25/01/2014 09:19 GMT+7 | Trong nước
(Thethaovanhoa.vn) - Đã 60 năm kể từ khi tàu ngầm hạt nhân đầu tiên trên thế giới được đưa vào hoạt động. USS Nautilus là thế hệ tàu ngầm đầu tiên hoạt động không cần tiếp nhiên liệu. Cuộc sống trên tàu cho đến nay vẫn là một ẩn số chưa từng được tiết lộ.
Jerry Armstrong, 23 tuổi là một trong những người điều khiển hoạt động sonar. Ông đã tình nguyện đến làm việc trong dự án tàu ngàm bí mật hoàn toàn mới. Vợ ông đã mang thai 4 tháng ở thời điểm đó và họ rất muốn có thêm một đứa trẻ nữa.
Armstrong lo ngại với thử thách làm việc trên tàu ngầm hạt nhân mới nhưng sau đó ông tin rằng mình sẽ được an toàn do các nhân viên dân sự khác cũng được điều đến tham gia dự án.
Armstrong không tiết lộ với bất cứ ai về quyết định của mình cho đến khi các nhân viên FBI đến đưa ra một loạt các cầu hỏi về cuộc sống của ông. Hoàn cảnh gia đình và lý lịch cá nhân đều được kiểm tra chặt chẽ. Một số người khác, những người tình nguyện tham gia chương trình đều bị từ chối. "Đa số những người khác đều bị loại do lịch sử gia đình không đáp ứng được yêu cầu của các nhà điều tra".
Tàu ngầm hạt nhân đầu tiên trên thế giới
Armstrong sau đó đã được gửi đến làm việc tại một nguyên mẫu lò phản ứng hạt nhân trong sa mạc ở Idaho. Ông và những người khác đã trải qua 9 tháng học tập về phản ứng phân hạch hạt nhân. Trước đó, những kiến thức về hạt nhân của Armstrong đều được giới hạn ở những quả bom nguyên tử thả xuống Nhật Bản.
Cuối cùng, tàu ngầm Nautilus đã sẵn sàng ra khơi vào ngày 21/1/1954. Con tàu được hạ thủy tại sông Thames ở Connecticut. Khoảng 20.000 người đã có mặt trong khu vực để theo dõi sự kiện trọng đại này. Phu nhân Tổng thống Eisenhower, Mamie Eisenhower mở một chai rượu sâm banh khi con tàu trượt xuông mặt nước.
Nhìn từ bên ngoài, Nautilus trông giống như mọi tàu ngầm khác trong Chiến tranh thế giới lần hai. Không gian bên trong tàu rộng rãi hơn do không phải chứa những thùng nhiên liệu diesel.
Trước đây, các tàu ngầm thường chỉ hoạt động tối đa 48 giờ đồng hồ sau đó phải nổi lên mặt nước để tiếp nhiên liệu, thay thế hệ thống pin hoặc lọc không khí nhưng tàu ngầm hạt nhân có thể hoạt động liên tục dưới biển trong vòng một năm nếu cần thiết. USS Nautilus là con tàu ngầm hạt nhân đầu tiên có thể đi tới bất cứ nơi nào trên thế giới mà không bị phát hiện.
"Đó là một lợi thế quân sự tuyệt vời mà nước Mỹ đã tạo nên sau Chiến tranh thế giới lần hai. Hệ thống tạo oxy, nước và lò phản ứng hạt nhân có thể duy trì hoạt động liên tục trong nhiều năm", nhà sử học quân sự Don Keith chia sẻ.
Những trải nghiệm khó có thể quên
Armstrong nhớ lại rằng cảm giác khác lạ khi làm việc trên tàu ngầm với hệ thống tự động lọc không khí. "Tôi không hề thích pho mát, nhưng sau một thời gian dài sống trong tàu ngầm Nautilus, tôi bắt đầu cảm thấy muốn ăn pho mát. Có lẽ không khí được lọc bên trong con tàu đã thay đổi quá trình trao đổi chất trong con người các thủy thủ".
Khi con tàu nổi lên và bắt đầu tiếp nhận lượng không khi trong lành trở lại vào Nautilus, nó khác lạ và ngọt ngào đến mức có thể làm cho các thủy thủ choáng váng.
Nautilus bắt đầu chính thức hoạt động trên biển vào năm 1955. USS Nautilus nhanh chóng phá vỡ mọi kỷ lục ở thời điểm đó. Con tàu có thể lặn sâu hơn, đi xa hơn và nhanh hơn bất kỳ tàu ngầm nào trước đây. Tàu có thể lặn sâu tới hơn 200 mét.
"Mỗi khi lặn sâu trong đại dương thân tàu có cảm giác như bị nén lại còn các cánh cửa tủ thì bỗng nhiên bật mở".
Các thủy thủ làm việc trên tàu đều phải kết hợp nhiều công việc khác nhau. Có người có thể vừa đảm nhận nhiệm vụ lái tàu vừa là đầu bếp. Mọi người trên tàu sống gần gũi với nhau như anh em.
Bởi vì tàu ngầm có thể hoạt động dưới mặt nước lâu hơn bao giờ hết, các thủy thủ đều phải cùng nhìn về một mục tiêu chung. "Hải quân Mỹ đã gửi các nhà tâm lý học đến tàu Nautilus do lo ngại những tác động đến tính cách, sức khỏe, tâm lý của các thủy thủ có thể tạo nên những hệ quả tiêu cục do cuộc sống lâu ngày trong một không gian chật hẹp.
Các nhà tâm lý không tìm thấy bất kỳ điều gì bất thương nhưng một số thủy thủ nói rằng họ đột nhiên nói sai ngữ pháp hay có cảm giác như mình bị điên.
Năm 1958, tàu Nautilus tiến hành thí nghiệm táo bạo nhất ở thời điểm đó, trở thành tàu ngầm đầu tiên tiếp cận khu vực Bắc Cực. Điều này đã gửi một tín hiệu quan trọng đối với Liên Xô rằng Hoa Kỳ đã có thể tiếp cận những địa điểm gần Liên Xô mà không bị phát hiện. Cùng năm đó, Liên Xô dã đưa tàu ngầm hạt nhân đầu tiên vào hoạt động.
Một thời gian sau đó, Jerry Armstrong trở về nhà và ông đã có đứa con thứ hai cùng người vợ. Ông nói rằng mình không thể có những trải nghiệm đặc biệt như vậy trên tàu Nautilus nếu như không có sự thấu hiệu và chia sẻ của vợ mình. Armstrong đã duy trì mối quan hệ hôn nhân cho đến nay đã hơn 60 năm.
"Khi con tàu lần đầu tiên hạ thủy vào năm 1954, đã có những người nói rằng Nautilus sẽ nổ tung như một quả bom. May mắn rằng thử nghiệm đã thành công tốt đẹp và chúng tôi đều bình an vô sự" - Armstrong chia sẻ.
Đôi nét về tàu ngầm hạt nhân đầu tiên - USS Nautilus: - Có thể đạt vận tốc tối đa 46 km/giờ - Lặn sâu tối đa lên đến gần 250 mét - Có thể tự lọc không khí mà không cần phải nổi lên mặt nước - Lò phản ứng hạt nhân sử dụng uranium - Có thể hoạt động tối đa trong vòng 33 năm |
Đăng Nguyễn
Theo BBC
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất