07/01/2016 13:54 GMT+7
(Thethaovanhoa.vn) - Những ngôi sao lớn có thể làm hài lòng những nhà tài trợ lớn, như adidas hay Chevrolet, nhưng thật ra, việc mua sắm các siêu sao đắt tiền chưa chắc đã có lợi cho Man United.
Những bài học từ quá khứ
Nhiều bài học có thể được rút ra từ những chữ ký được ca ngợi là “bom tấn” ở Old Trafford: Cứ mỗi Robin van Persie thì lại có một Radamel Falcao. Juan Sebastian Veron, được đưa về từ Lazio năm 2001, lúc đó có lẽ cũng nhiều ảnh hưởng tại Serie A ngang với Zinedine Zidane, nhưng thời kỳ của anh ở Man United là một nỗi thất vọng lớn. Gần đây hơn, chữ ký kỷ lục Anh, 59,7 triệu bảng cho Angel Di Maria, đã trở thành một thất bại toàn diện cả về chuyên môn lẫn tài chính.
Cùng lúc, cũng dựa trên lịch sử, Man United có vẻ làm tốt nhất trên thị trường chuyển nhượng chỉ khi họ đưa về những cầu thủ chưa phải ở đẳng cấp cao nhất, nhưng cần chứng tỏ mình với khao khát lớn và quyết tâm làm được điều đó. Cách tiếp cận của Sir Alex Ferguson là như thế khi ông đưa về Dwight Yorke, Eric Cantona, Andy Cole, Rio Ferdinand, Roy Keane, Cristiano Ronaldo và Wayne Rooney.
Tất nhiên những cầu thủ đó không hề rẻ, ngoại trừ Cantona, nhưng “triết lý” (xin lỗi Van Gaal) là đưa về những ai nhiều khát vọng nhất và còn những năm tươi đẹp nhất phía trước. Chuyển nhượng không phải là khoa học tên lửa, nhưng cần sự cân nhắc thấu đáo và một chiến lược nhất quán. Man United lúc này đang đứng trước nguy cơ tự làm hại mình vì cái tôi quá lớn của họ, thông qua những vụ theo đuổi vô vọng, mất thời gian và chỉ khiến họ bị chế giễu với Gareth Bale, Neymar hay Thomas Mueller.
Không nhất thiết phải là siêu sao
Những đối thủ lớn nhất của Man United đã mua về các cầu thủ hiệu quả nhất mà không cần là những ngôi sao: Thiago Alcantara ở Bayern Munich, và Ivan Rakitic ở Barcelona. Thực tế, với phong độ và thành tích hiện giờ, Old Trafford khó lòng thu hút những ngôi sao hạng A, những người đang đá cho Bayern, Barcelona và Real Madrid.
Vấn đề thứ hai là với môi trường thích hợp và sự đào tạo đúng đắn, họ vẫn có thể sản sinh ra những cầu thủ đẳng cấp thế giới. Để so sánh, Philipp Lahm và David Alaba trưởng thành từ đội trẻ Bayern, trong khi Toni Kroos được mua về từ Hansa Rostock. Ở Real, Isco làm nên tên tuổi trước khi tới Madrid, nơi anh sẽ phải chứng tỏ mình ở một đẳng cấp khác. Còn thành công của lò đào tạo trẻ Barca thì đã quá nổi tiếng với những Andres Iniesta, Gerard Pique và Sergio Busquets.
Man United cần từ tốn lại trên thị trường và nghĩ lại về việc họ làm tốt nhất: Phát triển những cầu thủ trẻ, và cho những người còn chưa vươn tới đỉnh cao nhưng đủ tài năng một sân khấu để họ tỏa sáng. Điều này đồng nghĩa với việc Old Trafford nên bớt thời gian và công sức cho những Neymar hay Bale, mà nên tập trung vào những người như Alexandre Lacazette, tiền đạo của Lyon.
Khi tìm kiếm một tiền vệ kiến tạo để cạnh tranh với Juan Mata, họ có thể nhắm Alex Teixeira của Shakhtar Donetsk, hay thậm chí là Julian Draxler của Wolfsburg. Dù Draxler khá thiếu ổn định, ở phong độ tốt nhất, anh vẫn ở đẳng cấp Champions League.
Đội hình Man United hiện có nhiều cầu thủ dày dạn kinh nghiệm, và những người khác còn 2-3 năm nữa sẽ đủ sức khuấy đảo Premier League và cả châu Âu. Điều họ cần làm bây giờ không phải là đưa về những ngôi sao bom tấn để lấy tiếng, mà là những ai đang nổi lên, đang khát khao và đang nhắm tới tương lai.
4 Dù có giá 59,7 triệu bảng, đắt kỷ lục trong lịch sử Man United, nhưng Angel di Maria chỉ ghi được vỏn vẹn 4 bàn/32 trận mùa trước, và phải ra đi. 11 Juan Veron, có giá 28,1 triệu bảng, đắt thứ 7 trong lịch sử Man United, chỉ ghi được 11 bàn sau 82 trận ở hai mùa giải 2001-2002 và 2002-2003. 36 Với giá 36 triệu bảng khi chuyển từ Monaco sang Man United, Anthony Martial là cầu thủ tuổi teen đắt giá nhất thế giới. |
Trần Trọng (Theo ESPN)
Thể thao & Văn hóa
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất