Dư âm Ngày hội Biếm họa

08/04/2014 07:07 GMT+7 | Biếm Họa

(Thethaovanhoa.vn) - Ngày hội Biếm họa vừa kết thúc đã để lại nhiều dư âm đẹp trong lòng người yêu biếm họa. Bên cạnh những thành quả đạt được của ngày hội, điều vui mừng khác là giải đã có một đơn vị đồng cảm, cam kết đồng hành; và ngay trong cuộc thi nhỏ vẽ biếm họa tại ngày hội vẫn nhìn thấy những nhân tố mới có tố chất biếm họa.

Ông Lê Hải Đức, giám đốc Công ty Dược phẩm Kim Long - đại diện cho nhãn hàng Bổ gan tiêu độc Livsin-94, nhà tài trợ giải Biếm họa báo chí lần thứ 4 có những lời phát biểu khá sâu sát: “Tôi nhận thấy giữa biếm họa và dược phẩm có nhiều điểm tương đồng, đó là lý do chính của việc tài trợ. Chúng tôi kinh doanh thuốc, chữa bệnh cho cơ thể con người, giúp mọi người có sức khỏe tốt, có cuộc sống khỏe mạnh hơn; còn biếm họa góp phần “chữa bệnh” cho xã hội thông qua việc đả kích, châm biếm những thói hư, tật xấu, cũng giúp xã hội tốt đẹp và khỏe mạnh hơn”.

Cam kết trở thành nhà đồng hành

Mục đích và ý nghĩa của sự kiện không phải lúc nào cũng thực sự đồng hành cùng ước muốn của nhà tài trợ, nên trong nhiều trường hợp đã xảy ra tình trạng “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”. Việc giải Biếm họa Báo chí VN tìm được một nhãn hiệu có suy nghĩ như ông Lê Hải Đức là sự “đồng thanh tương ứng”.


Trường Sa cùng nhóm nhạc trình diễn tại ngày hội

Đến dự Ngày hội Biếm họa và lễ trao giải Biếm họa Báo chí VN lần 4 hôm 6/4, trong không khí đường phố, dưới cái nắng như đổ lửa của Sài Gòn, vài quan khách và công chúng thấy chưa thật sự thoải mái. Thế nhưng những ai chia sẻ được ý tưởng từ BTC thì lại thích thú, vì thấy ở đây sự gần gũi và cận nhân tình mà giải biếm họa muốn hướng tới. Bỏ qua những thiếu sót khó tránh khỏi, ông Lê Hải Đức đã tuyên bố trong lễ trao giải rằng, ông muốn trở thành nhà đồng hành biếm họa bằng việc tài trợ trong các mùa giải tiếp theo.

Chia sẻ nhiều hơn về điều này, ông Lê Hải Đức phân tích: “Thứ nhất, vì tôn chỉ, sức lan tỏa, sự tác động của biếm họa và dược phẩm khá gần nhau. Thứ hai, giải thưởng đã thực sự có đóng góp cho xã hội, nó không chỉ kiên trì với mục đích biếm họa, mà còn góp phần duy trì, phát triển một thể loại tranh đặc biệt”.

Cũng xin nói thêm, với thực tế 20 năm, Bổ gan tiêu độc Livsin-94 đã được vô vàn bệnh nhân và người tiêu dùng tin tưởng sử dụng. Nhãn hiệu này là một công trình nghiên cứu quy mô của các dược sĩ, bác sĩ tại Trường ĐH Dược Hà Nội, Bệnh viện Quân đội 103, Bệnh viện Thanh Nhàn; đã đạt được giải thưởng Top 50 thương hiệu nổi tiếng năm 2013.

Phát hiện thêm nhân tố mới

Khi phát động cuộc thi vẽ tại chỗ với giải thưởng là 5 vé xem chương trình À ố show, chỉ sau một tiếng đồng hồ, BTC đã nhận về khá nhiều tác phẩm, mà đa số là của giới không chuyên biếm họa. Họa sĩ Nop và họa sĩ Xuân Trung đã khá vất vả để chọn ra 5 tác phẩm mà theo họ là có ý nghĩa và kỹ thuật biếm họa nhất.

Chủ đề mở, thời gian cấp tập và không khí chộn rộn, vui vẻ của Ngày hội Biếm họa đã thực sự tác động đến cảm xúc của người chấm giải. Tuy nhiên chúng tôi cũng đã bàn luận tới lui để chọn ra các tác phẩm hay nhất, trong đó có một tác phẩm đáng khích lệ của bé Khuê Anh, mới 5 tuổi. Đất dành cho biếm họa ngày càng ít đi, nên ít thu hút các bạn trẻ tham gia, vì vậy mà chúng ta cần khích lệ họ nhiều hơn, họa sĩ Xuân Trung đã nói đại ý như vậy.

Từ 5 tác phẩm đã chọn, theo họa sĩ Nop thì hai bạn tên Khoa và Lương Nhật Duy rất có tố chất của biếm họa, nếu được khích lệ tốt, họ sẽ trở thành các cây bút thực thụ. “Nói ra điều này là bởi các bạn ấy đã gởi vài tác phẩm dự thi vẽ tại chỗ, việc tổ chức ý tưởng và kỹ thuật biếm của các bạn ấy khá tốt”.


“Việc Báo Thể thao & Văn hóa sân khấu hóa “biếm họa live show”, theo cách gọi hơi hướng show-biz của anh em chúng tôi lúc trà dư tửu hậu, thực sự rất đáng trân trọng. Tuy nhiên, nếu chúng ta chỉ dừng lại ở một ngày hội, thì thật lãng phí. Để phát huy lợi thế, tôi cho rằng Báo Thể thao & Văn hóa nên tạo nhiều không gian (trên mặt báo), để anh em họa sĩ có thể cùng tham gia, thay vì chỉ đóng khung ở một số mục cố định, với một số các cái tên cụ thể.

Các đề tài chúng tôi có thể khai thác, ngày càng nhạy cảm và rất thường xuyên, chúng tôi phải “thỏa hiệp” với các tòa soạn báo, trước khi vẽ. Nó như một hình thức tự kiểm duyệt các tác phẩm của chính mình vậy. Đó có thể là lý do khiến không có nhiều bức họa mang tính đột phá” - (Họa sĩ NỐP - Hà Xuân Nồng)

Tùy Phong (ghi)

>>> Chuyên trang: Giải Biếm họa Báo chí Việt Nam

Như Hà
Thể thao & Văn hóa

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm
90 tv soi kèo hôm nay Keonhacai1 90ph tv bong da tv Gái Xinh mitomtv mitom link