25/01/2016 11:52 GMT+7 | Thế giới
Sáng 25/1, nhiệt độ ở miền Bắc vẫn rất thấp, trời rét buốt và dự báo đợt rét đậm, rét hại này sẽ kéo dài đến giữa tuần. Để chủ động đối phó với tình hình thời tiết khắc nghiệt này, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận đã gửi công điện đề nghị các Sở Giáo dục và Đào tạo, các trường học theo dõi chặt chẽ diễn biến của thời tiết để chủ động đối phó, trường hợp cần thiết có thể cho học sinh nghỉ học.
Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các đơn vị thuộc các tỉnh, thành phố khu vực Bắc Bộ, ven biển từ Quảng Ninh đến Cà Mau khẩn trương chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tổ chức bộ phận trực ban, huy động lực lượng, cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật sẵn sàng ứng phó với các tình huống do thời tiết rét đậm, rét hại, băng giá và mưa tuyết gây ra; liên hệ, phối hợp chặt chẽ với ban phòng chống lụt bão địa phương sẵn sàng phối hợp để ứng phó với các tình huống thời tiết bất thường.
Các đơn vị nêu trên cũng cần rà soát, kiểm tra cơ sở vật chất, trang thiết bị tại các trường học để có giải pháp phù hợp nhằm bảo vệ môi trường, cây xanh, khuôn viên trường học và đảm bảo sức khỏe cho giáo viên, học sinh, nhất là các trường mầm non, mẫu giáo khu vực miền núi, còn nhiều khó khăn.
Tuyết rơi ở nhiều tỉnh, thành miền Bắc. Ảnh: TTXVN
Hiện nay, nhiều Sở Giáo dục và Đào tạo đã gửi thông báo tới các trường học về quy định nghỉ học do thời tiết khắc nghiệt để đảm bảo sức khỏe cho học sinh. Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cũng đã có công văn gửi các đơn vị trực thuộc về việc các trường học chủ động cho học sinh mầm non, tiểu học nghỉ học nếu nhiệt độ từ 10 độ C trở xuống; học sinh trung học cơ sở nghỉ học khi nhiệt độ từ 7 độ C trở xuống. Phụ huynh căn cứ vào bản tin Dự báo Thời tiết của VTV1 vào khoảng 6h15’ sáng để cho con đi học hoặc nghỉ học.
Tuy nhiên, sáng nay, 25/1, nhiều phụ huynh và giáo viên tiểu học ở Hà Nội khá... "hoang mang" vì Bản tin thời tiết VTV1 báo nhiệt độ Hà Nội 11 độ C trong khi tin từ Trung tâm Khí tượng Thủy văn Trung ương thông báo nhiệt độ Hà Nội lúc 6 - 8h sáng là 7,7 độ C.
Hiệu trưởng Trường tiểu học Dịch Vọng B, quận Cầu Giấy Đỗ Thị Mai cho biết: Nhà trường liên tục liên lạc với phụ huynh qua sổ liên lạc điện tử và trong cuộc họp phụ huynh ngày 24/1 để phụ huynh nắm tình hình thời tiết, chủ động cho con em mình nghỉ tránh rét. Theo yêu cầu của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, trong trường hợp học sinh vẫn đến trường, nhà trường bố trí cho các cháu vào một phòng học để giữ ấm và quản lý cho đến khi phụ huynh đón về. Vì vậy, trong sáng 25/1, nhà trường đã bố trí giáo viên trực nhưng không có học sinh nào đến trường.
Trường tiểu học Xuân La (quận Tây Hồ) trong sáng 25/1 cũng vắng vẻ bởi học sinh được nghỉ học vì trời rét. Mặc dù học sinh được nghỉ học nhưng một số giáo viên vẫn được huy động đến trường để trực công tác chung của nhà trường.
Học sinh các trường trung học cơ sở vẫn phải đến lớp do nhiệt độ trên 7 độ C. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe cho học sinh, Trường Trung học cơ sở Lê Quý Đôn (quận Cầu Giấy) ngay trong sáng 25/1 đã nhắn tin đề nghị phụ huynh cho con mặc đủ ấm đến trường, không cần thực hiện mặc đúng đồng phục.
Các tỉnh, thành đang chịu ảnh hưởng của đợt rét kỷ lục: Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Hà tĩnh cũng đã chủ động cho học sinh mầm non, tiểu học nghỉ học khi nhiệt độ liên tục trong ngày dưới 10 độ C; học sinh trung học cơ sở nghỉ học khi nhiệt độ liên tục trong ngày dưới 7 độ C. Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thanh Hóa yêu cầu các đơn vị, trường học trên địa bàn chăm lo cho học sinh khi đi học phải ăn, mặc đủ ấm; đảm bảo an toàn giao thông, đề phòng các rủi ro xảy ra...
Theo quy định về kế hoạch thời gian năm học, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sẽ quyết định t hời gian nghỉ học và thời gian kéo dài năm học. Trong trường hợp đặc biệt như thời tiết quá khắc nghiệt, thiên tai, G iám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định c ho học sinh nghỉ học và bố trí học bù.
Việc học bù sẽ được tổ chức hợp lý để đảm bảo số tuần thực học đối với từng cấp học. Đối với cấp mầm non, có ít nhất 35 tuần thực học (học kỳ I có ít nhất 18 tuần, học kỳ II có ít nhất 17 tuần); đ ối với cấp tiểu học, có ít nhất 35 tuần thực học (học kỳ I có ít nhất 18 tuần, học kỳ II có ít nhất 17 tuần) .
Đối với cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông, có ít nhất 37 tuần thực học (học kỳ I có ít nhất 19 tuần, học kỳ II có ít nhất 18 tuần) . Đối với giáo dục thường xuyên có ít nhất 32 tuần thực học (mỗi học kỳ có ít nhất 16 tuần).
TTXVN
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất