25/01/2011 13:37 GMT+7 | Văn hoá
Ngoài in sách và lập 2 website giới thiệu hoa sen (www.doisen.com.vn và www.senvietnam.com.vn), Trần Bích từng có 3 cuộc triển lãm về sen tại TP.HCM, Huế và Hà Nội.
* Ông luôn có suy nghĩ: “Sen đã sống như thế đấy”. Trong bối cảnh phố thị đang lấn lướt làng quê một cách chóng vánh như ngày nay, ao đầm bị san lấp, ô nhiễm, ông nghĩ gì về đời sen hiện nay?- Đời sen trong quá khứ và trong hiện tại đều giống nhau. Trong quá trình đô thị hóa, các ao sen có bị lấn dần và từ từ biến mất, nhưng ở nơi nào còn sen thì ở đó vẫn thấy đời sen. Ngay trong các ao đầm bị ô nhiễm bởi chất thải công nghiệp, dù đời sen thật đáng thương, nhưng cũng xứng đáng là một tấm gương về sự sống. Vẫn vươn lên và tỏa hương thơm ngát, cho dù một ngày kia có thể nơi ấy không còn đủ sự sống cho sen.
- Sen sẽ giảm đi, chứ tôi chắc rằng sen không mất, vì sen là một loài hoa đẹp, dễ trồng, luôn tỏa hương thơm. Bây giờ, hầu hết trong các chùa, công viên, biệt thự, sen vẫn được trồng trong hồ thủy tạ, ao nhân tạo, trong chậu... Ở đó sen vẫn chứng tỏ sức sống kiên trì và dịu dàng của mình. Ở đó sen vẫn đẹp một cách viên mãn, vì được gần gũi, chăm sóc dưới bàn tay bởi con người. Tôi vẫn hay đến chụp. Nếu một ngày nào đó, trên quê hương mình không còn sen nữa, thì tôi nghĩ đó là một sự mất mát lớn.
- Trong 2 năm nay, từ tháng 3/2009, tôi đã đi hầu hết các miền để chụp sen, nhưng tôi nghĩ là chưa thấm vào đâu, vì hầu hết sen ở trong ao đầm vùng xa xôi hẻo lánh, còn tôi chỉ đi như là “cưỡi ngựa xem hoa” thôi. Không hiểu hết về sen nhưng tôi chắc rằng qua những hình ảnh mà tôi đã gặp, đã ghi lại được, phần nào đã diễn tả được tinh thần và đời sống của loài hoa đặc biệt này. Sen cũng có một đời sống như con người, cũng có sinh, lão, bên h, tử; cũng hỷ, nộ, ái, ố; cũng đầy tâm sự muốn giãi bày...
Tôi chỉ chuyên chụp sen hai năm gần đây (từ 3/2009), nên chưa chụp được nhiều lắm, vài ba nghìn bức hình, số ảnh vừa ý, cũng chưa thật nhiều, nên còn đi chụp dài dài. Sen của 3 miền khác nhau nhiều lắm. Sen hồ Tây bên trong có rất nhiều cánh nhỏ, đầu nhụy có những hạt như hạt gạo, dùng để ướp trà. Sen miền Trung có sắc đỏ đậm, gần như đỏ tím, bông lớn, gương bự, dùng để lấy hạt. Sen miền Nam màu nhạt, cánh sen mềm mại hơn...* Các ao sen, đầm sen nào để lại cho ông ấn tượng nhiều nhất?
- Tháng 3/2009, nhân đi qua ngọn hải đăng Kê Gà (Phan Thiết), tôi phát hiện một hồ sen hoang, hai ven bờ cát trắng hoa đang nở rộ, màu đỏ thắm, trông giống như hoa tulip, hoa hồng. Dưới hồ thì bông đã tàn, bông vừa nở, gương khô, gương tươi, có các đài sen vừa rụng lá, còn lại một nền xanh, trông rất ấn tượng và đẹp. Tôi không ngần ngại, nhảy xuống ao rồi chụp lia chụp lịa, về nhà xem lại thì ôi chao: trông giống một lát cắt của xã hội loài người.Trong lúc chụp hình dưới nước, tôi bị đĩa cắn, ong chích, các loại sâu bu đầy đầu, đầy cổ, dĩ nhiên là ngứa ngáy không thể nào diễn tả được, nhưng khi chụp thì quên hết tất cả. Tôi đã để lại một máy D3 và ống kính 70 - 200mm với sen rồi.
- Trong một ngày không xa, tôi dám khẳng định sẽ có hơn 90% người Việt chọn sen làm Quốc hoa. Khi tổ chức triển lãm, tôi thường muốn chuyển tải đến bà con, những người xem thông điệp là hãy thương yêu nhau, đùm bọc nhau, hãy tâm sự khi muốn cùng giải quyết các vấn đề. Phẩm chất của sen là vậy, dù sống trong bất kỳ môi trường nào, vẫn vươn cao, vẫn đùm bọc và tỏa hương thơm ngát.
“Tôi đã xem ảnh của anh trong bộ sách Sen Việt. Giờ đây lại được xem tiếp trong trang web này. Tôi hết sức khâm phục tài năng của anh, sức lao động sáng tạo của anh. Riêng đối với tôi - người cầm máy nghiệp dư - đã tìm đến nghệ thuật nhiếp ảnh hơn 30 năm, khi đến với triển lãm của anh tại Hà Nội thì tôi khâm phục vô cùng. Anh có cái nhìn độc đáo, bố cục mới lạ, nhìn sen nhìn cả cuộc đời sen, góc độ nào cũng mới lạ, từ bố cục ánh sáng, màu sắc, ý tưởng bức ảnh. Tôi mê cách nhìn sen sâu sắc của anh qua từng tấm ảnh, nó không chỉ thấy đẹp mà còn chứa đựng nội dung phong phú” (KTS Đoàn Đức Thành).
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất