(TT&VH) - Lâu nay một bộ phận giới khoa học vẫn tin rằng có sự sống nằm trên vệ tinh Europa của sao Mộc. Người ta đã tính đến việc gửi tàu thăm dò tới Europa và khoan qua lớp vỏ băng tuyết dày nhiều km để tìm dấu vết sự sống. Nhưng một nhà nghiên cứu đã cho rằng nếu sự sống hiện diện trên Europa, người ta có thể tìm thấy nó ngay trên bề mặt vệ tinh này.
Dấu hiệu của sự sống ngoài hành tinh
Europa là vệ tinh thứ sáu, tính theo quỹ đạo từ trong ra ngoài, của sao Mộc, được Galileo Galilei và Simon Marius phát hiện năm 1610. Europa có đường kính 3.100 km, nhỏ hơn Mặt Trăng (vệ tinh của Trái đất chúng ta) một chút. Cấu tạo của Europa chủ yếu là đá silicate và có thể có lõi bằng sắt. Bề mặt trẻ và rất mịn của Europa khiến các nhà khoa học tin rằng bên dưới lớp băng đá ở ngoài cùng là một lớp nước dày.
Mô hình thám hiểm tìm kiếm sự sống trên Europa bằng rô-bốt
Do bất cứ nơi nào có nước trên Trái đất, sự sống đều có khả năng xuất hiện và sinh sôi nên trong nhiều năm, giới khoa học gia đã đồn rằng Europa có thể tồn tại sự sống ngoài hành tinh. Những nghiên cứu gần đây cho thấy biển của Europa chứa đầy khí oxy, có thể hỗ trợ sự sống của hàng triệu tấn sinh vật thủy sinh như những loài vẫn tồn tại trên Trái đất. Bên cạnh đó, nhiệt năng sản sinh ra do ma sát giữa các lớp vật chất của Europa dưới tác động của sao Mộc, đủ để giữ cho đại dương này luôn đủ ấm và giúp duy trì sự sống.
Để xem liệu có loài sinh vật nào tồn tại và phát triển trên Europa, các nhà khoa học đã đề xuất sứ mạng đào xuyên qua lớp vỏ của vệ tinh này, thông qua những phương pháp như dùng nhiệt làm nóng chảy băng đá, sử dụng mũi khoan để phá đá và điều khiển rôbốt thám hiểm đại dương nằm sâu phía dưới.
“Trong một viễn cảnh như vậy, trước tiên người ta phải phóng một thiết bị quan sát Europa trong vòng 18 năm tới. Từ 10 - 20 năm tiếp theo, người ta sẽ đáp một tàu thăm dò xuống đó để xem bề mặt vệ tinh này ra sao. Và rồi có thể là một thế hệ tiếp theo, chúng ta sẽ tìm ra cách khoan xuyên qua bề mặt của Europa để tìm hiểu những gì ở dưới” - Richard Greenberg, nhà khoa học thuộc Phòng nghiên cứu Mặt trăng và Hành tinh thuộc Đại học Arizona nói.
Tháo mặt nạ bí ẩn của Europa
Gần đây ông đã viết một cuốn sách mang tên Unmasking Europa (tạm dịch Tháo mặt nạ Europa), trong đó đề cập tới cách thức nhân loại có thể sử dụng để tìm kiếm sự sống trên vệ tinh của sao Mộc. Theo Greenberg, nếu sự sống ngoài hành tinh có tồn tại trên Europa, thay vì phải triển khai các tàu đổ bộ và rô-bốt thám hiểm lòng biển của vệ tinh này, người ta có thể đi tìm hóa thạch trên bề mặt đã đóng băng cứng nơi đây. “Một thiết bị thăm dò được gửi tới đây rất có thể sẽ tìm ra sự sống ngoài hành tinh, trong thời đại của chúng ta” - Greenberg nói. Europa, với kích thước gần bằng Mặt trăng của Trái đất, được bao bọc trong một đại dương khổng lồ với độ sâu lên tới 160 km. Đại dương này lại nằm dưới một lớp vỏ băng với độ dày chưa được xác định, dù một số người ước tính nó phải lên tới vài km.
Các nhà khoa học lâu nay vẫn đặt một hướng giả thuyết rằng bất kỳ sự sống nào hình thành từ Europa sẽ từng bước một tìm cách nổi lên trên bề mặt băng đá của vệ tinh này. Tuy nhiên Greenberg cho rằng cấu tạo đặc biệt của Europa khiến cho việc này thực tế đang diễn ra mạnh và nếu có sự sống tồn tại ở đây, nó chắc chắn đã nổi lên trên bề mặt.
Việc bề mặt Europa hiếm khi xuất hiện các miệng hố thiên thạch cho thấy lớp vỏ băng ở đây có tuổi đời chưa quá 50 triệu năm. Ngoài ra điều này có nghĩa lớp vỏ đã trải qua một quá trình xáo trộn hoàn toàn trong khoảng thời gian trên. Thủ phạm gây ra hiện tượng đặc biệt này là lực hấp dẫn cực mạnh từ sao Mộc. Sức hút lớn dẫn tới việc hình thành các sóng thủy triều với lực mạnh hơn 1.000 lần so với những gì Mặt trăng tác động lên Trái đất, thường xuyên xô dịch, làm nóng Europa và liên tục xáo trộn lớp vỏ của nó. Những tầng băng ấm ở phía dưới liên tục được xô đẩy và trồi lên qua những kẻ nứt của tầng băng ngoài cùng lạnh hơn, giống như nham thạch nóng chảy từ lớp phía dưới vỏ Trái đất phun ra từ các miệng núi lửa, dẫn tới việc hình thành các dải băng đá kéo dài với chiều cao lên tới 100m, bao phủ một nửa bề mặt Europa. Trong khi đó, lớp vỏ băng đá bề mặt cũng tan ra ở phần dưới ấm hơn và vỡ ra, tạo điều kiện cho băng ấm hơn chui lên trên. Tiến trình này đã khiến cho nước trong lòng đại dương của Europa liên tục được đẩy lên trên bề mặt trước khi tan chảy trở lại.
Theo Greenberg, hoạt động này chắc chắn sẽ khiến các sinh vật sống trong lòng đại dương của Europa bị đẩy lên bề mặt. “Nếu có những cơ thể sống trong đại dương của Europa, chúng ta có thể tưởng tượng rằng trên bề mặt của nó sẽ đầy những mẫu đóng băng đông cứng của các sinh vật đó” - Greenberg nói - “Người ta đã nói về đủ loại hoạt động khoan xuống bề mặt băng đá của Europa để nghiên cứu biển bên dưới. Nhưng chúng ta hoàn toàn có thể “nhảy cóc” qua giai đoạn này và nghiên cứu đại dương ngay từ trên bề mặt”.
Greenberg cho rằng một trong những địa điểm tốt nhất để tìm bất kỳ hóa thạch ngoài hành tinh nào trên Europa là tại các dải băng đá mới hình thành. Tuy nhiên một số nhà phân tích khác nghi ngờ hướng tiếp cận này. Chuyên gia Brad Dalton của NASA cho rằng nếu bất kỳ vi bào nào lên được tới lớp vỏ của Europa, bức xạ cực mạnh từ sao Mộc sẽ khiến các protein của nó bị vỡ, và sinh vật đó sẽ bị chết. Theo Dalton, người ta có thể sử dụng vệ tinh bay vòng quanh Europa và tìm kiếm sự sống bằng cách phát hiện các dấu hiệu hồng ngoại nằm dưới lớp vỏ băng giá của nó. Sau khi xác định được “điểm nóng” sự sống, người ta có thể đáp một thiết bị đổ bộ và tiến hành những phân tích cụ thể hơn, ví dụ như việc đun chảy băng để tìm dấu vết sinh học.
Và những người như Greenberg luôn tin vào “khả năng người ta có thể tìm thấy dấu vết của sự sống” trên Europa, nếu thực sự có những sinh vật tồn tại ở đây. “Quan điểm của tôi là tại sao phải chờ đợi để tìm kiếm sự sống trên Europa, với điểm xuất phát bắt đầu từ nơi khó khăn nhất” - Greenberg tuyên bố - “Tại sao chúng ta không thử tìm kiếm may mắn từ những điểm dễ dàng nhất”.
Xem VTV5 VTV6 trực tiếp bóng đá hôm nay ngày 8/11/2024. Thethaovanhoa.vn cập nhật link trực tiếp các trận bán kết Futsal Việt Nam, Bundesliga, Ligue 1 và La Liga.
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 8/11, rạng sáng 9/11 - Thethaovanhoa.vn cập nhật nhanh và chính xác nhất lịch thi đấu và trực tiếp bóng đá: Futsal Đông Nam Á, La Liga, Serie A, Bundesliga, Ligue 1, hạng nhất Anh.
Mike Tyson, 58 tuổi, tiết lộ anh đã nôn ra máu trước khi ngất đi trong tình trạng nguy kịch khiến ngày diễn ra trận đấu đầu tiên của với Jake Paul, 27 tuổi, bị hoãn lại.
Cuộc đua ở cả nửa trên và nửa dưới bảng xếp hạng (BXH) dự báo rất khó lường, khi các đội đều sẽ tìm mọi cách tăng tốc, đào thoát ở 3 vòng tới, trước khi V-League tạm nghỉ đến 2 tháng để đội tuyển Việt Nam tập trung và tham dự ASEAN Cup 2024.
Liveshow "My Soul 1981" mùa thứ 5 của Mỹ Tâm, diễn ra vào lúc 18h ngày 22/12 tại Mỹ, đã thiết lập kỷ lục mới khi toàn bộ vé "sold out" chỉ trong vòng 1 giờ mở bán.
Bà Madeleine Riffaud - nhà thơ, nhà báo, nhà chiến sĩ cách mạng Pháp, người bạn thân thiết và thủy chung của nhân dân Việt Nam đã qua đời ngày 6/11/2024 tại Pháp, thọ 100 tuổi.
Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ, ngày 7/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã bổ nhiệm bà Susie Wiles làm Chánh Văn phòng Nhà Trắng cho nhiệm kỳ thứ 2 bắt đầu từ ngày 20/1/2025.
Ngày 7/11, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã quyết định tiếp tục giảm lãi suất 0,25 điểm phần trăm, sau khi các nhà hoạch định chính sách đánh giá thị trường lao động nhìn chung đã nới lỏng và lạm phát tiếp tục tiến tới mức mục tiêu 2%.
Tối 7/11, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Lễ Công bố và trao tặng Giải thưởng Văn học nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh 5 năm – lần thứ 3.
Theo Variety, Warner Bros. đã chiến thắng cuộc đấu giá để giành quyền sản xuất phiên bản chuyển thể mới của "Đồi gió hú" (Wuthering Heights). Với đề nghị 80 triệu USD, hãng phim này đã vượt qua Netflix - đề xuất 150 triệu USD.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, bão YINXING tiếp tục di chuyển theo hướng vào Biển Đông. Ngày 8/11 Bắc Biển Đông có mưa bão, biển động dữ dội.
Trận chung kết cuộc thi "Sinh viên thế hệ mới 2024" sẽ lên sóng trực tiếp lúc 14h ngày thứ Bảy (9/11) trên kênh VTV3 với sự tham gia của ba đội thi: ĐH Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia HN; ĐH Y Hà Nội và ĐH Bách Khoa TP.HCM.
Trong thế kỷ mới này, việc đầu tư cho nhạc kịch được cân nhắc kỹ lưỡng hơn nhiều. Có sự hồi sinh những tác phẩm quen thuộc, có xu hướng quay lại với hình thức trình diễn xa hoa…
Màn trình diễn chói sáng của Văn Vĩ giúp Thép Xanh Nam Định có hai chiến thắng liên tiếp trong vòng chưa đầy 1 tuần lễ. "Cơn lốc đường biên" là biệt danh mới CĐV Nam Định đặt cho Văn Vĩ và hậu vệ này xứng đáng có suất lên đội tuyển Việt Nam trong thời gian tới.