19/08/2012 15:01 GMT+7 | Đọc - Xem
Nhân dịp 30 năm thành lập, báo TT&VH có cuộc trò chuyện với nhà thơ Lê Thiếu Nhơn về những kỷ niệm thời anh và Nguyễn Ngọc Tư “chuyên canh” mục Tản văn thứ Bảy.
|
* Viết một chuyên mục hàng tuần trên TT&VH để rồi anh và Nguyễn Ngọc Tư in một cuốn sách khá dày, nghe nói phát hành cũng rất được, hẳn thời gian đó có nhiều kỷ niệm với anh?
- TT&VH vốn đã có chỗ đứng trong lòng bạn đọc, nên khi mục Tản văn thứ Bảy ra đời thì lập tức được đón nhận. Ban đầu tôi cứ nghĩ chắc chỉ có dân nghiện văn chương mới quan tâm đến thể loại này, ai dè một đầu nậu sách đề nghị in với số lượng đợt đầu 2.500 bản, sau đó tái bản liên tục. Bây giờ nghĩ lại phải cảm ơn TT&VH vì nhờ Tản văn thứ Bảy mà tình bạn giữa Nguyễn Ngọc Tư và tôi được đánh dấu bằng một cuốn sách in chung!
* Được biết, anh đã rủ Nguyễn Ngọc Tư cùng “canh tác” mục Tản văn thứ Bảy trên TT&VH. Xin hỏi hai anh chị đã “phân công nhiệm vụ” với nhau như thế nào để tránh viết những đề tài giống nhau?
- Nói thật là chúng tôi rành nhau quá, nên chẳng cần phân công gì. Bởi lẽ, cái Nguyễn Ngọc Tư viết được thì tôi không thể viết được, và ngược lại. Khi ấy, Nguyễn Ngọc Tư giao hẹn “ông cứ chơi món đô thị Sài Gòn, còn tui chơi món nhà quê Cà Mau”, thế là chúng tôi thay nhau làm.
* Trên Tản văn thứ Bảy, Nguyễn Ngọc Tư thường viết về miền quê Nam bộ, còn anh viết về các vấn đề có tính thời sự diễn ra trong tuần. Xin hỏi mảng đề tài mà anh và Nguyễn Ngọc Tư đề cập có “chỏi nhau” hay là bổ sung cho nhau làm nên bức tranh “đa sắc diện” của mục Tản văn hàng tuần trên TT&VH?
- Phần nhiều là bổ sung cho nhau. Ví dụ, phản ánh đời sống của giới cầm bút, Nguyễn Ngọc Tư viết “Tuyệt đối yên tĩnh” nói về quá trình tìm kiếm cảm xúc sáng tạo, còn tôi viết “Áo rách thương nhau” nói về ứng xử đùm bọc giữa những người làm nghề cầm bút!
|
- Bằng tất cả sự cân nhắc, tôi cho rằng TT&VH đã đóng góp quan trọng cho đời sống nghệ thuật suốt thập niên đầu tiên của thế kỷ 21 nhờ sự cổ vũ và đồng hành với cái mới mẻ và cái trẻ trung. Theo tôi, hiện tại chỉ có TT&VH mới có thể tạo ra không khí tranh luận học thuật qua những vấn đề văn hóa được đánh giá và nhìn nhận một cách chuyên sâu!
“Theo tôi, hiện tại chỉ có TT&VH mới có thể tạo ra không khí tranh luận học thuật, đánh giá và nhìn nhận một cách chuyên sâu những vấn đề về văn hóa” (Lê Thiếu Nhơn) |
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất