22/01/2023 10:00 GMT+7 | Văn hóa Giải trí 247
Mỗi món ăn ngày Tết Nguyên đán ở Trung Quốc đều đem đến một ý nghĩa khác nhau với hy vọng những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với mọi người.
Giống như truyền thống năm mới của Việt Nam, Tết Nguyên Đán cũng là dịp vô cùng quan trọng tại Trung Quốc. Bên cạnh việc chào đón năm mới, đây cũng được coi là dịp gặp gỡ bạn bè, họ hàng và cùng nhau quây quần bên mâm cỗ Tết truyền thống.
Vào những ngày đầu tiên của năm mới, vô số những món ăn ngon miệng, đẹp mắt và đậm chất truyền thống sẽ được chuẩn bị. Không chỉ vậy, mỗi món ăn đều mang ý nghĩa riêng, qua đó thể hiện mong muốn no đủ, an bình, thịnh vượng của người dân.
Biểu tượng: Thịnh vượng và phong phú
Điểm nhấn không thể của mâm cỗ đêm giao thừa người Trung Quốc là sự hiện diện của món cá. Theo đó, từ "cá" trong tiếng Trung khi phát âm có nghĩa là từ "ngư" gần với cách phát âm của từ "yú" nghĩa là "dư giả". Điều đặc biệt nhất ở món cá này là họ sẽ không ăn hết mà chỉ ăn phần thân cá còn phần đuôi và đầu cá sẽ để lại qua đêm theo quan điểm "niên niên hữu dư".
Biểu tượng: Hạnh phúc, sức sống và điềm lành
Trong văn hóa Á Đông, màu đỏ là màu sắc tượng trưng cho may mắn nhất. Nó thể hiện sự sống của mặt trời "đỏ" và cũng là màu của sự may mắn, quyền lực. Vì vậy, tất nhiên, thực phẩm màu đỏ thường được kết hợp trong lễ đón Tết Nguyên Đán.
Biểu tượng: Cuộc sống lâu dài
Tựa như cái tên "trường thọ", món mì này tuy đơn giản nhưng luôn có mặt trong những dịp đặc biệt của người Trung như Tết Nguyên Đán hay sinh nhật như một lời chúc may mắn. Nguyên liệu chính của món này bao gồm mì dùng với nước được ninh từ vịt quay rút xương, thịt cắt sợi và một số loại rau củ quả như nấm, cần tây, bông hẹ,... Tuy nhiên sợi mì sẽ không cắt mà để dài vì nó biểu tượng cho ý nghĩa sống lâu dài, trường thọ.
Biểu tượng: Sự giàu có
Đặc biệt đối với những người có nguồn gốc từ miền Bắc Trung Quốc, việc cùng nhau làm sủi cảo là một trong những hoạt động nhằm gắn kết gia đình. Đó là lý do tại sao cảnh làm bánh bao trong Con Nhà Siêu Giàu Châu Á đã gây được tiếng vang lớn với rất nhiều người Mỹ gốc Hoa.
Được biết, sủi cảo được coi là một món ăn may mắn trong năm mới của Trung Quốc vì nó có hình dạng lưỡi liềm truyền thống tương tự các thỏi vàng và bạc được sử dụng tại Trung Quốc thời xưa.
Theo phong tục của người Trung Quốc, trước thời khắc giao thừa sủi cảo được các thành viên trong gia đình chuẩn bị và ăn sau nửa đêm. Cả gia đình quây quần gói sủi cảo, ăn sủi cảo, chung vui, đầm ấm trong bầu không khí thanh thản của ngày tết. Thông thường, người Trung Quốc quan niệm rằng họ sẽ ăn sủi cảo theo số lẻ để gặp nhiều may mắn
Chả giò
Biểu tượng: Sự giàu có
Một món ăn mang ý nghĩa tương tự như sủi cảo trong ngày Tết tại Trung Quốc là chả giò (nem cuốn). Thông thường nhân chả giò bao gồm thịt lợn, rau củ quả, miến sẽ được băm nhỏ, gói vào bánh đa và được chiên vàng giòn. Hình dạng của những chiếc chả giò cùng màu vàng cũng là hiện thân của những thỏi vàng, qua đó mang lại ý nghĩa về tài lộc, sự giàu có, dư giả.
Biểu tượng: Sự phát triển và tiến bộ
Từ xưa, bánh Tổ (Niao Gao) đã được coi là một món đặc sản rất phổ biến ở Trung Quốc, đặc biệt là trong dịp Tết. Bất cứ gia đình người Hoa nào cũng sẽ chuẩn bị những chiếc bánh Tổ cho dịp lễ đón năm mới.
Tên bánh "Nian Gao" nhằm chỉ sự thịnh vượng, tiến bộ, luôn đi lên, trong đó "gao" là bánh, "nian" là chất kết dính, nghĩa là bánh nếp, bánh dính, mọi người dùng món bánh này với mong ước các thành viên trong gia đình lúc nào cũng sẽ luôn sát bên nhau, gắn bó với nhau bền vững.
Biểu tượng: Gia đình đoàn viên
Đây là món ăn đặc biệt vào ngày Tết của các gia đình tại khu vực miền Nam Trung Quốc. Đây món chè thường được ăn trong dịp Tết đầu năm do "bánh trôi" (tang yuan) đồng âm với từ "đoàn viên".
Bên cạnh đó, hình dạng tròn của những viên bánh gạo cũng tượng trưng cho sự trọn vẹn của một gia đình và là một lời chúc tốt đẹp rằng tất cả các thành viên có thể ở bên nhau trong năm mới.
Biểu tượng: Hạnh phúc viên mãn
Món tráng miệng ưa thích của người Trung Quốc là trái cây tươi và chắc chắn dịp Tết Nguyên đán cũng không thể thiếu những loại quả này. Trong dịp này, các loại trái cây như cam, quýt hay quả hồng hoặc quả quất là những thức quả thường trực trong mâm cỗ của người Trung.
Với hình dạng tròn, mọng nước, chúng mang lại cảm giác tràn đầy sức sống và hạnh phúc tràn đầy. Thêm vào đó, màu sắc tươi sáng như vàng, cam, đỏ vui tươi cũng được coi là một tia nắng trong những tháng mùa đông lạnh giá.
Nguồn: Reader's Digest
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất