch bệnh Covid-19 TẠI ĐÂY
Tiếp tục cập nhật
Hà Nội thêm 2.940 ca F0, tăng cường tiêm vaccine cho đối tượng nguy cơ
Theo Sở Y tế thành phố Hà Nội, từ 18 giờ ngày 12/2 đến 18 giờ ngày 13/2, Hà Nội ghi nhận thêm 2.940 ca F0, trong đó có 744 ca tại cộng đồng và 2.196 ca đã cách ly.
Các ca F0 phân bố tại 412 xã, phường, thị trấn thuộc 30/30 quận, huyện, thị xã. Một số quận, huyện ghi nhận nhiều ca F0 trong ngày như: Hoàng Mai có 205 ca; Đông Anh có 190 ca; Chương Mỹ có 172 ca; Nam Từ Liêm có 164 ca; Bắc Từ Liêm có 153 ca.
Cộng dồn số ca mắc COVID-19 tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 29/4/2021 đến nay) là 171.738 ca.
Hiện, tỷ lệ bệnh nhân nặng và tỷ lệ tử vong của bệnh nhân COVID-19 ở Hà Nội vẫn nằm trong tầm kiểm soát. Thành phố đã chuẩn bị tốt mọi mặt để học sinh các quận trở lại trường học trực tiếp...
Về công tác tiêm vaccine phòng COVID-19, Sở Y tế thành phố Hà Nội cho biết, đến nay, thành phố đã tiêm được 14.927.981 mũi vaccine phòng COVID-19 cho người dân. Riêng thực hiện Chiến dịch tiêm chủng mùa Xuân (tiêm mũi 3 cho người dân từ 28/2), đến nay, các quận, huyện, thị xã đã tiêm được 237.985 mũi, phấn đấu hoàn thành xong trước ngày 28/2. Hiện, tỷ lệ bao phủ vaccine đủ 2 mũi của thành phố với người trên 12 tuổi đã đạt trên 99,5% và đã tiêm bao phủ mũi nhắc lại (mũi 3) đạt gần 55%.
Ngày 13/2, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội vừa có văn bản chỉ đạo Sở Y tế và các quận, huyện thị xã về việc rà soát, tăng cường tiêm vaccine phòng COVID-19 cho các đối tượng nguy cơ mắc COVID-19.
Qua theo dõi tình hình điều trị trên địa bàn thành phố cho thấy, người bệnh COVID-19 phần lớn là các trường hợp nhẹ và không triệu chứng, các trường hợp tử vong chủ yếu là người cao tuổi có bệnh lý nền (tăng huyết áp, đái tháo đường, ung thư giai đoạn cuối, bệnh lý tim mạch, người già…) thuộc nhóm nguy cơ và chưa tiêm vaccine phòng COVID-19.
Để đẩy nhanh hơn nữa tốc độ tiêm chủng vaccine nhằm bảo vệ cho người dân, đặc biệt ở nhóm người trên 50 tuổi, người thuộc nhóm nguy cơ mắc COVID-19 nhằm giảm tỷ lệ chuyển nặng, tỷ lệ tử vong, UBND thành phố Hà Nội yêu cầu các quận, huyện, thị xã khẩn trương chỉ đạo các lực lượng tiếp tục rà soát, tuyên truyền, vận động và tổ chức tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người thuộc nhóm nguy cơ, hộ gia đình có người thuộc nhóm nguy cơ, các trường hợp trong độ tuổi nhưng chưa được tiêm chủng hoặc tiêm chưa đủ liều, người từ chối tiêm trên địa bàn; tiếp tục rà soát kỹ người trên 50 tuổi, người có bệnh lý nền, người có nguy cơ cao không thể đến các điểm tiêm chủng để tổ chức tiêm tại nhà, đảm bảo không bỏ sót người thuộc nhóm nguy cơ theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Trước đó, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà đề nghị các địa phương tiếp tục tuyên truyền người dân hạn chế tập trung đông người nhất là thời gian sau Tết. Đối với các địa phương có các sự kiện được phép mở cửa trở lại như Chùa Hương, huyện Mỹ Đức, cần tuyên truyền người dân thực hiện nghiêm 5K. Các quận, huyện, thị xã có tỷ lệ F0 cao cần xây dựng kế hoạch kịp thời để tránh tình trạng quá tải ở các tuyến điều trị; tăng cường giám sát, mở rộng xét nghiệm tầm soát đối với các đối tượng nguy cơ cao… Ngoài ra, đẩy mạnh tiêm chủng đối với các đối tượng chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ liều; triển khai hiệu quả chăm sóc F0 tại nhà, các túi thuốc điều trị F0…
Ngày 13/2: Có 26.379 ca COVID-19; Hà Nội, Hải Dương và Nam Định là 3 địa phương có số mắc cao nhất
Bản tin phòng chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế ngày 13/2 cho biết có 26.379 ca mắc COVID-19 tại 58 tỉnh, thành phố; Hà Nội, Hải Dương và Nam Định là 3 địa phương có số mắc cao nhất; Trong ngày có gần 8.000 ca khỏi; 84 trường hợp tử vong.
Thông tin các ca mắc COVID-19 mới:
- Tính từ 16h ngày 12/02 đến 16h ngày 13/02, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 26.379 ca nhiễm mới, trong đó 7 ca nhập cảnh và 26.372 ca ghi nhận trong nước (giảm 930 ca so với ngày trước đó) tại 58 tỉnh, thành phố (có 18.269 ca trong cộng đồng).
- Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (2.940), Hải Dương (1.906), Nam Định (1.894), Hải Phòng (1.483), Thái Nguyên (1.281), Nghệ An (1.166), Ninh Bình (1.099), Vĩnh Phúc (976), Hòa Bình (894), Bắc Ninh (850), Đà Nẵng (842), Thanh Hóa (788), Phú Thọ (778), Quảng Ninh (608), Quảng Nam (576), Bắc Giang (561), Đắk Lắk (535), Bình Định (519), Thái Bình (516), Hưng Yên (499), Quảng Bình (492), Lào Cai (474), Quảng Trị (470), Sơn La (415), Lâm Đồng (332), Đắk Nông (330), Yên Bái (282), Hà Nam (217), Bà Rịa - Vũng Tàu (213), Thừa Thiên Huế (202), Quảng Ngãi (201), Tuyên Quang (190), Khánh Hòa (190), TP. Hồ Chí Minh (182), Lạng Sơn (181), Hà Tĩnh (163), Cao Bằng (146), Điện Biên (124), Hà Giang (110), Cà Mau (97), Vĩnh Long (89), Bình Dương (86), Bắc Kạn (79), Lai Châu (73), Kiên Giang (61), Bạc Liêu (50), Bến Tre (43), Bình Thuận (32), Cần Thơ (26), Trà Vinh (21), Đồng Nai (21), Tây Ninh (19), Long An (14), Hậu Giang (11), Ninh Thuận (10), An Giang (10), Tiền Giang (3), Đồng Tháp (2).
- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Phú Yên (-569), Gia Lai (-525), Nghệ An (-384).
- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Đắk Lắk (+535), Thái Nguyên (+303), Hải Dương (+225).
- Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 24.119 ca/ngày.
- Đến nay tại Việt Nam đã ghi nhận 197 ca mắc COVID-19 do biến thể Omicron tại TP. Hồ Chí Minh (97), Quảng Nam (27), Quảng Ninh (20), Hà Nội (14), Khánh Hòa (11), Đà Nẵng (8 ), Hưng Yên (6), Kiên Giang (4), Thanh Hóa (2), Hải Dương (2), Hải Phòng (1), Long An (1), Bà Rịa - Vũng Tàu (1), Bình Dương (1), Lâm Đồng (1), Ninh Bình (1).
Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:
- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 2.510.860 ca nhiễm, đứng thứ 34/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 145/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 25.427 ca nhiễm).
- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):
+ Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 2.503.698 ca, trong đó có 2.223.937 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
+ Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (515.851), Bình Dương (293.300), Hà Nội (168.514), Đồng Nai (100.063), Tây Ninh (88.749).
Tình hình điều trị bệnh nhân COVID-19
1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:
- Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 7.815 ca
- Tổng số ca được điều trị khỏi: 2.226.754 ca
2. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 2.610 ca, trong đó:
- Thở ô xy qua mặt nạ: 1.943 ca
- Thở ô xy dòng cao HFNC: 301 ca
- Thở máy không xâm lấn: 81 ca
- Thở máy xâm lấn: 269 ca
- ECMO: 16 ca
3. Số bệnh nhân tử vong:
- Từ 17h30 ngày 12/02 đến 17h30 ngày 13/02 ghi nhận 84 ca tử vong tại:
+ Tại TP. Hồ Chí Minh (3) trong đó có 2 ca từ các tỉnh khác chuyển đến: Bà Rịa - Vũng Tàu (1), Đồng Nai (1).
+ Tại các tỉnh, thành phố khác: Hà Nội (14), Đồng Nai (7), Đà Nẵng (6), Hải Phòng (6), Kiên Giang (6), An Giang (4), Bình Định (4), Vĩnh Long (4), Bà Rịa - Vũng Tàu (3), Bạc Liêu (3), Bắc Ninh (3), Bình Thuận (3), Hậu Giang (2), Phú Yên (2), Bến Tre (1), Cần Thơ (1), Đắk Nông (1), Đồng Tháp (1), Lâm Đồng (1), Lạng Sơn (1), Lào Cai (1), Long An (1), Phú Thọ (1), Quảng Bình (1), Quảng Nam (1), Thái Nguyên (1), Trà Vinh (1), Tuyên Quang (1).
- Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 89 ca.
- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 38.946 ca, chiếm tỷ lệ 1,6% so với tổng số ca nhiễm.
- Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 129/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 24/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).
Tình hình xét nghiệm
Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 32.713.695 mẫu tương đương 77.773.547 lượt người, tăng 55.724 mẫu so với ngày trước đó.
Tình hình tiêm vaccine phòng COVID-19
Trong ngày 12/02 có 476.560 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 185.731.134 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 79.212.013 liều, tiêm mũi 2 là 74.723.923 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 liều cơ bản) là 31.795.198 liều.
Số ca COVID-19 tăng cao, Quảng Trị kêu gọi người dân nâng cao ý thức phòng dịch
Theo Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Trị, số ca mắc COVID-19 trên địa bàn tăng cao sau Tết Nguyên đán. Dù vẫn nằm trong tầm kiểm soát, tuy nhiên người dân cần nâng cao ý thức phòng, chống dịch - theo báo Sức khỏe & Đời sống.
Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần, liên tiếp những ngày qua tỉnh Quảng Trị đã ghi nhận hàng trăm ca mắc COVID-19 trong ngày. Từ những con số thống kê cho thấy, số ca mắc trong ngày sau luôn cao hơn ngày trước.
Theo Sở Y tế tỉnh Quảng Trị, từ dịp Tết Nguyên đán cho tới nay, trên địa bàn tỉnh ghi nhận hơn 2000 ca dương tính với SARS-CoV-2. Chỉ riêng trong thời gian từ 8h ngày 11/2 đến 8h ngày 12/2 ghi nhận 466 trường hợp xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2, đây là số ca mắc trong ngày cao nhất từ trước tới nay ở Quảng Trị.
Trao đổi với PV Báo Sức khỏe & Đời sống sáng 13/2, ông Đỗ Văn Hùng - Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Trị cho biết, những ngày qua trên địa bàn tỉnh liên tục ghi nhận số ca mắc kỷ lục trong ngày. Trước tình hình đó, ngành y tế đã tập trung xét nghiệm giám sát cộng đồng và giám sát trọng điểm. Cùng với đó, là thực hiện cách ly điều trị F0 tại nhà và tại cơ sở y tế. Cách ly F1 tại nhà, tăng cường tiêm chủng và tăng cường công tác truyền thông về phòng chống dịch đến với người dân.
"Năng lực điều trị F0 tại cơ sở thu dung, điều trị của tỉnh là khoảng 2000 giường bệnh, tuy nhiên hiện nay đang có sự quá tải. Việc điều trị F0 tại nhà đang được thực hiện có hiệu quả nhưng điều đáng lo ngại là tình trạng lây nhiễm chéo cho người trong gia đình, cũng như bệnh nhân chuyển nặng", ông Hùng nói.
Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Trị cũng cho hay, hiện nay nhìn chung tình hình dịch bệnh đang trong tầm kiểm soát nhưng nếu không điều chỉnh thì sẽ diễn biến phức tạp hơn. Biện pháp quan trọng hiện nay để kiểm soát dịch đó là giám sát cũng như hỏa tốc chặn dịch. Tăng tốc xét nghiệm, khuyến cáo người dân không tập trung đông người, khẩu trang, giữ khoảng cách, sát khuẩn tay là biện pháp cần thiết lúc này.
Ông Hùng cũng nêu khó khăn trong việc điều trị bệnh nhân COVID-19 hiện nay là do thuốc điều trị chỉ có qua nguồn tài trợ, chứ chưa được cấp.
Không để các ca lây nhiễm tăng mất kiểm soát
Theo ông Hoàng Nam – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị, thời gian sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 tình hình dịch bệnh có xu hướng diễn biến phức tạp, số ca mắc mới gia tăng nhanh và số ca tử vong đang có xu hướng tăng.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị yêu cầu các đơn vị, địa phương chủ động xây dựng các phương án, kịch bản phòng, chống dịch trong tình hình mới, đảm bảo khoa học, linh hoạt, hiệu quả và chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống dịch bệnh có thể xảy ra. Đặc biệt, tuyệt đối không để các ca lây nhiễm tăng mất kiểm soát ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của nhân dân, gây quá tải cho hệ thống y tế, đặc biệt chú ý đến việc kiểm soát các ca có triệu chứng, các ca nặng, không để tỉ lệ tử vong tăng.
"Sở Y tế chỉ đạo triển khai ngay hoạt động tư vấn, chăm sóc sức khỏe đối với người nhiễm COVID-19 điều trị tại nhà theo hình thức trực tuyến, góp phần giảm tải cho các tuyến y tế. Đồng thời, khuyến khích hệ thống y tế tư nhân trên địa bàn tham gia tư vấn, chăm sóc và điều trị bệnh nhân COVID-19. Tiếp tục cập nhật, sửa đổi, bổ sung các quy trình, quy định trong theo dõi y tế, chăm sóc, điều trị F0 tại nhà, đảm bảo năng lực cách ly, điều trị F0 tại nhà, chỉ chuyển F0 đến cơ sở y tế trên cơ sở đánh giá đúng nguy cơ theo quy định của Bộ Y tế và điều kiện thực tế liên quan đến chăm sóc, điều trị tại nhà", ông Hoàng Nam yêu cầu.
Liên quan đến việc tổ chức chiến dịch tiêm chủng mùa xuân trên địa bàn tỉnh, ông Hoàng Nam – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị yêu cầu Sở Y tế phối hợp với các địa phương triển khai đợt cao điểm của chiến dịch tiêm chủng bắt đầu từ tuần làm việc thứ hai sau dịp Tết Nguyên đán cho đến hết tháng 2/2022. Quyết tâm đạt 100% mũi 2 và mũi tăng cường cho tất cả các đối tượng đối tượng từ 12 tuổi trở lên đến thời hạn tiêm. Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai tiêm ngay cho trẻ từ 5 tuổi đến 12 tuổi khi có hướng dẫn của Bộ Y tế.
Nghệ An ghi nhận thêm 1.166 ca bệnh COVID-19, trong đó có 286 ca cộng đồng
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Nghệ An cho biết, từ 18 giờ ngày 13/2 đến 6 giờ ngày 14/2, tại Nghệ An ghi nhận thêm 1.166 ca bệnh COVID-19, trong đó có 286 ca cộng đồng; 880 ca đã được cách ly từ trước (879 ca từ F1, một ca từ ngoại tỉnh có dịch về). Một số địa phương đang có số bệnh nhân cao là thành phố Vinh, các huyện Hưng Nguyên, Quỳnh Lưu, Nghi Lộc.
Như vậy, tính từ đợt dịch thứ 4 đến 6 giờ ngày 14/2 tại Nghệ An đã ghi nhận 31.126 ca mắc COVID-19. Toàn tỉnh đã có 15.027 bệnh nhân được điều trị khỏi bệnh, ra viện; 55 người tử vong.
Tại Nghệ An, dịch COVID-19 đang diễn biến rất phức tạp; hàng ngày số ca mắc mới, số ca trong cộng đồng đang rất cao. Đến sáng 13/2, dịch vẫn chưa được khống chế, Nghệ An trở thành một trong những tỉnh, thành phố có số ca mắc mới cao nhất trong cả nước. Đây là một phần hệ quả của việc người dân và chính quyền một số địa phương tuân thủ và triển khai, thực hiện không nghiêm túc các quy định về công tác phòng, chống dịch.
Dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, lượng người từ các tỉnh, thành phố khác trở về quê Nghệ An đón Tết rất đông, trong số đó có cả những người về từ vùng đang có dịch diễn biến phức tạp, nhưng việc quản lý, giám sát của địa phương đối với nhóm đối tượng này còn lỏng lẻo, thậm chí buông lỏng, "thả nổi".
Mặt khác, vào thời điểm đó, dù dịch đang phức tạp, nhưng nhiều người vẫn tự do đi lại, nhất là đến các chợ, hàng quán, siêu thị, điểm tham quan… gặp gỡ, tiếp xúc với nhiều người, trong khi công tác phòng, chống dịch tại nhiều điểm không đảm bảo; nhiều người không tuân thủ nghiêm quy định 5 K của Bộ Y tế. Nhiều người vẫn rất chủ quan, cho rằng bản thân đã tiêm đầy đủ các mũi vaccine phòng COVID-19 và số ca trở nặng trên địa bàn tỉnh không nhiều nên không đáng ngại.
Trong khi đó, trên địa bàn tỉnh, vẫn còn một số địa phương truyền thông, truyền tải thông tin liên quan đến dịch COVID-19 đến người dân chưa triệt để, chưa đúng hướng, dễ tạo gây tâm lý chủ quan cho người dân trong phòng, chống dịch.
Trong những ngày gần đây, một số địa phương trong tỉnh đã tập trung các giải pháp khắc phục những bất cập trong công tác phòng, chống dịch, trong đó có việc nghiêm túc triển khai, thực hiện các quy định của Trung ương, Bộ Y tế và tỉnh; đổi mới cách thức tuyên truyền, tránh chung chung, không cụ thể, rõ ràng, người dân khó nắm bắt và thực hiện...
Số trường hợp mắc COVID-19 trung bình tuần qua là 22.366 ca/ngày
Bộ Y tế cho biết, đến nay đã có hơn 2,2 triệu ca COVID-19 ở nước ta khỏi bệnh; Số trường hợp mắc COVID-19 trung bình tuần qua là 22.366 ca/ngày; F0 trong cộng đồng ở một số tỉnh miền Trung gia tăng...
- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 2.484.481 ca mắc COVID-19, đứng thứ 34/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 145/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 25.160 ca nhiễm).
- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):
+ Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 2.477.326 ca, trong đó có 2.216.122 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
+ Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (515.669), Bình Dương (293.214), Hà Nội (165.574), Đồng Nai (100.042), Tây Ninh (88.730).
Sáng 13/2: Số trường hợp mắc COVID-19 trung bình tuần qua là 22.366 ca/ngày - Ảnh 1.
Số trường hợp mắc COVID-19 trung bình tuần qua là 22.366 ca/ngày
Tổng số ca được điều trị khỏi: 2.218.939 ca
Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 2.649 ca, trong đó: Thở ôxy qua mặt nạ: 1.934 ca; Thở ôxy dòng cao HFNC: 298 ca; Thở máy không xâm lấn: 106 ca; Thở máy xâm lấn: 294 ca; ECMO: 17 ca
Số bệnh nhân tử vong: Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 86 ca.
- Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 129/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 24/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).
Tình hình xét nghiệm: Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 32.657.971 mẫu tương đương 77.715.678 lượt người, tăng 66.635 mẫu so với ngày trước đó.
Tình hình tiêm vaccine phòng COVID-19
Tổng số liều vaccine phòng COVID-19 đã được tiêm là 185.254.387 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 79.203.047 liều, tiêm mũi 2 là 74.674.139 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 liều cơ bản) là 31.377.201 liều.
Ngày 12/2, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 27.311 trường hợp mới tại 60 tỉnh, thành phố, gồm 9 ca nhập cảnh và 27.302 bệnh nhân lây nhiễm trong nước (19.217 ca cộng đồng). So với hôm qua, tổng số mắc tăng 831 ca.
TP Hà Nội dẫn đầu về số ca mắc mới COVID-19 với 2.981 trường hợp, tăng 73 ca so với ngày 11/2. Nam Định đứng thứ hai với 1.842 bệnh nhân, tăng 555 ca so với ngày trước đó;
Hải Dương đứng thứ ba với 1.681 trường hợp, tăng 234 ca. Nghệ An xếp thứ tư cả nước với 1.550 bệnh nhân. Hải Phòng ghi nhận 1.394 bệnh nhân, xếp thứ 5 toàn quốc.
Ca COVID-19 cộng đồng ở các tỉnh miền Trung tăng cao
Các tỉnh miền Trung đều ghi nhận số ca COVID-19 tăng mạnh vào những ngày đầu năm, địa bàn Thanh Hóa, Nghệ An vẫn chưa có dấu hiệu "hạ nhiệt".
Ngày 12/2, Thanh Hóa ghi nhận 797 ca COVID-19, trong đó có 299 ca cộng đồng, 301 ca phát hiện qua sàng lọc tại các cơ sở y tế, 197 trường hợp đang được cách ly theo quy định.
Đến nay, Thanh Hóa đã ghi nhận 28.423 bệnh nhân COVID-19; 23.539 người điều trị khỏi được ra viện; 36 bệnh nhân tử vong.
Trong ngày, tỉnh Nghệ An ghi nhận 1.550 ca mắc COVID-19. Từ đầu mùa dịch đến nay, Nghệ An đã ghi nhận 29.960 ca mắc COVID-19. Số bệnh nhân đã điều trị đã khỏi bệnh, ra viện 15.027 người, 55 ca tử vong. Hiện còn 14.878 bệnh nhân đang điều trị.
Trong ngày, Hà Tĩnh ghi nhận 163 ca mắc COVID-19; trong đó có 112 ca cộng đồng, các trường hợp còn lại đã được cách ly trước đó.
Từ 1/1 đến nay, Hà Tĩnh phát hiện 3.444 ca COVID-19, trong đó có 1.719 ca cộng đồng, 192 ca trong khu vực phong tỏa và 1.536 ca đã được cách ly trước đó.
Tại Quảng Bình ngày 12/2 ghi nhận 498 ca mắc COVID-19 mới, trong đó 422 ca cộng đồng. Trong ngày, Quảng Bình cũng có thêm 237 bệnh nhân COVID-19 khỏi bệnh.
Đến nay, Quảng Bình đã ghi nhận 10.040 ca COVID-19, trong đó 6.874 người đã khỏi bệnh, 3.602 người đang tiếp tục điều trị.
Tỉnh Quảng Trị ghi nhận 466 ca COVID-19; trong đó, 163 trường hợp ghi nhận trong cộng đồng, còn lại là cách ly tại nhà. Trong ngày, địa phương có 88 trường hợp khỏi bệnh.
Đến nay, tỉnh Quảng Trị ghi nhận 7.195 trường hợp mắc COVID-19, đang điều trị 718 ca, 11 trường hợp tử vong. Ngành y tế Quảng Trị đã tiêm gần 955.000 mũi vaccine cho người dân và 34.879 mũi vaccine bổ sung.
Theo Sức khỏe & Đời sống
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất